Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Người dân TQ hoảng loạn trước tốc độ lây lan chóng mặt của dịch cúm gia cầm
Một số virus cúm, trong đó có cúm gia cầm và cúm lợn đã nhanh chóng lan rộng đến tám tỉnh của Trung Quốc, bao gồm cả hai thành phố lớn là Bắc Kinh và Thượng Hải, và đang dần tăng tốc độ từ ngày này sang ngày khác, gây hoảng loạn trên toàn quốc. Theo số liệu tổng hợp được báo cáo bởi chính quyền địa phương thì đã có ít nhất 181 trường hợp người nhiễm virus cúm, trong đó có 38 trường hợp tử vong được xác nhận kể từ tháng giêng.
Các quan chức đeo mặt nạ và quần áo bảo hộ và nhét những con gà chết vào túi nhựa đen tại Hồng Kông vào ngày 28 tháng 1 năm 2014. Hồng Kông bắt đầu tiêu hủy khối lượng gồm hơn 20.000 con gà sau khi chủng virus cúm gia cầm H7N9 gây chết người được phát hiện trong những con gia cầm nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục, chính quyềnHồng Kông cho biết (Philippe Lopez/AFP/Getty Images)
Tính đến ngày 09 tháng 02, 179 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9 đã được ghi nhận và có 37 trường hợp tử vong, cùng với một trường hợp tử vong do cúm heo H1N1 và một trường hợp tử vong khác do virus H10N8. 179 trường hợp được ghi nhận trong 40 ngày đầu tiên của năm nay đã vượt qua tổng số chính thức của Trung Quốc là 146 trường hợpnhiễm H7N9 vào năm 2013, trong đó có 45 trường hợp tử vong .

Sự lây lan của H7N9

Trường hợp nhiễm H7N9 được công nhận đầu tiên xuất hiện ở phía đông Trung Quốc hồi tháng Ba năm ngoái. Virus tái xuất hiện vào tháng Mười và đã nhanh chóng lan truyền từ tháng 01 trong năm nay, chủ yếu ở phía đông nam Trung Quốc. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc (CDC Trung Quốc), trung bình 5 -7 ca H7N9 được báo cáo hàng ngày, với số lượng ngày càng tăng.

Tỉnh Chiết Giang được ghi nhận là có nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhất với 77 trường hợp trong đó có 12 trường hợp tử vong. Li Lanjuan, giáo sư và bác sĩ trưởng khoa của bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang dự đoán một sự bùng phát tình trạng nhiễm bệnh trong mùa đông này.

Đây là trích dẫn từ bài nói chuyện của Li trên Bản tin Chiết Giang Online: “Virus cúm H7N9 được biết là sẽ hoạt động tích cực hơn trong mùa đông. Ở Chiết Giang, số lượng các trường hợp sẽ ngày càng tăng trong những tháng tới, thậm chí còn lớn hơn so với các trường hợp được báo cáo.”

Theo Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva (WHO), tính đến ngày 28 tháng 01, tỷ lệ tử vong của tất cả các trường hợp được xác nhận tại 13 tỉnh và thành phố ở phía đông Trung Quốc, Hồng Kông (đặc khu hành chính của Trung Quốc) và CDC Đài Bắc là 22 phần trăm, nhưng nhiều trường hợp vẫn phải nhập viện.

Hoảng loạn

Khi số người chết do nhiễm H7N9 tăng cao khiến sự hoảng loạn trong công chúng cũng gia tăng.

Shen Jianmin, một cư dân ở Chiết Giang cho biết:”Mọi người hiện đang hoảng loạn vì dịch cúm gia cầm. Lo lắng về một đại dịch cúm gây chết người, người ta phải đeo khẩu trang và không ăn thịt gia cầm và cả các loại thịt khác”

Trong số 37 trường hợp tử vong được xác nhận thì có một người là một bác sĩ phẫu thuật 31 tuổi tại Bệnh viện nhân dân New Area Thượng Hải. Cái chết của ông do nhiễm cúm gia cầm được xác định vào ngày 18 tháng 01, hiện chưa rõ nguồn lây nhiễm.

Bà Li, một cư dân Thượng Hải nói với Đại Kỷ Nguyên: “Ngay cả bác sĩ trở thành bệnh nhân mà còn không được chữa khỏi, thì còn nói gì đến những người dân bình thường.”

Bà Li cũng nghi ngờ về tính chính xác của các báo cáo tử vong, bà nói: “Chính phủ chắc chắn là không báo cáo số lượng tử vong thực tế. Bây giờ tất cả các bệnh viện lớn ở Thượng Hải chứa đầy bệnh nhân có triệu chứng giống cúm. Chúng tôi thực sự sợ hãi của sự lây lan của dịch cúm gia cầm, thậm chí cũng không dám đi đến bệnh viện để điều trị các bệnh nhẹ,”

Một nữ bác sĩ tại bệnh viện nơi các bác sĩ phẫu thuật đã chết, xin được giấu tên, cho biết: “Bởi vì virus H7N9 đã có khả năng lây lây lan mạnh mẽ hơn nên cũng khó khăn hơn để phát hiện cúm gia cầm H5N1, thậm chí, những y bác sĩ chúng tôi cũng sợ hãi viễn cảnh lây truyền từ người sang người của chủng virus này. ”

Ông Ye, một cư dân tại Quảng Đông, tỉnh với số trường hợp nhiễm bệnh đứng hàng thứ hai với 60 trường hợp trong đó có 13 ca tử vong đã được ghi nhận kể từ tháng Tám năm ngoái, ông nói với Đại Kỷ Nguyên: “Trường hợp nhiễm cúm gia cầm tăng làm gia tăng sự lo lắng về khả năng lây nhiễm và truyền cho con người rộng rãi hơn. Những người sinh sống bằng việc buôn bán gà đã bị cấm, ngay cả nhà hàng cũng đã loại món gà ra khỏi thực đơn của họ.”

Ông Yuan , cư dân Bắc Kinh nói với Đại Kỷ Nguyên rằng mọi người sẽ cảm thấy sợ hãi khi chỉ mới đề cập đến dịch cúm gia cầm. Họ thậm chí không dám ăn thịt gà và trứng đồng thời cố gắng không đi ra ngoài vì sợ nhiễm cúm gia cầm.

Theo Chen Taoan, cựu giám đốc của Phòng Thông tin của CDC Sơn Tây: nhiều trường hợp nhiễm bệnh là các thành viên trong một gia đình cũng đã được ghi nhận, cho thấy đã có hiện tượng người truyền sang người. Nếu virus đã biến đổi thành một dạng có thể trực tiếp truyền qua người thì dịch bệnh này sẽ lây lan nhanh chóng, gây ra dịch bệnh toàn cầu,

Các chủng cúm

Theo CDC Hoa Kỳ, có ba chủng virus cúm, phân loại theo A, B và C. Chỉ chủng cúm A và B là có khả năng lây lan trong những người chịu trách nhiệm về dịch bệnh cúm theo mùa mỗi năm.

Chủng cúm A được chia ra thành các phân nhóm nhỏ hơn dựa trên cơ sở của hai loại protein trên bề mặt của các virus, đó là hemaglutinin hay còn gọi là protein “H” và neuraminidase hay protein “N”. Có 18 phân nhóm H (H1 đến H18) và 11 phân nhóm N (N1 đến N11) được biết đến, có thể tạo ra 198 kết hợp khác nhau của các protein này như H1N1 và H7N2 .

Theo WHO và CDC, thủy cầm hoang dã, đặc biệt là thủy cầm hoang dã cố định như ngan, ngỗng, thiên nga là vật chủ tự nhiên cho tất cả các virus cúm A được biết đến. Virus cúm A lây nhiễm sang các loài gia cầm và động vật có vú như lợn, ngựa, trong khi chủng cúm B và C phần lớn bị hạn chế đối với con người.

Họ chỉ ra rằng phần lớn các phân nhóm virus cúm A hiện được xác định là đang tồn tại trong các quần thể gia cầm hoang dã. Con người thường bị nhiễm chủng virus của các phân nhóm H1, H2 hoặc H3 và N1 hoặc N2. Tuy nhiên, con người cũng có thể bị nhiễm virus cúm thường xuyên có mặt ở động vật, chẳng hạn như các phân nhóm virus cúm gia cầm H5N1 và H9N2 và virus cúm lợn với phân nhóm H1N1 và H3N2 .

WHO cho biết: “Thông thường, những người bị nhiễm cúm động vật thường thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với động vật hay môi trường bị nhiễm bệnh và không lây lan xa rộng do không lây nhiễm giữa người với người. Nếu một virus như vậy có được khả năng lây lan truyền từ người sang người thông qua sự thích nghi hoặc nhận được các nhóm gen nhất định từ virus ở người, nó có thể bắt đầu một đợt dịch bệnh hoặc đại dịch.”

Nguồn bệnh chưa xác định

Keiji Fukuda, trợ lý tổng giám đốc của WHO phụ trách An ninh Y tế và Môi trường, cho biết hồi tháng Tư năm ngoái: H7N9 đã được xác định là một trong những virus cúm nguy hiểm nhất: “Khi chúng ta quan sát các loại virus cúm, thì đây là một loại virus nguy hiểm bất thường đối với con người. ”

Một trong những vấn đề lớn nhất đối với H7N9 là nguồn gốc lây nhiễm của con người chưa được xác định. Trong một bài báo đăng vào tháng 05 năm 2013 trong tạp chí The Lancet, các nhà nghiên cứu Trung Quốc dựa trên kinh nghiệm quá khứ và điều tra dịch tễ học cho thấy virus H7N9 có thể xuất hiện trong gia cầm nhiễm bệnh, nhưng khoảng 40 phần trăm số bệnh nhân nhiễm loại virus này lại không tiếp xúc với gia cầm. Phát hiện này nói lên rằng rất khó để ngăn chặn sự lây lan của việc truyền nhiễm.

Theo WHO, bởi vì virus H7N9 dường như không gây ra triệu chứng lâm sàng ở gia cầm bị nhiễm bệnh, cũng không có liên kết rõ ràng giữa việc nhiễm bệnh ở gia cầm và các trường hợp ở con người nên rất khó để xác minh.

Theo một báo cáo nghiên cứu được công bố vào Tháng 01 năm 2014 trên Tạp chí Y học Trung Quốc cmj.org: Do không xuất hiện các triệu chứng bệnh ở các loài chim mang virus H7N9 nên cũng không thể phát hiện tình trạng nhiễm bệnh của chúng, các chuyên gia chỉ có thể thấy được vài dấu hiệu như là nơi bệnh cúm có thể lây lan và do đó làm việc phát hiện ra ổ virus vô cùng khó khăn.

Tờ báo dẫn lời Ho Pak- Leung, phó giáo sư tại Khoa Vi sinh vật học tại Đại học Hong Kong.
“Có thể là các động vật đã chứa mầm bệnh nhưng virus chưa phát tác trong khoảng thời gian hơn một vài ngày, vì vậy quả thực là vấn đề cơ hội nếu bạn kiểm tra và tìm thấy nó. Cũng có thể là họ không lấy mẫu từ đủ các loài mà chỉ có thể lướt qua các loài ít phổ biến trong các loài gia cầm, chim chóc đang được bán tại thị trường Trung Quốc. ”

Cố tình giảm nhẹ

Nhiều người đã suy đoán về số lượng chính thức của các trường hợp H7N9 được báo cáo bởi chính quyền Trung Quốc .

Theo nữ bác sĩ ở Thượng Hải, người đã nói chuyện với Đại Kỷ Nguyên với điều kiện giấu tên, số liệu chính thức của Trung Quốc được sử dụng để duy trì ổn định xã hội và ngăn chặn hoảng loạn trong công chúng. Do đó, cơ quan chức năng sẽ giữ lại con số thực sự về những người bị nhiễm bệnh trong công chúng.

Bác sĩ này nói thêm: “Sở Y tế thành phố Thượng Hải đã chỉ đạo chúng tôi báo cáo những gì nên báo cáo và không báo cáo những gì không nên báo cáo vì đây là một vấn đề lớn, tạo nên tác động quốc tế.”

Zhu Xinxin, một cựu biên tập viên tại Đài Phát thanh nhân dân Hà Bắc nói với báo Đại Kỷ Nguyên về báo cáo chính thức của phương tiện truyền thông của Trung Quốc về tình hình dịch bệnh.

“Trường hợp lẻ tẻ hiện đang được báo cáo từ các tỉnh và thành phố khác nhau, không có tổng số các trường hợp được đưa ra bởi nhà nước. Đây là một biện pháp thường được sử dụng bởi chính quyền Trung Quốc. Họ có xu hướng nhìn nhận năm mới của Trung Quốc như là một dịp bán hàng lớn giúp tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).”

“Nếu họ báo cáo quy mô thực sự của dịch bệnh, họ sợ điều này sẽ gây náo động rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Khi đó, các dây chuyền sản xuất công nghiệp quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và thị trường bán hàng trong nước sẽ trượt xuống một mức độ nghiêm trọng, làm cho các nền kinh tế yếu kém bị tàn phá. Sau đó khủng hoảng kinh tế chủ lực kéo theo sự sụt giảm GDP quốc gia.”

Một nhân viên nữ trả lời điện thoại tại CDC Trung Quốc cho biết, kể từ nửa cuối năm ngoái, các nhà chức trách đã áp dụng một chiến thuật thấp kém để giải quyết vấn đề H7N9 ở Trung Quốc, họ sử dụng một hệ thống báo cáo hàng tháng phù hợp với hướng dẫn nhà nước, thay vì báo cáo sự cố hàng ngày .

Khi được hỏi về tỷ lệ tử vong thực tế, một người phụ nữ nói: “Dữ liệu tháng 01 sẽ được phát hành vào ngày 10 tháng 02. Số liệu kiểm tra đúng vào tháng Giêng là lớn hơn nhiều so với số liệu từ các tỉnh. Mặc dù, tôi không thể trả lời điều đó.”

Theo một nhân viên tại CDC Trung Quốc, đã có nhiều trường hợp người nhiễm H7N9 ở Bắc Kinh, nhưng con số thực là không rõ ràng.

 

Theo Epochtimes

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc