Home » Bí ẩn thế giới, Khám Phá, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » ‘Du hành vượt thời gian’ – từ thần thoại cổ xưa cho tới khoa học hiện đại

“Du hành vượt thời gian” và “Cỗ máy thời gian” là một chủ dề gây tranh cãi trong khoa học và xuất hiện rất nhiều trong phim ảnh trong nhiều thập kỷ qua. Trên thực tế, khả năng du hành vượt thời gian đến tương lai hay về quá khứ là nguồn cảm hứng cho trí tưởng tượng của loài người trong nhiều thế kỷ. Trong khi đó, nhiều người hoài nghi về khả năng du hành vượt hay ngược thời gian. Một số khoa học gia xuất sắc nhất trên thế giới đã khảo sát và nhận định rằng: “vào một ngày không xa, điều này có thể trở thành hiện thực”.

Lấy ví dụ, thiên tài vật lý Einstein đã kết luận một câu trong những năm cuối đời rằng “quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả dường như cùng tồn tại’, điều này dường như được minh chứng rõ ràng nhất trong “Thuyết tương đối”[1]. Điều đó có nghĩa là thời gian có ‘tính tương đối’ và nó không như ‘tính tuyệt đối’ mà Newton đã định nghĩa. Với một tàu vũ trụ có khả năng di chuyển rất nhanh, một vài người có thể trải nghiệm một vài ngày trong khi những người khác chỉ thấy như có vài giờ hay vài phút đã trôi qua. Tuy nhiên, lý thuyết của Einstein có tác động rất ít với ngành Vũ trụ học hay nền khoa học hiện nay nói chung. Phần lớn các nhà vật lý vẫn chậm chạp để đột phá trong nhận thức về vấn đề này.

Tuy nhiên, nếu như có thể thực sự du hành vượt thời gian, một người có thể trải nghiệm điều này nếu như người đó có năng lực vượt thời gian, thì đồng nghĩa với việc người đó có khả năng thay đổi được lịch sử. Điều này nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng người ta không thể biết được các chuỗi sự kiện bị tác động trong quá khứ sẽ ảnh hưởng tới tương lai ra sao.

Câu chuyện “Du hành vượt thời gian” trong các huyền thoại cổ đại

 ‘Du hành vượt thời gian’ từ thần thoại cổ xưa cho tới khoa học hiện đại

Nếu nhìn vào các tài liệu cổ, chúng ta có thể tìm thấy một số tài liệu tham khảo liên quan đến khả năng “du hành vượt thời gian”. Trong huyền thoại Hindu, có một câu chuyện kể về vua Raivata Kakudmi [2],người đã du hành tới gặp vị sáng thế Brahma. Mặc dù chuyến đi này không kéo dài nhưng khi quay trở lại, thời gian đã trải qua 108 yugas (kỷ nguyên) trên Trái Đất (mỗi “yuga” tương ứng với 4 triệu năm). Brahma đã giải thích cho Kakudmi rằng thời gian chạy khác nhau trong những điều kiện tồn tại khác nhau.

Tương tự như vậy, chúng ta còn có tài liệu tham khảo trong Kinh Qur’an về các hang động của Al-Kahf. Những câu chuyện về một nhóm người trẻ tuổi Kitô giáo, những người sống vào năm 250 trước Công nguyên, dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa họ đã cố gắng để trốn thoát khỏi khủng bố, khi đến một hang động, Chúa đưa họ vào một giấc ngủ. Và khi họ thức dậy là vào 309 năm sau đó. Câu chuyện này trùng hợp với những câu chuyện trong Kitô giáo về bảy người ngủ[3], và chỉ có một vài sự khác biệt.

Một câu chuyện khác của Urashima Taro [4] trong truyền thuyết của người Nhật Bản. Urashima Taro là một người được viếng thăm cung điện của Long Thần Ryujin. Ông ở lại đó ba ngày, nhưng khi trở lại mặt nước thì 300 năm đã trôi qua.

Trong kinh thư “Ba Kinh Lợi Tàng” của Phật Giáo có viết về thế giới người trời ở Thiên Quốc (nơi các vị Thần sinh sống), thời gian trôi qua với tốc độ khác nhau, trong đó một ngày trên Trời bằng trăm năm dưới mặt đất. Ngoài ra còn có rất nhiều tài liệu tham khảo khác.

Nghiên cứu khoa học

 ‘Du hành vượt thời gian’ từ thần thoại cổ xưa cho tới khoa học hiện đại

Trường hợp nổi tiếng nhất trong lịch sử cận đại là một cuộc du hành thời gian, đó là Trải nghiệm ở Philadelphia [5] khi một con tàu đột nhiên bị biến mất vào năm 1943. Người ta cho rằng vì để che dấu, người ta đã khiến con tàu tàng hình trước rada.

Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn khác, con tàu không chỉ biến mất khỏi Philadelphia mà còn đi đến Norfolk và quay trở lại trong khoảng 10 giây. Khi con tàu xuất hiện trở lại, một số thành viên phi hành đoàn có thể chất suy giảm, những người khác bị rối loạn tâm thần, một vài người biến mất hoàn toàn, và một người nói rằng họ đã đi vào tương lai và quay trở lại.

Do bị cáo buộc, ông Nikola Tesla, cựu Giám đốc Kỹ thuật và nghiên cứu tại Đài phát thanh Mỹ, đã chỉ đạo một cuộc thí nghiệm tại thời điểm đó bằng cách thực hiện tất cả các tính toán và bản vẽ cần thiết, ông cũng cung cấp những chiếc máy phát sóng để thực hiện thí nghiệm. Thật không may, ông đã đột ngột mất vài tháng trước khi cuộc thử nghiệm được tiến hành.

Vào năm 1960, một trường hợp thú vị khác được báo cáo bởi nhà khoa học Pellegrino Ernetti[5]. Ông tuyên bố rằng mình đã phát triển được một chiếc máy, Chronivisor, cho phép một người bất kỳ nhìn được về quá khứ. Lý thuyết của ông cho rằng “bất kỳ điều gì xảy ra đều lưu lại một loại năng lượng, mà không bao giờ bị phá hủy”. Vì vậy, ông đã phát triển một loại máy co thể phát hiện, phóng đại và chuyển đổi loại năng lượng này sang dạng ảnh – giống như TV có thể chiếu những cảnh tượng trong quá khứ khi nó nhận được tầng sóng thích hợp.

Vào năm 1980, có nhiều báo cáo về một trải thử nghiệm gây tranh cãi, dự án Montauk[6], đây là thử nghiệm về chuyến du hành vượt thời gian tới các nơi khác nhau. Cho dù trải nghiệm Philadelphia và dự án Montauk thực sự đã diễn ra, nhưng người ta vẫn còn đang tranh luận về chúng. Và đây là một trong những chủ đề đang được quân đội Mỹ nghiên cứu sâu rộng.

Gần đây, vào năm 2004, ông Marlin Pohlman đã áp dụng cho bệnh nhân của mình bằng liệu pháp “rối loạn trọng lực” và “dịch chuyển thời gian”. Ông Marlin Pohlman là một Tiến sỹ khoa học, là kỹ sư và là thành viên của Mensa. Và chỉ vào năm ngoái, Wasfi Alshdaifat đã nộp một bằng sáng chế khi phát minh ra chiếc máy nén không gian và kéo giãn thời gian được dùng để du hành thời gian. Giáo sư vật lý, ông Ronald Lawrence Mallett[7], của trường đại học Connecticut, đang nghiên cứu về khái niệm du hành vượt thời gian, dựa trên thuyết tương đối của Einstein, và ông tin rằng du hành thời gian là hoàn toàn khả thi. Ông dự đoán rằng loài người có thể du hành vượt thời gian vào thế kỷ tới.

Chuyên gia Vật lý hạt nhân, ông Brian Cox[8], đồng ý rằng việc du hành vượt thời gian là có thể nhưng chỉ theo một hướng. Ngoài ra, chúng ta có những câu truyện bí ẩn khác như của ông Ali Razeqi, giám đốc trung tâm điều hành chiến lược sáng chế của Iran, người đã tuyên bố[9] trên Internet rằng ông đã phát triển một thiết bị cho phép nhìn được từ 3-5 năm trong tương lai. Chỉ sau vài giờ, tuyên bố của ông hoàn toàn biến mất trên mạng.

Từ những câu truyện cổ và các nghiên cứu mới đây của các cho chúng ta một cái nhìn bao quát về việc du hành vượt thời gian. Dù điều này có thật hay không thì chúng ta chỉ cần chợ đợi, công nghệ này không sớm thì muộn cũng sẽ xuất hiện.

Tham khảo:

[1] – Albert Einstein và kết cấu về thời gian

[2] – Vua Raivata Kakudmi của Kusasthali

[3] – Câu chuyện về bảy người ngủ trong hang đá

[4] – Lang Phổ Thái Đảo

[5] – Nhà khoa học Pellegrino Ernetti (wikimedia)

[6] – Tường thuật về trải nghiệm Philadenfia và sự sống sót sau dự án Montauk

[7] – Giáo sư dự đoán con người có thể du hành vượt thời gian vào thế kỷ tới

[8] – Việc du hành vượt thời gian là có thể nhưng chỉ theo một hướng

[9] – Phát triển một thiết bị cho phép nhìn được từ 3-5 năm trong tương lai

 

Lý Chu, Nam Việt @Bocau.net

 

Theo Bocau


3 ý kiến dành cho “‘Du hành vượt thời gian’ – từ thần thoại cổ xưa cho tới khoa học hiện đại”

  1. NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH 19/06/2014

    DU HÀNH VƯỢT THỜI GIAN
    Đó chính là thử thách cho con người trần gian tự khám phá . Trong vũ trụ sự sống . Chỉ có một sự sống xinh học đặc biệt vũ trụ . Có được khả năng kỳ diệu đó . CỖ MÁY THỜI GIAN xinh học .( Sự sống con người đặc biệt ) . Được mã hóa từ các trung tâm đầu não vũ trụ . Chương trình được thiết lập từ vũ trụ tự động luân hồi . Có nghĩa tư duy bộ não CỖ MÁY THỜI GIAN . Tìm về tương lai hay quá khứ của một hành tinh sự sống . Được giải mã bằng trung tâm vũ trụ giữ liệu , hoặc vượt thời gian của sự sống luân hồi mã hóa . Tương lai , hiện tại quá khứ Đó chính là sự hoạt động trong luân hồi sự sống văn minh trong vũ trụ . CỖ MÁY THỜI GIAN *** cân bằng ?!***10101PVH

    Reply
  2. Cong quyen 19/07/2014

    Tuong lai, hjen taj, wa khu dag cung ton tai va deu dang thay doi. Thoj gjan chj la ao anh. Con ng hoan toan co the vuot thoj gjan va thay doj no

    Reply
  3. Việt Dũng 23/10/2017

    Nếu như không gian thời gian có thể bị “uốn cong” thậm chí “soắn vào nhau” để “tương lai” có thể tiến gần “quá khứ” (và điều ngược lại đương nhiên và đồng thời xảy ra) thì sự tiến gần đó cũng chỉ có thể là “tiệm cận”. Giống như một thanh thép có thể uốn cong, hai điểm A và B (trên nó) có thể chạm nhau nhưng không thể chập làm một, không thể hàn dính với nhau được. Tại thời điểm “tiệm cận” đó – giả như có thể tạo ra được – có thể “thấy” quá khứ hoặc tương lai thì con người chỉ có thể rút ra được “những bài học” như sau khi đọc một chuyện cổ tích hay khoa học viễn tưởng mà thôi, không thể thay đổi hiện thực.

    Reply

Ý kiến bạn đọc