Chỉ có một số rất ít những vụ tham nhũng lớn được đưa ra ánh sáng, như Vinashin, Vinalines, PMU 18, dự án Xa lộ đông tây hay gần đây nhất là Dự án Đường sắt nội đô. Tất cả chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng có ý kiến cho rằng từ những con cá nhỏ dễ dàng hình dung ra những con cá lớn rồi đến cả tập đoàn.
Tham nhũng là một câu chuyện dài ở các nước đang phát triển các nước nghèo, đặc biệt ở Việt Nam cái đuôi tham nhũng dài vô tận vì đặc thù của thể chế. Ở Việt Nam không thể có cơ chế giám sát độc lập và giám sát lẫn nhau. Đảng Cộng sản là ngươi lãnh đạo toàn diện, Nhà nước Chính phủ Quốc hội Tòa án tất cả là nơi thi hành chính sách của Đảng và cán bộ thì do Đảng cơ cấu.
Nhà báo Phạm Thành sống và làm việc ở Hà Nội, từng nhiều năm phục vụ hệ thống truyền thông nhà nước, chia xẻ ý nghĩ của mình:
“Tôi nghĩ rằng, mấy năm nay người bỏ Đảng vẫn còn ít trong khi những người vào Đảng rất là nhiều. Bởi vì người ta thấy là vào Đảng người ta có vị trí và người ta vẫn kiếm ăn được. Người ta cũng tin rằng Đảng chưa bị sụp đổ trong ngày một ngày hai, đơn giản thế thôi.”
Có lẽ không thể đánh giá một cách đầy đủ là tham ô tham nhũng đã gây hại như thế nào cho đất nước và người dân Việt Nam. Nhưng tại một cuộc Hội thảo tổ chức ngày 21/7/2014 tại Hà Nội, ông Olin McGill chuyên gia của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho rằng thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đáng lẽ phải ở mức 7.000 USD/năm thay vì chỉ là 1.400 USD/năm. Chuyên gia này dựa vào vị trí xếp hạng môi trường cạnh tranh do Ngân hàng Thế giới thực hiện năm 2014 để dẫn chứng. Theo đó Việt Nam xếp hạng 99/189 nền kinh tế, chuyên gia Olin McGill cho rằng, ở nhóm các nước xếp hạng từ 91 đến 120 có GNI tức thu nhập bình quân đầu người là 7.545 USD/năm.
Câu chuyện vừa nêu không đề cập gì tới nạn tham nhũng, hối lộ ở Việt Nam nhưng nó liên quan đến vấn đề cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và tính công khai minh bạch nói chung. Như thế nếu vế sau này được thực hiện đúng thì đã giảm thiểu được nạn tham nhũng một cách đáng kể.
Về vấn đề phải cải tổ thể chế triệt để thì chống tham nhũng mới có hiệu quả. Theo Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tất cả những luật cơ bản để phòng chống tham nhũng ví dụ quyền được cung cấp thông tin, quyền biểu tình, lập hội, tự do báo chí đều được qui định trong Hiến pháp, nhưng Quốc hội không soạn thảo và ban hành luật trong mấy chục năm qua. LS Trần Quốc Thuận nhấn mạnh:
“Vấn đề là pháp luật ở Việt Nam có được thi hành hay không mà nếu không được thi hành thì người dân có cơ sở pháp luật đòi hỏi phải thi hành hay không. Nếu mà không thi hành thì có luật biểu tình để người ta phản đối buộc thi hành hay không. Câu chuyện đó không có… Có nghĩa là cho một cái thiên đàng nhưng không có cái thang để leo lên.”
Nhân chuyện báo chí nhà nước và mạng xã hội gần đây đưa nhiều tin bài với các tựa đặt khá hài hước như “Trộm vào nhà, quan chức lộ ra vàng khối, tiền tỷ” hay “Quan nhơ nhỡ mất cắp” cho thấy dư luận chỉ chờ dịp để moi móc vấn đề thu nhập bất chính. Bởi vì người dân lý luận đơn giản, công chức cán bộ cỡ giám đốc sở lương mười mấy triệu đồng một tháng làm sao có dư để tích lũy tiền tỷ, vàng khối…
Ngày 4/8/2014 ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM báo công an bị trộm cậy tủ ở văn phòng lấy mất tiền và ngoại tệ trị giá 1,6 tỷ đồng. Trước đó ngày 24/7 VietnamNet tổng hợp các vụ gọi là ‘mất trộm, lòi vàng nhà quan. Các vụ ‘lòi vàng’ điển hình như vào năm 2013, ông Đặng Xuân Thọ, Giám đốc Sở tài chính Kontum trình công an bị trộm đột nhập khi vắng nhà nhưng không bị mất tài sản. Trên thực tế Công an đã bắt được băng trộm, chúng khi đã lấy được vàng thẻ đóng gói, nữ trang trị giá hơn 2,7 tỷ đồng. Tờ báo còn đưa ra 7 vụ trộm viếng nhà các quan chức khác ở Bắc Kạn, Qui Nhơn, Vinh, Bạc Liêu, Biên Hòa, TP.HCM và Đà Nẳng mà tổng số tiền mặt, vàng miếng, ngoại tệ bị trộm trị giá hàng chục tỉ đồng.
Tham nhũng đe dọa sự tồn tại của Đảng Cộng sản và làm người dân xa lánh Đảng. Đây là điều mà cả Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đều nhiều lần cảnh báo. Nhưng làm thế nào để chống tham nhũng có hiệu quả lại là một nan đề, khi chế độ toàn trị chưa sẵn sàng cải cách trao quyền dân chủ cho người dân.
Nam Nguyên
Theo rfa
Khi chế độ độc đảng( toàn trị) chưa sãn sàng cải cách trao quyền dân chủ cho người dân! Thì hai ông Nguyễn phú Trọng và Trương tấn sang và bè lũ 15 hay 16 tên BCT là Thủ lĩnh của tham nhũng.
bây giờ mà trao quyền dân chủ cho người Dân mình thì trước hết phải xây thêm Nhà tu để đựng các Quan tham nhũng và chuẩn bị sẵn các phương án đề phòng “Quá tải” Nhà tù.
Chắc chắn người Dân sẽ không bảo giờ được trao cái Quyền đó đâu. các Quan làm sao cho và người Dân làm sao giành.
làm sai bét tè lè nhè còn huênh hoang không chịu từ chức vì Nhiệm vụ, chức vụ là do Đảng tín nhiệm cơ mà. chứ có phải chịu tí tẹo trách nhiệm nào với sinh mạng của người Dân đâu mà từ chức. khà khà tức cười chết mất.
Quá tải thì xuất khẩu tù nhân như nươc ngoài đã làm
Lai nho cau chat van anh yta cua Bác Duong trung Quoc ve van hoa tu chuc. Chan vai