Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Trung Cộng giết chết người Trung Quốc
Trong một trường hợp gần đây, học viên Pháp Luân Công Lý Hồng Khuê từ Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã bị bức hại trong 07 năm, và cuối cùng đã chết vì tra tấn. Trước khi được thả, gia đình anh đột ngột được thông báo là anh ấy bị xuất huyết não. Cuối cùng khi gia đình gặp được anh, anh đã không thể nói được gì nữa. Sau đó, ngay khi tình trạng anh ấy có vẻ chuyển biến tốt hơn, anh đã đột ngột qua đời. Theo điều tra, anh đã bị biệt giam ngay lập tức sau cuộc nói chuyện với các viên chức từ Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh. Kể từ đó, anh không thể nói và bắt đầu không tập trung. Gia đình anh nghi ngờ rằng anh đã bị cưỡng ép uống thuốc độc, thứ mà gây ra xuất huyết não, và cuối cùng là tử vong.

>>Trung Quốc: Nỗi sợ của một lãnh đạo làm đảo lộn cả đất nước

 

>

Tái hiện cảnh tra tấn

Nghi án thí nghiệm trên thân thể người của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Trường hợp của anh Lý Hồng Khuê làm chúng tôi ra nhớ về một sự việc khác xảy ra ở nhà tù nữ Hắc Long Giang. Những người xấu được ĐCSTQ khuyến khích để cưỡng bức học viên Pháp Luân Công bị biệt giam uống những loại thuốc lạ. Những học viên đã bị xích vào một cái vòng trên sàn nhà, bị buộc ngồi trên một cái ghế sắt, hay tay bị còng lại. Theo những học viên bị cưỡng bức tiêm thuốc, nhiều hơn một loại hóa chất không rõ nguồn gốc đã được sử dụng. Một số gây khát và nóng bừng và trong khi những loại khác thì gây đau đầu và bụng dữ dội. Có một loại hóa chất màu hồng gây mệt mỏi và rã rời cơ bắp. Các lính canh theo dõi các triệu chứng của họ, và hỏi những câu hỏi như: “Cô cảm thấy nóng không? Cô ổn chứ?”

Nhiều học viên bị giam ở Trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tử ở Cáp Nhĩ Tân đã bị bức hại đến chết. Nhiều người khác bị bức hại cho đến khi họ rơi vào tình trạng nguy kịch, sau đó được gửi về nhà, nơi mà họ sớm tử vong. Học viên Đổng Liên Thái 45 tuổi từ Song Thành. Vài ngày sau khi được gửi về nhà từ trại lao động cưỡng bức, cô đã bị sốt cao và ho ra một chất giống như mô phổi mà có mùi kinh khủng. Triệu chứng của cô rất giống với những trải nghiệm của rất nhiều học viên khác trước khi họ bị bức hại đến chết ở Trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tử. Những học viên đó bao gồm Liễu Quyền Quốc, Nhạc Bảo Học, và Đông Văn Thành. Lính canh Triệu Sảng đã nói với ông Lưu trước khi ông ấy được gửi về nhà: “Ông sẽ chết sớm thôi.”

Học viên Phó Nghiêu là một giáo viên âm nhạc ở Song Thành. Anh bị đưa đến một bệnh viện tâm thần nơi mà anh đã bị cưỡng bức tiêm một loại thuốc không rõ nguồn gốc. Ngay sau đó anh bị mất ý thức, và khi tỉnh dậy, anh đã bị mất ký ức của bảy năm. Vào thời gian đó, khoảng trên hai mươi người đã bị giam giữ cùng phòng. Sau khi bị tiêm thuốc, đôi mắt của họ thẫn thờ, khuôn mặt đần độn, và một số bị chảy nước dãi.

Học viên Liễu Chí Mai nhập học tại Khoa Kỹ thuật Hóa học tại Đại học Thanh Hoa vào năm 1997 với số điểm đứng đầu tỉnh Sơn Đông. Cô ấy bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công trong khi ở trường đại học. Tuy nhiên, cô đã bị bắt giữ vào tháng 05 năm 2001. Cô đã bị tra tấn, hậu quả là đầu cô bị biến dạng, ngực bị thương, và bị mất vài móng tay. Tháng 11 năm 2001, khi 22 tuổi, cô đã bị kết án 12 năm tù. Từ cuối năm 2002 đến 2008, hàng ngày cô bị cưỡng bức tiêm thuốc độc tại Nhà tù nữ tỉnh Sơn Đông. Cô đã bị phân loại “bệnh tâm thần”. Cô có triệu chứng tâm thần vào năm 2003 do bị tiêm thuốc. Vào tháng 11 năm 2008 – ba ngày trước khi được thả khỏi nhà tù, cô đã bị tiêm một mũi thuốc khác vì nhân viên nói cô ấy bị sâu răng. (Theo gia đình cô, cô không bị một cái răng sâu nào cả.)

Vào ngày thứ ba sau khi cô trở về nhà, cô Lưu đột nhiên bị mất phương hướng, và tình trạng của cô xấu đi hằng ngày. Cô trở nên bồn chồn và nói năng không lý trí, không thể kiểm soát chuyển động cơ thể, và không thể ngủ, hoặc chỉ ngủ hai giờ mỗi đêm. Cô nhanh chóng mất trí nhớ và thậm chí không thể nhớ tuổi của mình. Cô lúc nào cũng khát và cần uống rất nhiều nước. Cô đi tiểu ra giường mà không nhận ra mình đang ngủ trên giường ướt. Do kết quả sự tra tấn của ĐCSTQ, một sinh viên xuất sắc tại Đại học Thanh Hoa đã trở thành một người bệnh tật cả về thể chất lẫn tinh thần.

Quách Bảo Dương là một sinh viên trường Cao đẳng Chuyên nghiệp Kỹ thuật Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Vào tối ngày 03 tháng 04 năm 2010, trong trung tâm giam giữ Đại Sơn Thanh Đảo, lính canh đã bỏ chất độc vào trong thức ăn và nước uống của cậu. Họ cũng phóng một chất khí không rõ nguồn gốc có mùi hăng và tạo ra tiếng ồn và ánh sáng rực rõ. Một lần, một lính canh đã yêu cầu một cách ác ý: “Ngửi đi! Mùi thơm chứ?”

Quách Bảo Dương đã được thả sau bảy ngày giam giữ. Sau khi cậu ấy trở về nhà, cậu bị mất phương hướng, và không thể kiềm chế đại tiểu tiện. Cậu cũng bị nhầm lẫn, đau đầu, và có ý định tự tử. Những triệu chứng tái phát vài lần mỗi ngày.

Học viên Lưu Kim Anh nguyên là cục phó Cục thư tín huyện Lai Thủy tỉnh Hà Bắc. Cô bị giam giữ năm năm trong trại tù vì niềm tin vào Pháp Luân Công. Cô đã bị tra tấn tàn bạo và cưỡng bức dùng thuốc. Vào ngày 07 tháng 10 năm 2011, cô bị bắt giữ một lần nữa, và bị đưa đến khóa tẩy não ở trường Đảng Lai Thủy. Ở đây, cô bị đánh cho đến khi bất tỉnh, rồi bị tiêm các thuốc không rõ nguồn gốc. Sau đó cô đã bị bệnh đau dạ dày và bị phù.

Ân Tiến Mỹ ở làng Đông Thành, thị trấn Liên Hoa, quận Lư Sơn, địa khu Cửu Giang, tỉnh Giang Tây. Vào ngày 24 tháng 03 năm 2009, cô bị kết án 18 tháng tù bởi Điền Nhữ Hoành và những người khác từ Cục Công an quận Lư Sơn, Cửu Giang. Sau đó cô bị gửi đến Trại lao động cưỡng bức nữ Nam Xương, Giang Tây. Cô đã không chịu “chuyển hóa”, vì vậy lính canh thường bí mật bỏ những chất lạ vào thức ăn của cô. Cô đã một lần phát hiện ra hành động của họ và đã hỏi các lính canh, nhưng lính canh phủ nhận làm gì sai trái. Trong hai lần tiếp theo cô bị sáu hay bảy lính canh ép và sau đó là bức thực cô bằng một hóa chất độc hại. Có một lính canh tốt bụng tại đó đã nói: “Cô ấy còn quá trẻ. Đừng sử dụng loại thuốc đó.” Tuy nhiên, không ai nghe lời anh ấy cả.

Trại lao động cưỡng bức Nam Xương, Giang Tây cũng bị nghi ngờ liên quan đến việc dùng các thuốc độc hại như một phương pháp để tra tấn các học viên. Sau khi học viên Chu Thế Chân, một nông dân ở làng Hoàng Mã, huyện Nam Xương, tỉnh Giang Tây, được thả khỏi nhà tù, những lính canh đã cố ý nhấn mạnh với gia đình ông rằng ông vẫn trong tình trạng tốt. Tuy nhiên, hai ngày sau đó, tinh thần ông trở nên mơ hồ. Ông bị mất phương hướng và qua đời không lâu sau đó.

Học viên Liễu Mộc Lan từ Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông. Vào tháng 01 năm 2012, cô bị đưa đến khu số 04 Nhà tù nữ tỉnh Quảng Đông. Các lính canh đã bí mật bỏ thuốc độc vào thức ăn của cô. Sau đó họ cưỡng bức cô uống “thuốc” độc hại hằng ngày. Kết quả là cô bắt đầu xuất hiện rất nhiều triệu chứng, gồm cả bị nhầm lẫn, ảo giác, mắt thẫn thờ không nhìn rõ, sưng chân, ăn nói chậm chạm, và có bọt trắng nơi khóe miệng khi cô nói. Con người khỏe mạnh và vui vẻ này đã bị bức hại đến mức độ như vậy chỉ trong bốn tháng.

Lịch sử thí nghiệm trên thân thể người của quân đội Nhật Bản

Trong suốt thời kỳ chiến tranh khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, người Nhật đã bí mật phát triển các tác nhân lây nhiễm để sản xuất vũ khí sinh học tiềm năng cho chiến tranh sinh học. Chúng bao gồm sốt thương hàn, dịch hạch, dịch tả, và lao. Họ đã tiến hành thử nghiệm trên người ở Trung Quốc. Việc thử nghiệm nổi tiếng nhất là “quân đoàn 731” ở Cáp Nhĩ Tân. Người phát minh vũ khí sinh học Ishii Shiro đã hai lần là Tổng tư lệnh của quân đoàn. Vì vậy, nó có tên là “Những quân đoàn của Ishii”. Chương trình này được thành lập bởi Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Phòng dịch của Trường Lục quân Quân y ở Tokyo, Nhật Bản, và bao gồm tám phòng ban và một ban đặc biệt. Họ đã thử nghiệm trên hơn ba nghìn đối tượng con người, vượt xa “Viện nghiên cứu vi khuẩn Poznan” của Đức. Trong “cơ sở” sát nhân này, việc thử nghiệm vô nhân đạo và giải phẫu thân thể người sống đã được tiến hành để có tư liệu về những phương thức giết người, quá trình nhiễm khuẩn, và thay đổi sinh lý. Họ đã dùng 40 đến 45 phương pháp thử nghiệm độc ác khác nhau.

Năm 1946, Cáp Nhĩ Tân là thành phố đầu tiên được thành lập sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền. ĐCSTQ đã kiểm soát đất nước – nhưng cũng mang sự tàn ác của những đơn vị Nhật vào. Những thử nghiệm trên thân thể người sống là một ví dụ.

Trong suốt mười ba năm ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công, vô số tội ác đã bị phơi bày, gồm cả cưỡng bức dùng thuốc. Điều này xảy ra không chỉ ở nhà tù Cáp Nhĩ Tân và các trại lao động cưỡng bức, mà còn trên khắp các nhà tù ở Trung Quốc. Phương thức độc ác này không chỉ được dùng trên các học viên, mà còn với nhiều người dân thường đi kháng cáo.

Tuyên truyền hận thù xóa bỏ đạo nghĩa

Tại sao ĐCSTQ tạo ra nhiều chiến dịch và hành động tàn nhẫn đối với người dân của mình?

Trước khi giết hại người Do Thái, phát xít Đức đã sử dụng chiến dịch tuyên truyền để tuyên bố rằng người Do Thái là “kẻ thù của Đức”. Trước khi quân đội Nhật Bản được huấn luyện để giết người Trung Quốc, họ tuyên bố rằng người Trung Quốc là thấp kém. Họ gọi những đối tượng người dùng cho thí nghiệm là “đầu gỗ”. Họ phủ nhận việc các nạn nhân là đồng loại và giả định rằng họ có hại hoặc vô tri vô giác.

Tuy nhiên, ĐCSTQ giết người dân của nó – là hàng xóm, dân làng, đồng nghiệp, bạn bè, giáo viên, và thậm chí cả gia đình. Làm sao nó lại thành như thế?

ĐCSTQ đã sử dụng cùng một chiến dịch tuyên truyền thù hận, kéo dài thậm chí còn hơn chiến dịch của Đức quốc xã, để phỉ báng một nhóm người nhất định. Họ thấm nhuần học thuyết đàn áp tàn nhẫn kẻ thù, và mỹ hóa tội ác chống lại các nạn nhân là “cách mạng” và “chính nghĩa”. Tư tưởng của người Trung Quốc đã thấm nhuần thuyết vô thần và đấu tranh đã bị lệch lạc. Họ đã đánh mất nhận thức về nền văn hóa truyền thống Trung Hoa kính Trời tín Thần, suy ngẫm và xét lại chính mình. Họ đã đánh mất các tiêu chuẩn đạo đức: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Họ đã không còn tuân theo tiêu chuẩn của đạo đức, bao gồm tự kiểm soát bản thân, khiêm tốn, cung kính, và tiết kiệm. Ngày nay, xã hội đã bị chi phối bởi giả, ác, đấu. Sự lương thiện của người dân bị đàn áp, trong khi đó cái xấu ác của họ được khuyếch trương. Bị dối trá dẫn dắt, sự tàn ác đã trở lại Trung Quốc.

ĐCSTQ dán nhãn địa chủ và những người sở hữu nhà máy là “giai cấp bóc lột”, nguyên nhân viên chính phủ Dân quốc và thậm chí các tướng lĩnh kháng Nhật thì thành “phản cách mạng”, những người trí thức, ủng hộ dân chủ là “cánh hữu”, và những sinh viên yêu nước chống tham nhũng là “côn đồ”. Hậu quả là, binh lính, Hồng vệ binh, cảnh sát, và thậm chí cả dân thường được cho là đúng trong những tội ác của họ – đánh đập, tra tấn, giết người và đầu độc. Trong khi đó, ĐCSTQ tự cho nó là một quan tòa. Sau mỗi cuộc vận động chính trị, họ đổ thừa cho một nhóm các nạn nhân. Sau khi Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền, linh hồn của dân tộc Trung Hoa đã thức tỉnh. Hành vi và ngôn từ của người dân đã được quy chính. Học viên Pháp Luân Công một lần nữa có tiêu chuẩn để đo lường mọi việc. ĐCSTQ ghê sợ đã phỉ báng và vu khống Pháp Luân Công, và bức hại những người tin vào Chân – Thiện – Nhẫn. Dưới sự giả dối và bạo lực, những nạn nhân đã bị mất đi thân thể, nhưng, kẻ giết người đã hủy diệt linh hồn của chính mình. ĐCSTQ là kẻ phạm tội lớn nhất và là kẻ thù của người dân Trung Quốc và nhân dân thế giới.

Theo minhhue.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc