Home » Sức khỏe » Cách phân biệt thật giả và sử dụng Nhân sâm hiệu quả nhất
 1

Theo Đông y, Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí và đứng đầu bộ thuốc quý “Sâm – Nhung – Quế – Phụ”. Nhân sâm là một vị thuốc quý, ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Nhưng, đã là thuốc nhất thiết phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng mới có thể phát huy hết tác dụng tốt và tránh được hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, người tiêu dùng rất khó phân biệt được đâu là Nhân sâm thật và đâu là Nhân sâm giả, và sử dụng Nhân sâm thế nào cho có hiệu quả nhất! Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tiến Phong sẽ hứng dẫn cho chúng ta một số cách đơn giản sau đây.

Cách phân biệt Nhân sâm thật và Nhân sâm giả

Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tiến Phong cho biết, để nhận biết Nhân sâm thật và giả có rất nhiều cách, nhưng đơn giản nhất là nhận biết qua hình dạng của sâm theo các bước sau:

Nhận dạng qua chân sâm: Phần chân của sâm lâu năm thường to, rắn chắc và nhìn bằng mắt có thể phân biệt rõ ràng với các rễ sâm bên cạnh.

Nhận dạng dựa vào đốt sâm để phân biệt thật, giả: Cũng như một số cây trồng khác lâu năm, mỗi năm tuổi của củ sâm cũng được thể hiện bằng cách sinh thêm một đốt trên phần rễ củ. Cách đếm: từ chân củ nếu sinh ra một đốt thì nghĩa là nhân sâm 2 năm tuổi, 2 đốt là 3 năm tuổi, cứ như vậy mà tính lên.

Nhận dạng bằng cách đếm đốt đầu củ sâm: Các chuyên gia khi xác định số năm tuổi củ sâm thường nhìn vào các đốt phần đầu củ sâm. Cứ thêm một năm tuổi thì trên phần đầu củ sâm lại sinh thêm một đốt, tuy nhiên phần đốt mọc thêm của năm sau không phải sinh tiếp trên phần đốt của năm trước mà mọc ở phía chéo đối diện, vì vậy có thể dễ dàng đếm được số đốt đầu củ sâm. Do càng nhiều năm thì thân củ càng to ra nên có thể sẽ che mất 1- 2 đốt đầu tiên. Vì vậy, sâm 4 năm tuổi là 2 đốt, 5 năm tuổi là 3 đốt, 6 năm tuổi là 4 đốt trở lên…

Nhận dạng sâm thật giả qua kích thước phần đầu củ sâm: Nếu là sâm 6 năm tuổi thì kích thước đầu và kích thước thân củ gần bằng nhau. Nhìn đầu củ sâm nếu bị thối một phần cũng có thể biết được do chất lượng trồng kém. Vì vậy, để người mua không nhận biết được năm tuổi qua kích thước đầu củ sâm hay phát hiện ra sâm trồng kém chất lượng, có một số người bán đã cố tình cắt bớt một phần đầu củ sâm.

Nhận dạng dựa vào vòng vân trong ruột củ để phân biệt sâm thật giả: Muốn xác định độ tuổi sâm bằng cách này, dùng dao cắt ngang củ sâm cách về phía đầu khoảng 2 hoặc 3cm, chờ khoảng 5 phút lấy đầu ngón tay hay lòng bàn tay xoa lên bề mặt vừa cắt. Nhờ dòng nhựa từ củ sâm mà ta có thể thấy các đường vân nổi lên. Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa đường vân năm tuổi với các đường thớ củ (như đường thớ gỗ). Sâm 6 năm là có 5 đường vân. Đối với sâm trồng từ quá 6 năm tuổi trở lên thì phần củ sẽ bắt đầu bị thối mục do đó các thành phần bổ dưỡng trong sâm cũng bị giảm đáng kể.

2

Cách sử dụng Nhân sâm tươi và chế biến tốt nhất

Cách sử dụng Nhân sâm tươi:

Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tiến Phong, có rất nhiều cách sử dụng Nhân sâm tươi nhưng có hai cách làm hấp thụ nhanh và tốt nhất. Lấy sâm tươi thái lát rồi ngâm chung với mật ong, mỗi bữa ăn một ít.

Cách thứ hai là cho một ít Nhân sâm tươi vào máy xay sinh tố xay cùng với sữa tươi, và uống mỗi ngày.

Có ba cách chế biến thường sử dụng nhất:

3

– Dùng Nhân sâm ngâm rượu: Trước khi ngâm nên dùng bàn chải đánh răng và nước chà sạch đất bám trên củ sâm, loại bỏ cuống khô, những chỗ bị hư rồi dùng nước sạch rửa lại 3 lần, để ráo nước sau đó dùng rượu rửa lại rồi mới cho sâm vào bình thủy tinh ngâm chung với rượu. Ngâm rượu càng sớm càng tốt vì sâm tươi không để lâu được, chỉ để tối đa khoảng 1 tháng hay 3 tuần trong ngăn mát tủ lạnh.

– Dùng Nhân sâm phơi khô hoặc sấy khô: Đầu tiên là rửa sạch sâm. Nếu muốn bảo quản sâm được lâu, trước hết phải làm khô bằng cách rang hoặc sấy ở nhiệt độ 60 đến 80 độ (khoảng 40 đến 60 phút) rồi cho sâm vào bình để bảo quản. Cần kiểm tra thường kỳ 15 – 20 ngày một lần, nếu thấy sâm ẩm phải thay chất hút ẩm mới hoặc làm khô trở lại chất hút ẩm. Ngoài ra, có thể rang gạo đến vàng làm chất hút ẩm như vậy sẽ tốt hơn. Chú ý: nếu quên kiểm tra, hay quên thay chất hút ẩm thì sâm sẽ dễ bị mốc.

– Dùng Nhân sâm tẩm với mật ong: Rửa thật sạch và thái Nhân sâm thành từng miếng nhỏ, khoảng 1 đến 3 gam để thuận tiện khi dử dụng, vì liều dùng Nhân sâm từ 1 – 4 gam/lần. Xếp các miếng Nhân sâm vào lọ thủy tinh sạch, khô, rộng miệng, có nắp đậy kín. Đổ mật ong (loại tốt không lẫn nước) ngập miếng sâm rồi đậy nắp thật kỹ, để tránh kiến và gió chui vào. Khi cần dùng, lấy kẹp hoặc đũa sạch gắp từng miếng sâm ra. Làm cách này, có thể để cả năm Nhân sâm cũng không bị hư hỏng. Mật ong vừa là chất bảo quản chống mốc, mọt vừa giữ cho Nhân sâm không bị biến chất do độ ẩm của không khí, lại vừa thêm chất bổ dưỡng cho người sử dụng.

Chú ý: người bệnh tiểu đường cũng dùng được sâm ngâm mật ong nhưng mỗi lần dùng không quá 10 gam mật ong.

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc