Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Truyền thông Trung Quốc: “ĐCS Trung Quốc không đồng nghĩa với Trung Quốc”
ĐCS Trung Quốc từ trước đến nay luôn tìm cách gắn chặt vận mệnh của nó với vận mệnh của dân tộc, tuyên truyền rằng không đó ĐCS thì không có dân tộc Trung Quốc. 
Những chia sẻ trên mạng có liên quan tới quan điểm “Đảng Cộng sản Trung Quốc không đồng nghĩa với Trung Quốc” được hưởng ứng mạnh mẽ. (Bắc Kinh - Nguồn: internet)

Những chia sẻ trên mạng có liên quan tới quan điểm “Đảng Cộng sản Trung Quốc không đồng nghĩa với Trung Quốc” được hưởng ứng mạnh mẽ. (Bắc Kinh – Nguồn: internet)

Truyền thông chính thống Trung Quốc công khai thừa nhận “ĐCS Trung Quốc không đồng nghĩa với Trung Quốc”

Cùng sự dũng cảm lên tiếng của rất nhiều nhân sĩ trí thức ở Trung Quốc đại lục, những chia sẻ trên mạng có liên quan tới quan điểm“ĐCS Trung Quốc không đồng nghĩa với Trung Quốc”được hưởng ứng mạnh mẽ.

Sau những nhân sĩ trí thức như Nhậm Chí Cường, Hạ Vệ Phương và Bào Đồng, báo chí chính thống còn mượn chủ đề nóng gần đây là sự kiện bà Tu You You đoạt giải Nobel Y học để bày tỏ công khai: ĐCS Trung Quốc chỉ là một chính quyền mới được thành lập từ năm 1949.

Gần đây sự kiện Tu You You giành giải Nobel Y học trở thành đề tài nóng. Ngày 10/7 vừa qua, trang thông tin The Paper ở đại lục đăng bài về bệnh ký sinh trùng ở Trung Quốc và phỏng vấn Giáo sư Lý Ngọc Thượng thuộc khoa Lịch sử Đại học Giao thông Thượng Hải. Bài viết có tiêu đề khá lạ: “Chính quyền mới sau năm 1949 đối phó với bệnh ký sinh trùng như thế nào?”

Thông tin lạ lẫm từ truyền thông chính thống ở Đại lục thừa nhận: ĐCSTQ chỉ là tổ chức đã dựng nên một chính quyền mới.
Thông tin lạ lẫm từ truyền thông chính thống ở đại lục thừa nhận: ĐCS Trung Quốc chỉ là tổ chức đã dựng nên một chính quyền mới.

Khi nhà báo nhắc đến lịch sử bệnh ký sinh trùng, Giáo sư Lý Ngọc Thượng nói: “Sau năm 1949, bệnh ký sinh trùng, gồm cả bệnh trùng hút máu, phát triển đến cao trào trong lịch sử hình thành 100 năm, trở thành vấn đề vệ sinh quan trọng nhất với chính quyền mới.”

The Paper lại hỏi: “Sau năm 1949, chính quyền mới đã có những hành động thế nào đối phó với bệnh ký sinh trùng? Y học Trung Quốc có tác dụng gì không?”

Giáo sư Lý Ngọc Thượng trả lời: “Vấn đề đầu tiên mà chính quyền mới phải đối diện là làm sao trị liệu cho số người mắc bệnh khổng lồ như thế.”

Phần hỏi đáp này nhìn bề ngoài chỉ là bài phỏng vấn bình thường, nhưng vì gặp ngay thời điểm gần đây có phong trào thảo luận “Chủ nghĩa Cộng sản”“Đảng Cộng sản Trung Quốc không đồng nghĩa với Trung Quốc”, vì thế câu chữ “chính quyền mới” trong bài trở thành vấn đề nhạy cảm.

Có người truy hỏi: “Tại sao gọi chính quyền mới? Không nên gọi là Trung Quốc mới à? The Paper có thể lý giải sự khác biệt này không?”Một bạn khác trả lời lại: “Điều này bạn không hiểu à? Trung Quốc là vĩnh hằng, còn chính quyền luôn thay đổi, vì thế nói ‘chính quyền mới’ có gì không đúng?”

ĐCS Trung Quốc thường tuyên truyền trong dân chúng đánh đồng chính quyền ĐCS Trung Quốc đồng nghĩa với “tổ quốc”, tuyên truyền ĐCS Trung Quốc xây dựng “Trung Quốc mới”. Vì thế, sự việc này không khác gì thổi lửa vào gáy ĐCS Trung Quốc. Từ ngày 1/10 kỷ niệm 66 năm ĐCS Trung Quốc xây dựng chính quyền vừa qua, các nhân sĩ nổi tiếng lại sôi nổi bàn luận về chủ đề “ĐCS Trung Quốc không đồng nghĩa với Trung Quốc” cùng vấn đề định nghĩa về “tổ quốc”.

Có nhân sĩ cho rằng, bài báo của báo The Paper lần này đúng là cử chỉ “tiếp thêm sức mạnh”.

Ngày 1/10 vừa qua, học giả về luật nổi tiếng ở đại lục, Giáo sư Luật học Đại học Bắc Kinh là ông Hạ Vệ Phương đã đăng lên mạng Weibo: “Tổ quốc của tôi có thể là nước Tề, cũng có thể tổ tiên của tôi đến từ một nơi xa xôi nào khác. Bất kể thế nào, đã cho rằng lịch sử tổ quốc có từ lâu đời, văn minh sáng lạn, đó tuyệt đối không phải là đất nước vừa hơn 60 năm. Rõ ràng không đúng sự thực và logic…”.

Cùng ngày, nhà văn Bắc Thôn cũng chia sẻ trên mạng Weibo: “Tuyên bố sinh nhật tổ quốc 66 năm, vậy thì trước đó chúng ta toàn là người nguyên thủy à?”

Sáng ngày 2/10, ông trùm bất động sản Nhậm Chí Cường chia sẻ trên Weibo cho rằng:

“Ngày 1/10 của 66 năm trước, chính quyền ĐCS Trung Quốc đã kiểm soát đại lục và tuyên bố cho thế giới sẽ thay thế chính phủ Trung Hoa Dân quốc quản lý Trung Quốc. Đó chỉ là một chính quyền mới thành lập, không phải sự ra đời một quốc gia mới.”
Ý kiến của ông Nhậm Chí Cường chỉ trong một tiếng đã có hơn 10 ngàn lượt xem. Nhiều người bình luận, ông Nhậm Chí Cường đã khẳng định quan điểm “ĐCS Trung Quốc không đồng nghĩa với Trung Quốc”.

Sau đó, ngày 6/10, Thư ký Bào Đồng dưới thời cựu Tổng Bí thư Triệu Tử Dương đã chia sẻ trên Đài Á châu Tự do: “Tôi còn lớn hơn nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chục tuổi. Đánh đồng hai khái niệm này với nhau thì tôi không còn biết nói gì nữa.”

Ông Bào Đồng nói:

“Với tôi, tổ quốc đồng nghĩa với quê cha đất tổ, đó phải xuất phát từ tình cảm của tôi, không đồng nghĩa với chính quyền, là thứ luôn thay đổi theo thời gian. Tôi yêu tổ quốc của tôi, không chấp nhận bất cứ ai chà đạp, làm vấy bẩn và hủy hoại nó.”

Tinh Vệ dịch từ secretchina

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: ,

01 ý kiến dành cho “Truyền thông Trung Quốc: “ĐCS Trung Quốc không đồng nghĩa với Trung Quốc””

  1. ahaibiengioi 10/11/2015

    một đảng nào đó thì cũng chỉ là một nhóm người cầm đầu một băng đảng nào đó mà thôi . chứ không phải là tất cả .

    Reply