Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Trung Quốc: Câu đối tết cũng phải theo đường lối chính trị của Đảng
Sau khi phá hủy văn hóa cổ truyền, cắt đứt với truyền thống dân tộc, ĐCS Trung Quốc lại bẻ cong ý nghĩa văn hóa truyền thống dân tộc để phục vụ cho mục đích của Đảng.

>> Vì sao đạo đức người Trung Quốc đã trở nên biến dị

>> Sự tột cùng của tội ác

Câu đối Tết ở Trung Quốc cũng phải theo đúng đường hướng chính trị

Tóm tắt bài viết

  • ĐCS Trung Quốc ra chỉ đạo rằng các câu đối Tết phải “tuyên truyền những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội”
  • Sau khi phá hoại văn hóa truyền thống, ĐCS Trung Quốc bẻ cong văn hóa truyền thống để tuyên truyền các thông điệp của Đảng
  • Người dân treo câu đối Tết mà không phù hợp với đường lối của Đảng thì bị trừng trị thẳng tay

Tết nguyên đán đang đến gần, người dân Trung Quốc đang chuẩn bị các món đồ trang trí như đèn lồng và câu đối đỏ để chào đón năm mới. Tuy vậy, những gì viết trên câu đối phải tuân theo sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSTQ đã chỉ đạo các Đảng viên nhận thức rằng các câu đối Tết phải “tuyên truyền những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội”. Các quan chức địa phương được lệnh phải tổ chức các hội thơ và câu đối nhằm “truyền cảm hứng cho người dân” khi sáng tác câu đối, với mục tiêu là tạo “năng lượng tích cực tới từng góc phố”.

Chỉ đạo trên được ban hành tới các cơ quan chức năng cấp tỉnh và huyện tại Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm 2015 theo một văn bản được đăng trên các website và các tài khoản mạng xã hội của hai chính quyền cấp thị tại tỉnh Hà Nam thuộc miền trung Trung Quốc.

Việc ban hành chỉ đạo này cho thấy đây là một công cụ cưỡng chế kiểm soát tư tưởng và văn hóa đối với lĩnh vực đời sống văn hóa mà từ lâu ĐCSTQ không còn kiểm soát công khai. Dù vậy, trong nhiều năm qua, các công dân Trung Quốc đều có kết cục tồi tệ, thậm chí là bi thảm nếu dám dùng câu đối mà Đảng coi là không phù hợp với đường lối của Đảng.

Câu đối Tết – truyền thống cổ xưa

Câu đối xuân là một dạng biến thể của câu đối truyền thống được dùng trong dịp lễ Tết, gồm hai vế câu có vần điệu. Mỗi vế có cùng số lượng ký tự chữ Hán, thường mang những thông điệp như phát tài, thịnh vượng, hoặc chúc sức khỏe. Trong hàng nghìn năm lịch sử, người dân tin rằng câu đối xuân giúp đuổi tà ma và mang lại hi vọng cho năm mới.

Khi được treo trước cửa nhà, câu đối trở thành vật trang trí rất đẹp mắt.

Người Trung Quốc xưa kia thường thuê các nhà nho, đặc biệt là những nhà thư pháp có đức hạnh cao để viết những câu đối xuân trên nền giấy đỏ với bút lông và mực tàu. Ngày nay, các câu đối xuân với các nét chữ thiếp vàng trên nền giấy đỏ được sản xuất hàng loạt từ các công xưởng.

cau-doi-tet
(Ảnh: China Photos/Getty Image)

Đường hướng chính trị

Cái thời mà ĐCSTQ ra sức phá bỏ văn hóa truyền thống đã qua từ lâu, giờ đây các cơ quan tuyên truyền lại sử dụng chính văn hóa truyền thống để tuyên truyền các thông điệp của Đảng.

Chẳng hạn, trong số các câu đối có in hình ông Mao Trạch Đông được bán trên trang thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc, có câu rằng “Hồng Nhật tối Hồng, Thanh Thiên Thiên Tử” (Tạm dịch: Vào Thời đại Đỏ đỏ nhất, Người là Thiên Tử). Câu đối này được in bên cạnh hình ông Mao mặc áo bộ đội màu xanh đang đọc báo cáo.

Tuy vậy, người Trung Quốc mà muốn sáng tạo với các câu đối thì sẽ gặp rắc rối lớn.

Ông Vương, chủ khách sạn ở thành phố Nam Kinh, đã bị gỡ mất câu đối xuân ở cửa khách sạn do ông đã treo ở đó quá lâu, theo các báo cáo chính thức năm 2014 cho hay.

Những ai treo câu đối xuân có nội dung nhạy cảm còn bị trừng trị mạnh tay hơn.

Bà Hoàng Ngọc Hoa, một cư dân sống tại thôn Trường Giang, Quảng Đông, đã treo một đôi câu đối viết “Pháp Luân Công và Chân Thiện Nhẫn là tốt, Thế giới biết Pháp Luân Đại Pháp là tốt” trên cửa nhà bà vào ngày 27/1/2007, theo trang Minh Huệ (Minghui.org), trang web chuyên đưa tin về Pháp Luân Công. Sau đó, công an Trung Quốc đã bắt bà Huang vào một trại giam.

Các học viên Pháp Luân Công, một muôn khí công thiền định cổ xưa của Trung Quốc, đã bị ĐCSTQ đàn áp tàn bạo từ ngày 20/7/1999, chỉ vì họ luyện tập ở công viên và hành xử theo các nguyên tắc Chân, Thiện, Nhẫn. Theo thông tin chưa đầy đủ trên trang Minh Huệ, hơn 3.900 học viên đã bị giết và hàng trăm nghìn học viên khác bị suy kiệt tại các trại lao động cưỡng bức.

Bi kịch xảy đến với anh Thôi Thụ Dũng, một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Nam thuộc miền trung Trung Quốc, sau khi anh treo câu đối xuân trước cổng nhà anh vào năm 2005. Ba cảnh sát đã đánh anh Dũng một cách tàn nhẫn vì trong câu đối có ghi chữ Thiện, một trong ba nguyên lý Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công, theo tin từ trang Minh Huệ.

Khi cánh sát lôi anh Dũng đi, anh quay lại nói với vợ rằng: “Lần này chắc anh không trở về”. Trước đó, anh Dũng đã bị giam giữ bốn năm trong trại lao động cưỡng bức vì đến thỉnh nguyện với chính quyền tại Bắc Kinh.

Chỉ vì câu đối xuân mà anh Dũng đã bị cưỡng bức lao động 2 năm. Những năm tiếp đó, anh liên tục bị bắt giam vì niềm tin của mình, sau đó anh đã bị tra tấn dã man tại trại giam thành phố Hạc Bích và qua đời vào ngày 20/11/2013.

Frank Fang và Larry Ong (Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Quang Huy biên dịch

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc