Home » Thế giới » Quan chức Trung Quốc ngày càng tín ngưỡng, Đảng Cộng sản lo ngại
Các con chiên người Trung Quốc đang hát thánh ca trong Lễ Giáng sinh tại một nhà thờ Thiên chúa giáo ở Bắc Kinh ngày 25/12/2012. (Wang Zhao/AFP/Getty Images)

Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc danh chính ngôn thuận theo chủ nghĩa vô thần, nhưng vẫn duy trì 5 tôn giáo ở mức hạn chế nhằm lấy lòng người dân trong nước.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại quan điểm này tại một hội nghị chính trị tổ chức ngày 21/3, tuyên bố rằng tôn giáo phải được sử dụng để dẫn dắt những trái tim và khối óc của quần chúng đi theo học thuyết của Đảng.

Tuy nhiên những năm gần đây, Đảng đặc biệt quan ngại khi chính các quan chức Cộng sản lại ngày càng tín ngưỡng. Dù Đảng vẫn chấp nhận sự tồn tại của một số tôn giáo, nhưng các thành viên của nó bị cấm tín ngưỡng. Nếu phạm tội tham nhũng rồi bị điều tra và phế truất, các quan chức được gán mác “vi phạm kỷ luật”, một thuật ngữ rất phổ biến tại nước này. Tuy nhiên niềm tin tôn giáo được Đảng gọi là “mê tín” cũng bị coi như căn cứ để quy kết tội danh cho các quan chức trong công cuộc thanh lọc hàng ngũ Đảng.

Niềm tin của quần chúng

Vào 21/3, chính quyền thành phố Ôn Châu tỉnh Chiết Giang báo cáo phát hiện mới đây của đội thanh tra Đảng. Báo cáo đề cập đến một loạt nỗ lực mới nhằm nắm bắt một hiện trạng là các quan chức cấp dưới của Đảng bắt đầu tín ngưỡng hoặc những đối tượng mất niềm tin vào Đảng đã cảm nhận được “bản chất của Đảng” hay đủ điều kiện để vào Đảng.

Tỉnh Chiết Giang ven biển phía đông nam Trung Quốc có đông đảo dân số theo đạo Thiên Chúa và được gọi là “Jerusalem của Trung Quốc”. Trước đó trong năm, chính quyền Trung Quốc đã cho dỡ bỏ các cây thánh giá từ khoảng 400 nhà thờ nhằm hạn chế biểu tượng tôn giáo này.

Tháng 9 năm ngoái, một đội điều tra kỷ luật và chống tham nhũng đã được cơ quan trung ương Đảng điều tới Chiết Giang để làm nhiệm vụ trong hai tháng, trang web Guncha Net ở Thượng Hải đưa tin hôm 22/5.

Khi nhận thấy ngày càng nhiều quan chức địa phương có niềm tin tôn giáo, một số người thậm chí còn tham gia các hoạt động tín ngưỡng, đội điều tra đề xuất, đội ngũ Đảng viên nên được giáo dục hơn nữa về tư tưởng Cộng sản, đặc biệt tại các cấp chính quyền, nhằm bảo vệ “tính tiên tiến và sự trong sạch” của Đảng.

Theo giáo sư Hạ Minh chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Thành phố New York, những nỗ lực của Đảng nhằm diệt trừ niềm tin tôn giáo khó mà thành công, bởi nó sẽ chỉ khiến các quan chức thêm tín ngưỡng, Đài Á Châu Tự do đưa tin.

ông Hạ nói với RFA.

Nhiều quan chức chấp cao của Đảng và người nhà họ thực chất là Phật tử hoặc tín đồ Cơ đốc giáo, tuy nhiên họ biết cách che giấu tín ngưỡng của mình trước công chúng. Tóm lại, đợt điều tra này sẽ chả thu hoạch được gì và chỉ chứng tỏ rằng Đảng Cộng sản đang dần không thể kiểm soát được tâm tưởng của người dân.

Tại sao Đảng Cộng sản e ngại tín ngưỡng?

Một trang web nhà nước Trung Quốc viết,

một số lãnh đạo Đảng…đang cuồng tín Chúa và Phật, ví dụ điển hình của cái gọi là mê tín dị đoan. Xu hướng này nếu không bị ngăn chặn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, làm mê mờ trí óc của quan chức Đảng và phá hoại tổ chức Đảng.

Cây bút tự do theo Cơ đốc giáo Zan Aizong và là một blogger tích cực tại Trung Quốc nói với RFA, phát biểu của Tổng Bí thư Tập Cận Bình ngụ ý tách biệt nền tảng tín ngưỡng tôn giáo phương Tây và Trung Quốc, và nhằm tôn vinh vai trò của Đảng như là người canh giữ mọi thứ của người dân Trung Quốc.

Vấn đề nằm ở chỗ tín ngưỡng tôn giáo không bị cản trở bởi biên giới quốc gia. Cho dù là tín đồ Cơ đốc giáo hay Phật tử, họ đều tồn tại ở trong và ngoài Trung Quốc.

blogger Zan nói

Đảng Cộng sản với tư tưởng vô thần có thể đóng vai trò gì trong việc này? Chính quyền Trung Quốc nên lo nghĩ cho sự thống trị của họ và đảm bảo tự do tín ngưỡng theo những gì đã được hiến pháp bảo vệ.

Theo Chủ tịch Bob Fu tại Hiệp hội Cứu trợ Trung Hoa, một mạng lưới nhân quyền của người Cơ đốc giáo, việc Đảng yêu cầu các tôn giáo phải trung thành với chế độ Cộng sản đã phá hoại nguyên tắc cơ bản về tự do tín ngưỡng, RFA đưa tin.

Bất kỳ tổ chức tôn giáo và xã hội nào không hoàn toàn nằm do Đảng kiểm soát, chỉ đạo hay thao túng, đều bị coi là mối đe dọa tới sự ổn định của Đảng và xã hội. Bất kỳ đoàn thể nào như vậy đều là một thách thức đối với hệ thống chuyên quyền độc đoán của Đảng”, ông Fu nói, “tôi nghĩ rằng thái độ của Đảng Cộng sản đối với tôn giáo cho thấy sự bất lực của nó trong việc đảm bảo an ninh cho chính mình.

Theo minhbao

Biên dịch từ Epoch Times


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc