Home » Thế giới » 5 Điều cần quan sát tại hội nghị chính trị lớn của ĐCSTQ
Hội nghị quan trọng nhất trong năm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ khai mạc vào 20/10 ở Bắc Kinh cho đến 23/10. Trong phiên họp toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 18, sẽ có 5 vấn đề mong đợi sẽ được nêu lên.
Du khách Trung Quốc đeo khẩu trang trên Quảng trường Thiên An Môn trong khoảng thời gian ô nhiễm nặng nề vào ngày 25/4/2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc sẽ tập trung lại trong phiên họp toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 18 từ ngày 20/10 đến ngày 23/10/2014. (Lintao Zhang/Getty Images)

Du khách Trung Quốc đeo khẩu trang trên Quảng trường Thiên An Môn trong khoảng thời gian ô nhiễm nặng nề vào ngày 25/4/2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc sẽ tập trung lại trong phiên họp toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 18 từ ngày 20/10 đến ngày 23/10/2014. (Lintao Zhang/Getty Images)

Việc cải tổ hệ thống luật pháp sẽ được thực thi đến mức độ nào?

“Nếu một đạo luật không thể đi vào thực tiễn, đạo luật đó sẽ chỉ đơn giản là những ngôn từ vô ích. Và tính pháp trị sẽ chỉ là lời nói suông,” chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ông Tập Cận Bình đã nhận định trong hội nghị chính trị trung ương vào tháng giêng năm nay. “Việc thực thi pháp luật không nghiêm minh và hệ thống tòa án bất công là hệ quả của chỉ một số cảnh sát có giá trị đạo đức nghề nghiệp.”

“Một số luật sư, thẩm phán và người khởi tố đang cùng nhau hợp tác. Và cùng với nhau họ trở thành người môi giới pháp luật,” ông Tập nói.

Trương Thư Hàm, một giáo sư của trường đại học Thẩm phán Quốc gia, đã tuyên bố ông hy vọng các nhân viên và tài sản của tòa án và viện kiểm soát sẽ được chịu sự giám sát của các tỉnh riêng biệt, theo như báo cáo của tờ Tin tức Bắc Kinh ngày 20/10.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc ủng hộ “tính pháp trị…” nhưng sẽ vẫn có quyền lực trên cả luật pháp

tq

Đây không phải là lần đầu tiên việc cải cách luật pháp được đưa ra thảo luận. Vào tháng mười một năm ngoái, trong Phiên họp toàn thể thứ 3 Ban Chấp hành Trung Ương ĐCSTQ lần thứ 18, đã có những đề xuất kêu gọi chia cắt quyền lực giữa tòa án và viện kiểm soát nhân dân tối cao, đơn vị chịu trách nhiệm điều tra và truy tố tội phạm.

Người dân Trung Quốc từ lâu đã phải ngậm đắng nuốt cay trước tham nhũng trong hệ thống công an, tư pháp, và tòa án, vốn đều nằm dưới sự giám sát của Ủy ban Chính trị và Pháp luật.

Đã có một nỗ lực của chính quyền nhằm dập tắt những hy vọng cho một sự cải tổ triệt để.

Tờ South China Morning Post (Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam) số ra ngày 16/10 đã trích lời của Nhân dân Nhật báo -cái loa tuyên truyền chính thức của Đảng như sau, “Điều đáng lo ngại là một số người kỳ vọng Phiên họp toàn thể sẽ có thể hoàn thiện hệ thống pháp trị chỉ qua một đêm và thậm chí đề ra được giải pháp cho tất cả các vấn đề.”

Điều gì sẽ xảy ra với Chu?

Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh Trung Quốc, đã bị chính quyền Trung Quốc tuyên bố điều tra chính thức vào tháng Bảy năm nay.

Theo hãng thông tấn Reuters, có trích dẫn ba nguồn thông tin dấu tên, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chuyên trách chống tham những chính yếu ở Trung Quốc, sẽ trình bản báo cáo điều tra về Chu, và Ủy ban Trung ương sẽ khai trừ Chu vì vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng.

Trong một buổi phỏng vấn với tờ báo Hồng Kông Orient Daily (Đông Phương Nhật báo) vào ngày 30/7, Hồ Tinh Đẩu, một chuyên gia người Bắc Kinh, nhận định cuộc điều tra chống lại Chu là vụ án tham nhũng tồi tệ nhất từ năm 1947, và ông tin rằng Chu sẽ bị kết án tử hình hoặc án tử hình treo.

Ai sẽ được đề bạt?

Năm thành viên của Ủy ban Trung ương—bao gồm Tưởng Khiết Mẫn, Lý Đông Sinh, Lí Xuân Thành, Vương Vĩnh Xuân, và Vạn Khánh Lương—đều đã bị khai trừ khỏi Đảng trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra của Tập Cận Bình. Tại phiên họp toàn thể họ cũng sẽ bị khai trừ khỏi vị trí trong Ủy ban Trung ương.

Tưởng Khiết Mẫn và Vương Vĩnh Xuân đã bị khai trừ khỏi Đảng do tham nhũng trong ngành dầu khí. Lí Xuân Thành và Lý Đông Sinh, nguyên thứ trưởng Bộ Công an, đã bị điều tra vì có dính líu đến Chu, trong khi Vạn Khánh Lương, nguyên Bí thư Thành ủy Quảng Châu, đã bị cách chức với tội danh tống tiền và nhận hối lộ.

Tưởng, Vương, và Lý Đông Sinh đều là các nhân vật quan trọng trong phe phái trung thành với cựu chủ tích Giang Trạch Dân. Tưởng Khiết Mẫn, Lý Đông Sinh, Lí Xuân Thành, và Vương Vĩnh Xuân đều được cho là đóng vai trò quan trọng cuộc đàn áp môn tập tinh thần Pháp Luân Công.

Truyền thông Trung Quốc nhận định việc khai trừ một lúc 5 thành viên của Ủy ban Trung ương là chưa từng có tiền lệ.

Theo Văn Hối Báo, một tờ báo có trụ sở tại Hồng Kông, hai ứng cử viên dự bị hàng đầu được đè bạt vào Ủy Ban Trung Ương rất có thể sẽ là Mã Kiến Đường, Cục trưởng Cục Thống kê Nhà nước và Vương Tác Yên, Cục trưởng Cục Quản lý Các Vấn Đề Tôn giáo.

Quyền lực gia tăng cho các sếp chống tham nhũng?

Theo nhận định của Hồ Tinh Đẩu, Giáo sư kinh tế tại Học viện Công nghệ Bắc Kinh, trong một bài viết đăng trên kênh Tân Hoa Xã của chính phủ, thì Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và là người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của Đảng, có lẽ sẽ nắm thêm nhiều quyền lực chính trị hơn trong tay.

“Chiến dịch chống tham nhũng là cốt lõi nền tảng của hệ thống pháp trị,” ông Hồ cho hay. “Dựa vào những việc ông Tập đã làm từ khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao, có lẽ sẽ có một ‘Ủy ban chống tham nhũng quốc gia,’ và nó sẽ là tập hợp của nhiều cơ quan đoàn thể chính phủ bao gồm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Cục Khiếu nại Quốc gia, Văn phòng Kiểm toán Quốc gia, và các cơ quan khác.”

“Ngay cả nếu một ủy ban chống tham nhũng quốc gia không được thành lập, chắc chắn sẽ có sự kết hợp giữa một số cơ quan chính phủ để chiến dịch chống tham nhũng có thể đạt hiệu quả tốt hơn,” ông Hồ nói.

Có sự nhất trí trong vấn đề Hồng Kông?

Khi cuộc đàm phán giữa sinh viên biểu tình và các quan chức Hồng Kông được lên lịch vào ngày 21/10, thái độ của các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đối với Hồng Kông chắc chắn sẽ được theo dõi sát sao.

Hiện nay, đang có một trận chiến gay go trong giới chính trị nội bộ Trung Quốc về tình hình ở Hồng Kông.

Theo Cơ quan Thông tấn Trung Quốc ngày 19/10, việc “Cai quản Hồng Kông phù hợp theo luật pháp,” là điều cần được nhấn mạnh lại.

Liu Xiaozhen

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc