Home » Thế giới, Tiêu Điểm » Bệnh Viện Hồng Kông Giữ Bí Mật Các Bằng Chứng Thu Hoạch Nội Tạng
Bệnh viện Queen Mary là nơi lưu giữ của một cơ sở dữ liệu cấy ghép gan của Trung Quốc, nơi nắm giữ các bằng chứng có thể được dùng để vạch trần hoạt động thu hoạch nội tạng sống cưỡng bức ở Trung Quốc.
Trong bức ảnh ghép : Ông David Matas (góc trái) và bệnh viện Queen Maryland tại HongKong. Bệnh viện Queen Maryland nắm giữ thông tin đăng ký cấy ghép gan, mà nếu được công bố công khai sẽ có thể cung cấp thông tin quan trọng về thu hoạch nội tạng cưỡng bức tại Trung Quốc.

Trong bức ảnh ghép : Ông David Matas (góc trái) và bệnh viện Queen Mary tại HongKong. Bệnh viện Queen Mary nắm giữ thông tin đăng ký cấy ghép gan, mà nếu được công bố công khai sẽ có thể cung cấp thông tin quan trọng về thu hoạch nội tạng cưỡng bức tại Trung Quốc.

Hồng Kông – Bệnh viện Queen Mary là nơi lưu giữ của một cơ sở dữ liệu cấy ghép gan của Trung Quốc, nơi nắm giữ các bằng chứng có thể được dùng để vạch trần hoạt động thu hoạch nội tạng sống cưỡng bức ở Trung Quốc.

“Chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc đang che đậy tội ác này và một phần của… [việc che đậy] diễn ra ở bệnh viện Queen Mary của Hồng Kông, nhà luật sư nhân quyền người Canada David Matas phát biểu tại một diễn đàn tổ chức ngày 28 tháng 11 ở Hồng Kông bởi Hiệp Hội Các Bác Sĩ Chống Thu Hoạch Nội Tạng Cưỡng Bức (DAFOH), một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại thủ đô Washington, Mỹ.

Cơ sở dữ liệu này đóng cửa đối với công chúng, nhưng lúc trước nó không như thế, theo Matas, người đã dành nhiều năm điều tra việc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác của Đảng cộng sản Trung Quốc (CCP).

“Mỗi bệnh viện ở Trung Quốc phải báo cáo số ca cấy ghép gan cho bệnh viện Queen Mary. Những dữ liệu này được công khai với công chúng trong quá khứ, nhưng từ khi tôi và các nhà nghiên cứu khác bắt đầu trích dẫn thông tin tham khảo từ chúng thì họ đã đóng cửa nó”, Matas giải thích tại diễn đàn hôm 28 tháng 11.

Với đơn vị phẫu thuật đẳng cấp Thế giới của mình, bệnh viện Queen Mary chịu trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu của phòng Đăng Ký Cấy Ghép Gan Trung Quốc (CLTR), bộ phận được thành lập vào tháng 2 năm 2004 để ghi lại tất cả các ca cấy ghép gan ở Trung Quốc. Cơ sở dữ liệu này có mục đích là để hỗ trợ các phân tích và đánh giá khoa học và để thành lập một diễn đàn trao đổi khoa học giữa các trung tâm cấy ghép gan ở Trung Quốc và trên thế giới.

“Việc có được các dữ liệu này là cực kỳ có ích và quan trọng”, người phát ngôn của DAFOH Damon Noto cho biết.

“Nó sẽ giúp chúng tôi truy ra có bao nhiêu lá gan đã được cấy ghép, ở những bệnh viện nào, và với tần suất như thế nào”, ông nói. “Khi Trung Quốc nói rằng họ đang làm ít ca cấy ghép hơn, chúng tôi không thể xác nhận điều đó. Dữ liệu đăng ký này sẽ cho phép chúng tôi xác thực có bao nhiêu bệnh viện đang làm cấy ghép.”

“Sẽ thật là tốt nếu chúng tôi có số liệu đăng ký thận, giác mạc và những thứ khác. Nó có thể đóng vai trò là là một mẫu thử, thứ cho chúng tôi biết có bao nhiêu nội tạng đang được cấy ghép ở Trung Quốc và ở nơi nào”, Noto nói thêm.

CLTR bao gồm 80 trung tâm cấy ghép thận ở 36 thành phố ở Trung Quốc. Từ năm 2005 đến 2012, nó đã thu thập dữ liệu của tổng cộng 21,740 ca cấy ghép gan, bao gồm 1,560 ca cấy ghép gan từ người hiến tặng còn sống (các ca phẫu thuật mà một mảnh gan được lấy ra từ người hiến tặng và cấy ghép cho người nhận).

CLTR hàng năm còn đánh giá chất lượng và tính hợp lệ của dữ liệu cung cấp bởi từng trung tâm cấy ghép gan, bao gồm chất lượng của gan cấy ghép và nội tạng là hoàn chỉnh hay là một phần. Dữ liệu của Trung Tâm Cấy Ghép Tạng phương Đông của Bệnh Viện Trung Tâm Cấp Một Thiên Tân được xếp hạng 1 vào năm 2010 và 2011.

Theo Tổ Chức Quốc tế về Điều Tra Đàn Áp Pháp Luân Công thì Bệnh Viện Trung Tâm Cấp Một Thiên Tân là một trong các bệnh viện bị nghi là sử dụng nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Bệnh viện này đã lập một kỷ lục 44 ca cấy ghép gan trong một tuần vào tháng 12 năm 2004, theo báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc.

 
Bệnh viện này còn hoàn thành 24 ca cấy ghép gan và thận trong một ngày, người nhà các bệnh nhân kể với tờ Phoenix Weekly.

“Thật đáng quan ngại rằng bệnh viện này có thể làm nhiều ca cấy ghép như vậy”, Noto nói. “Tại sao họ có một nguồn cung cấp nội tạng nhiều đến thế? Có một nhà tù hay trại lao động nào gần bệnh viện này không? Điều này có thể cho chúng ta manh mối về nguồn gốc số nội tạng này.

“Một điều nữa là chúng tôi không biết mình có thể tin tưởng dữ liệu này đến mức nào. Trước đó, David Matas đã khá tự tin rằng nó chính xác. Nhưng hiện giờ khi chúng tôi nói rằng nó là chìa khóa thì họ có thể gian lận số liệu” ông cho biết.

“Để biết một hệ thống cây ghép tạng có tính đạo đức hay không thì nó cần phải minh bạch”, Noto nói thêm. “Ở các nước khác, người ta có thể thấy thông tin đăng ký của họ. Không những Trung Quốc nên công khai số liệu đăng ký của họ ngày bây giờ mà họ nên công khai các số liệu đăng ký trước đó. Chúng ta có quyền tiếp cận với lịch sử của những gì mà họ đã làm”.

Theo Vietdaikynguyen

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc