Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Thực trạng móc ngoặc của báo giới Trung Quốc
Mở đầu mục điểm tuần báo hôm nay, chúng ta đến với lĩnh vực báo chí ở Trung Quốc. Với bài viết « Làm báo ở Trung Quốc, một nghề hết sức khó khăn », tuần san Courrier International đăng lại bài trả lời phỏng vấn của ông Trường Bình, cho một tờ nhật báo Đài Loan. Ông Trường Bình, một nhà báo nổi tiếng, hiện trong tầm ngắm của chính phủ, cho biết quan điểm riêng của mình về thực trạng nghề báo ở Trung Quốc.

Theo ông Trường Bình, tình hình ngành truyền thông Trung Quốc đã có nhiều thay đổi. Trước kia, đối với họ, trách nhiệm chính trị phải đặt lên hàng đầu, còn hoạt động thương mại chỉ là thứ yếu. Còn ngày nay, họ đã dần xa vai trò tuyên truyền thuần túy, mà đã bắt đầu hoạt động theo cơ chế thị trường. Tức sau khi đã kiếm được tiền rồi thì họ mới quay lại nhiệm vụ cung cấp thông tin.

Về lý tưởng nghề nghiệp, ông cho biết, những nhà báo có lý tưởng đang ngạt thở dưới sức ép kiểm duyệt. Nhiều người trong số họ chịu ảnh hưởng tư tưởng của những năm 1980, thời kỳ được cho là hoàng kim của tư tưởng đổi mới. Họ mong muốn ngành truyền thông được dễ thở và độc lập hơn.

Liên quan đến việc gần đây một vài lãnh đạo Trung Quốc có vẻ mở rộng dân chủ khi kêu gọi người dân mạnh dạn nêu thắc mắc, Trường Bình cho rằng đó chỉ là một cách kiểm soát của chính quyền. Theo ông, trong một nền dân chủ thật sự, thì chả cần giới chức phải bảo người dân nên làm đều nay hay đều khác.

Hiện tại, quyền tự do báo chí ở Trung Quốc luôn bị bó buột. Như ở Đài Loan, một đất nước dân chủ và tự do ngôn luận, báo chí dám tấn công cả người đứng đầu nhà nước. Còn ở Trung Quốc, đó là một chuyện khác. Báo giới phải chịu trách nhiệm khi đăng bài như vậy.

Vì có nhiều ảnh hưởng trong xã hội, giới truyền thông là một lĩnh vực dễ bị thoái hóa biến chất nhất. Đa số các nhà báo đều nhận phong bì đặt hàng để viết bài. Vì thế, họ không thể chỉ trích hay phê phán người đã đút tiền cho họ. Trong các buổi họp báo, chính quyền thường phát nhiều phong bì hơn các công ty. Có nhiều nhà báo móc ngoặc với chính quyền để viết bài theo ý họ. Ông Trường Bình nhận đinh : « Vì thế, những người này không nên kêu ca bất công khi mọi người khinh thường họ ».

Một thực trạng khác là, nhiều nhà báo lúc đầu viết rất hay, rất thật, nhưng khi đã có chức vụ tương đối nào đó, họ phải chấp nhận từ bỏ nhiều thứ. Vì thế, họ phải luôn đứng trước hai con đường : vừa viết điều mình muốn viết, vừa viết điều mà chức vụ mình cần viết. Thế nhưng, có người cho rằng, nên tạm chấp nhận mâu thuẫn này, và chờ đợi. Khi nào nắm được chức vụ cao thì sẽ viết sự thật mình muốn viết. Về vấn đề này, ông Trường Bình cho rằng, có ai dám chắc khi đã lên cao người ta không thay đổi. Mà thường thì khi có chức vụ rồi, người ta trở thành kiểu người mà buổi đầu họ luôn chống lại.

Theo tin rfi

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc