Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Truyền thuyết về năm mới của Trung Hoa
Ngày xưa, có một con thú hung bạo tên là Nian Nian sống dưới lòng biển quanh năm, nhưng khi đêm Giao Thừa TQ đến, Nian sẽ rời biển, vào làng, ăn thịt sống và làm thiệt hại con người. Vì thế, hằng năm khi Giao Thừa đến gần, tất cả người ta chạy lên núi để tránh nó.

Có một năm, khi mọi người đang lo chạy lên núi,  thì một ông già xa lạ đi vào làng. Ông ta nói với một cụ bà nếu bà ta đồng ý cho ông ta tạm trú một đêm, ông sẽ làm cho con thú dữ Nian bỏ đi. Nhưng không ai tin lời ông ấy. Cụ bà đã cố thuyết phục ông ta trốn lên núi. Nhưng ông cụ vẫn ở lại trong làng. Khi con thú dữ Nian vào làng để làm chuyện xấu, đột nhiên nó vô cùng hoảng sợ bởi tiếng pháo nổ vang to. Trong lúc đó, hắn thấy 2 câu thơ đỏ trên cửa của một ngôi nhà và đèn cầy trong nhà vẫn cháy sáng. Con thú dữ Nian quá sợ hãi và bỏ chạy. Điều này đã hóa ra là pháo, đèn và màu đỏ đã là những thứ mà Nian sợ hãi nhất. Ngày thứ 2, khi dân làng trở về, họ tìm thấy không có gì thiệt hại. Sau đó họ luận ra rằng ông cụ già kia chính là một vị thần. Cùng lúc đó họ đã biết 3 vật quý báu mà có thể đuổi Nian.

Năm mới tại Trung Quốc

Từ đó, cứ mỗi năm vào đêm Giao Thừa, tất cả mọi người đều dán câu thơ đỏ trên cửa, đốt pháo, giữ đèn cầy cháy sáng suốt đêm. Phong tục này đã được truyền xa một cách nhanh chóng và rộng rãi và Năm Mới đã trở thành một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của người Trung Hoa.

Mỗi năm, 7 ngày trước Năm Mới, dựa theo lịch Tàu mà đã được gọi là “xiao nian”, trong suốt những ngày này,  nhà  nhà đều chuẩn bị cho một Năm Mới sắp đến. Họ dọn dẹp nhà cửa, mua sắm những thứ vật dụng cho cổ bàn Năm Mới, chẳng hạn như gà, cá, kẹo, và những thứ đại loại dùng trong nghi lễ. Mỗi nhà cũng chuẩn bị quà cho thân quyến, bạn bè đến thăm và mua quần áo mới cho trẻ con.

Vào đêm Giao Thừa, đó là lúc mà cả nhà họp mặt. Miền Bắc Trung Hoa, người ta thường ăn bánh hấp, bởi vì theo cách phát âm tên bánh hấp của người Trung Hoa thì giống như là chữ “họp mặt”. Vì thế, bánh hấp tượng trưng cho sự “họp mặt”. Người Nam cũng ăn bánh Tết tượng trưng cho một điều tốt lành cho một năm sung túc hơn. Vào đúng 12 giờ chấn dứt năm củ và lúc 00 giờ sáng của Năm Mới, mỗi nhà sẽ đốt pháo gọi là “Pháo giao thừa”.

Vào ngày đầu năm, người ta mặc quần áo mới và thật đẹp. Họ đi viếng thăm người lớn tuổi trong gia đình họ để chúc mừng năm mới. Trẻ con cuối quì trước người lớn và nhận tiền lì xì trong bọc đỏ. Những ngày kế tiếp, họ sẽ viếng thăm người thân và bạn bè để chúc nhau Năm Mới.

Theo chanhkien


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc