Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Sau 15 năm đàn áp, người bị bức hại vẫn kiên định niềm tin
Mặc dù đã xế chiều nhưng ánh mặt trời vẫn rực rỡ vào ngày Chủ nhật ấy, khi Qin Peng giương cao tấm biểu ngữ thay mặt cho tất cả những người bạn của anh, những người đã không thể làm được điều này tại Trung Quốc. Đứng bên kia con phố đối diện Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York với khoảng một trăm người khác, thông điệp của anh khá rõ ràng: “Chúng tôi đến đây để yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công”.

>> Nguyên nhân và lý do dẫn đến đàn áp Pháp Luân Công

>> Sự tột cùng của tội ác

>> Địa ngục trần gian ở đâu?

Qin Peng ở New York, thứ bảy, ngày 20 tháng 7 năm 2014. (Petr Svab/Epoch Times)

Qin Peng ở New York, thứ bảy, ngày 20 tháng 7 năm 2014. (Petr Svab/Epoch Times)

Ngày 20 tháng 7 có một ý nghĩa quan trọng đối với các học viên Pháp Luân Công (tên gọi khác là Pháp Luân Đại Pháp).

Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện cổ truyền của Trung Quốc, được Đại sư Lý Hồng Chí truyền rộng ra công chúng từ năm 1992 tại Trường Xuân, Trung Quốc. Thực hành pháp môn này là luyện năm bài công pháp nhẹ nhàng trong đó có một bài tĩnh công thiền định, và kết hợp với việc tu dưỡng tâm tính – chiểu theo các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Bằng kết hợp giữa việc tu tâm và luyện thân, các học viên Pháp Luân Công luôn có được thân thể khỏe mạnh và tâm hồn an lạc. Cuộc sống của họ ngày càng trở nên cân bằng, đầy vị tha và từ bi, từ thiện.

Đến cuối những năm 1990, ở Trung Quốc ước tính có khoảng 70-100 triệu người theo học Pháp Luân Công. Qin 41 tuổi, đã biết đến Pháp Luân Công từ năm 1995. Sau nhiều năm trời tìm kiếm một phương pháp “cải thiện tâm linh”- như anh đã nói, anh cảm thấy Pháp Luân Công đã cho phép anh làm được điều đó. “Ngay cả chính quyền cũng ủng hộ mọi người tập luyện nó”, anh nói. Vào năm 1999 truyền thông Trung Quốc đã khen ngợi Pháp Luân Công.

Nhưng sau đó, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã xướng lên một loại luận điệu mới. Nhìn thấy số lượng các học viên Pháp Luân Công gần gấp đôi số Đảng viên ĐCSTQ, ông ta cho rằng Pháp Luân Công đang cạnh tranh với ĐCSTQ về quyền kiểm soát tư tưởng của người dân nên phải bị loại trừ một cách nhanh chóng. Tất cả các kênh truyền thông trên khắp Trung Quốc đã chiểu theo chỉ thị của ĐCSTQ mà xuất bản hàng ngàn các bài viết và báo cáo phỉ báng Pháp Luân Công. Đồng thời làn sóng bắt bớ, cầm tù các học viên bắt đầu được triển khai, số lượng học viên bị bắt chật kín hệ thống các nhà tù và trại lao động. Và không lâu sau đó, vào đêm giao thừa năm 2001, cảnh sát Trung Quốc đã đến căn hộ của Qin. Anh đã bị bắt vì tập luyện Pháp Luân Công.

Anh đã trải qua gần năm năm trong nhà tù và trại lao động, hứng chịu đủ loại hình tra tấn, chúng đánh đập dã man, sốc điện bằng dùi cui và cấm ngủ.

Đã 15 năm trôi qua kể từ khi ĐCSTQ tuyên bố rằng môn tập này phải bị tiêu diệt, từ đó hủy hoại đí hàng triệu mạng sống.

Vào tháng 5 năm 2014, anh sang Mỹ bằng hộ chiếu du lịch. “Có thể tôi sẽ nộp hồ sơ [xin tị nạn chính trị]”- anh nói với một nụ cười nhẹ.

Bất kể nghe kinh hoàng đến thế nào, câu chuyện của Qin không phải là duy nhất. Trong những năm qua anh đã chứng kiến nhiều người bạn của anh bị đánh đập đến chết. Anh nhớ lại Xin Zhao, một giảng viên tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Bắc Kinh. Cô đã bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công trong công viên ở Bắc Kinh. Nửa năm sau, cô đã chết.

Cái chết của Xin được đăng chi tiết trên trang web Minghui.org (Minh Huệ Net), một trang web được vận hành bởi các học viên Pháp Luân Công hải ngoại. Trang web này liệt kê hơn 3.000 trường hợp bị giết hại trong cuộc đàn áp. Một số cuộc điều tra của các nhà ủng hộ ở hải ngoại ước tính rằng có ít nhất 40.000 người đã bị giết hại, nội tạng của họ bị mổ cướp và bán trên thị trường cấy ghép tạng.

Qin hồi tưởng lại năm 2001, khi cảnh sát bắt giữ anh, đẩy anh vào trong một chiếc xe ôtô và bịt mắt anh, thì anh đã hét to: “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Mười lăm năm sau và cách xa hàng nghìn cây số, đức tin của anh vẫn không hề thay đổi.

Hình ảnh Pháp luân công từ 1992 đến 1999 tại Trung Quốc (nhạc nền: Chúng tôi đến vì các bạn)

Petr Svab

Theo vietdaikynguyen


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc