Home » Thế giới » Mỏ 12000 tuổi ở châu Mỹ
Ngày 5/12 Báo El Mercuria đưa tin, tại Chile đã phát hiện một mỏ cổ nhất trong số các mỏ được biết đến trên lãnh thổ Nam và Bắc Mỹ. Mỏ này nằm cách thủ đô Santiago, Chile 1000km về phía bắc.

Theo các nhà khảo cổ học Trường Đại học Tổng hợp Chile, mỏ này chứa quặng oxit sắt, đã được phát hiện vào tháng 10/2008, nhưng “độ tuổi” của nó đến nay vẫn chưa thể xác định được một cách chính xác. Mới đây, Uỷ ban các chuyên gia Ba Lan và Mỹ đã công bố các kết quả kiểm tra cho biết, mỏ này được hình thành cách đây 12.000 năm.

Có thể thấy rằng, mỏ oxit sắt này được khai thác nhiều nhất trong giai đoạn từ 10 đến 200.000 năm trước Công nguyên. Oxit sắt khai thác trong mỏ được người Ấn Độ sử dụng làm bột màu nhuộm quần áo, cũng như trong các nghi lễ tôn giáo.

Mỏ Chukikamata ở Chile. Ảnh wikipedia.org

Mỏ Chukikamata ở Chile. Ảnh wikipedia.org

Trưởng nhóm nghiên cứu Diego Salazar cho biết, phát hiện này cho thấy vai trò quan trọng của tôn giáo trong đời sống của người Ấn Độ, bởi vì oxit sắt không phải dùng để giao dịch, cũng không thể sử dụng làm thực phẩm.

Ngoài ra, trong mỏ này các nhà khảo cổ học còn tìm thấy các công cụ khai thác oxit sắt được làm bằng đá và vỏ sò biển. Theo lời nhà khảo cổ học Hermann Salinas, đến giờ đã tìm thấy hơn 1000 công cụ, nhưng con số này có thể lên đến một vài nghìn. Mỏ này được đặt tên là San Ramon 15.

Trước khi công bố tuổi của mỏ này, mỏ được cho là cổ nhất ở châu Mỹ là một mỏ thuộc lãnh thổ Mỹ với độ tuổi 2.500 năm. Hiện nay, mỏ lâu đời nhất trên thế giới là mỏ ở Nam Phi – khoảng 40.000 năm.

Nguyễn Hoàng (Theo Lenta)

Theo bee

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc