Home » Chia sẻ, Cuộc sống số » Giấc mơ của người cha mù

Cuộc sống khắc nghiệt, khi chưa đầy 20 tuổi, bố mẹ Quý lần lượt qua đời. Anh phải sống nay nhà anh lớn, mai nhà em bé cho qua ngày. “Lúc bố mẹ mất, tôi không biết phải tiếp tục cuộc sống như thế nào. Đôi lúc tự trách mình vô dụng, không giúp được gì mà luôn là gánh nặng…

Xót lòng cha mù lê từng bước chân bán chong chóng nuôi con ăn học

Hàng ngày anh vẫn phải lê từng bước chân bán từng chiếc chong chóng, rổ rá, nải chuối…để lấy tiền lo cho gia đình mình có cái ăn, cái mặc và chi phí cho hai cậu con trai được đến giảng đường đại học.

Bị mù hai mắt bẩm sinh, cả đời sống trong bóng tối, người đàn ông ngoài 50 tuổi này luôn bị nghèo đói và bất hạnh đeo bám. Hàng ngày anh vẫn phải lê từng bước chân bán từng chiếc chong chóng, rổ rá, nải chuối…để lấy tiền lo cho gia đình mình có cái ăn, cái mặc và chi phí cho hai cậu con trai được đến giảng đường đại học.

Hiện tại, dù phải đối mặt với nhiều gian truân vất vả nhưng gia đình anh Quý luôn là tấm gương sáng về nghị lực sống cho mọi người noi theo. Anh là Lê Văn Quý (SN 1964) ở thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Xót lòng cha mù lê từng bước chân bán chong chóng nuôi con ăn học - Ảnh 1
 
Xót lòng cha mù lê từng bước chân bán chong chóng nuôi con ăn học - Ảnh 2

Căn nhà cấp bốn hiện tại của anh Quý là do ông bà để lại bao năm tháng vẫn chưa có tiền xây lại, sửa chữa.

“Các con là đôi mắt của tôi”

Nằm trong con ngõ nhỏ sâu hun hút ở thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, căn nhà cấp bốn hiện tại của anh Quý là do ông bà để lại bao năm tháng vẫn chưa có tiền xây lại, sửa chữa. Ngôi nhà 2 gian được xây bằng đá vôi xuất hiện những vết nứt nẻ. Trong căn nhà không có vật dụng đồ đạc cũng chẳng có thứ gì giá trị ngoài chiếc xe đạp đã cũ rích hoen gỉ, những tấm bằng khen của các con treo trên bức tường cũ kỹ.

Bị mù lòa bẩm sinh, nhưng cuộc sống đơn sơ của vợ chồng anh luôn đầm ấm, hạnh phúc. Càng hạnh phúc hơn khi năm 1993, đứa con trai đầu đầu lòng là Lê Văn Quân chào đời:“Bế con trên tay, sờ vào khuôn mặt nhỏ bé ấy, tôi thấy lòng mình như thắt lại. Ước gì tôi có thể một lần nhìn thấy mặt con mình” – giọng người cha mù như nghẹn lại.

Không lâu sau đó cậu con trai út là Lê Ngọc Hiếu chào đời năm 2003. Anh Quý tâm sự: “Cả đời tôi đã sống trong bóng tối, giờ thấy các con có đôi mắt lành lặn có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh là tôi thấy mãn nguyện rồi. Các con chính là đôi mắt của tôi, giúp tôi cảm nhận cuộc sống này ”.

Nhưng năm 2010, vợ anh lên cơn đau nặng vì bệnh xơ vữa động mạch vành. Không lâu sau đó vợ anh vĩnh viễn ra đi để lại bao niềm tiếc thương, nuối tiếc và hụt hẫng cho chồng con. Vậy là người đàn ông tật nguyền ấy lại phải nén nỗi đau gồng mình vì đàn con thơ dại.

“Sau cái chết của vợ, sợ các con buồn ảnh hưởng đến việc học hành nên tôi phải thường xuyên trò chuyện tâm sự để chúng quên đi nỗi đau mất mát. Không chỉ làm thay vai trò người mẹ mà tôi còn như một người bạn thân, vì thế chuyện có gì chúng cũng tâm sự với bố” – anh Quý kể.

Xót lòng cha mù lê từng bước chân bán chong chóng nuôi con ăn học - Ảnh 3
 
Xót lòng cha mù lê từng bước chân bán chong chóng nuôi con ăn học - Ảnh 4

Vợ mất sớm, cuộc sống anh Quý vốn đã khó khăn nay lại càng thêm túng. Một mình người cha mù phải gánh trên vai cả gia đình.

Chật vật vun đắp tương lai cho con

Vợ mất sớm, cuộc sống anh Quý vốn đã khó khăn nay lại càng thêm túng. Một mình người cha mù phải gánh trên vai cả gia đình. Ba miệng ăn của gia đình anh Quý chỉ trông chờ vào bốn sào ruộng khoán “mùa được mùa mất”.

Để có miếng cơm manh áo và tiền trang trải chi phí học hành cho các con, anh Quý đã làm lụng vất vả thêm với đủ thứ nghề. Hàng ngày anh đan rổ rá, trang trí từng chiếc chong chóng.

“Hàng ngày tuy mù lòa cả 2 mắt nhưng tôi cố lo việc nhà. Khổ tận cùng nhưng mà hết sức vui vì các con luôn ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi. Con trai lớn đang học trong trường đại học Y Hà Nội còn con trai út đang học cấp II luôn đạt học sinh khá, giỏi. Tôi tự nhủ thầm dù vất vả, cực khổ đến mấy cũng không than vãn với các con, phải tạo mọi điều kiện cho các con học đến nơi đến chốn” – anh Quý chia sẻ.

Hàng ngày, từ 4 giờ sáng, anh dậy sớm lo cắt dán, trang trí từng chiếc chong chóng, rổ rá. Đến 8 giờ sáng thì anh Quý bắt đầu mò mẫm chống gậy lầm lũi trong bóng tối đi khắp các chợ, làng trên xóm dưới bán hàng cho bà con đến tận 8 giờ tối mới về đến nhà.

Thương người cha mù lòa, ngoài giờ học các con anh Quý luôn quán xuyến phụ giúp chu đáo việc nhà, giúp cha cắt dán chong chóng, trang trí từng chiếc rổ rá. Suốt từ cấp tiểu học cho đến đại học, năm nào các em cũng nhận được nhiều bằng khen của nhà trường và của các cấp chính quyền luôn được thầy cô và bạn bè yêu quý và khen ngợi.

Xót lòng cha mù lê từng bước chân bán chong chóng nuôi con ăn học - Ảnh 5

“Họ tuy nghèo tiền bạc nhưng lại giàu tri thức, tôi tin rằng khi bọn trẻ học đại học ra trường, anh Quý sẽ có một cuộc sống sung túc hơn”.

Bà Lê Thị Hồng ( 56 tuổi ) – hàng xóm với nhà anh Quý chia sẻ: “Nhà anh Quý nghèo khó nhất nhì trong thôn, vợ mất sớm, bản thân lại tật nguyền cả hai mắt, mắc bệnh thận mà con cái anh ấy đứa nào cũng học giỏi. Họ tuy nghèo tiền bạc nhưng lại giàu tri thức, tôi tin rằng khi bọn trẻ học đại học ra trường, anh Quý sẽ có một cuộc sống sung túc hơn”.

Chia sẻ về tấm gương nghị lực vượt khó của gia đình anh Lê Văn Quý, ông Nguyễn Công Nam, Trưởng thôn Lai Tảo cho biết: “Ông Lê Văn Quý là tấm gương điển hình vè việc nuôi con học tập. Điều đáng nói anh Quý bị khiếm khính mù cả hai mắt, mắc bệnh thận đã lâu, gia cảnh luôn thiếu trước hụt sau nhưng tảo tần làm đủ thứ việc quyết tâm nuôi con ăn học bằng mọi giá. Tấm gương tận tụy nuôi con học hành của anh Quý là tấm gương cho các gia đình khác trong thôn noi theo học tập”.

Trần Toản – Theo Vnexpress

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc