Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm » Các Đảng viên lão thành Trung Quốc yêu cầu tự do báo chí
Một nhóm gồm 23 Đảng viên lão thành Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã viết một bức thư gửi tới Quốc hội nhằm yêu cầu chấm dứt vấn đề kiểm duyệt thông tin tại nước này. Sự việc này diễn ra chỉ một vài ngày sau khi ông Lưu Hiểu Ba(Liu Xiabo) vừa được trao giải Nobel Hòa Bình năm nay – một hành động đã khiến chính phủ Trung Quốc khá phẫn nộ.

Zhao Ziyang-một trong những nhà cải cách nổi bật nhất của Trung Quốc (Nguồn: ABC)

Ông Lưu Hiểu Ba đã bị kết án 11 năm tù trong năm 2009 và hiện đang là tù nhân chính trị do tiến hành các tư tưởng cải cách dân chủ tại Trung Quốc trong thời gian trước đó. Vợ ông, bà Lưu Hà (Liu Xha) cũng đã bị bắt giữ ngày thứ sáu vừa qua.

Trong bức thư nói trên, các Đảng viên lão thành đã miêu tả và coi hệ thống kiểm duyệt báo chí đang được áp dụng hiện nay tại Trung Quốc như một vụ bê bối và là một nỗi hổ thẹn. Và qua bức thư, các Đảng viên này cũng đã yêu cầu cho xuất bản và lưu thông các cuốn sách, báo giấy và tạp chí không cần qua kiểm duyệt, cũng như nới lỏng mức kiểm soát đối với Internet tại Trung Quốc.

Nhận định về bức thư này, ông Matt Gertken, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc hiện đang làm việc tại Công ty Báo chí Toàn cầu Stratfor, cho rằng cải cách chính trị là một trong những chủ đề thường được đề cập tới trong lịch sử hiện đại Trung Hoa.

“Kể từ lần đầu tiên Đặng Tiểu Bình tuyên bố cải cách kinh tế, chúng ta đã thấy vấn đề cải cách chính trị được nhắc đến nhiều lần. Tuy nhiên, có thế thấy rõ rằng Đảng Cộng Sản không chút hào hứng trong việc thể tiến hành bất cứ cải cách nào đã được đề xuất. Trên thực tế, cụm từ ‘cải cách chính trị’ vẫn luôn mang một ý nghĩa hết sức mơ hồ và thường không gắn liền với các thay đổi chính sách cụ thể”, ông Gertken nói.

Các cá nhân liên quan

Trong số 23 vị Đảng viên lão thành, những người đã cùng viết bức thư này, có cả những tên tuổi lớn trong lịch sử chính trị Trung Quốc, như nguyên Thư ký của Mao Trạch Đông, nguyên Giám đốc nhà xuất bản tờ Nhật báo Nhân dân– tờ báo chính thức của Đảng Cộng Sản, hay một số các cựu sỹ quan quân đội và công chức nhà nước. Hầu hết các nhân vật này đều là thành viên của Đảng Cộng Sản. Rõ ràng, họ không hề e ngại công bố tên tuổi của mình khi viết bức thư này.

Ông Gertken nhận định rằng những nhân vật này họ đều có nền tảng kiến thức cũng như kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực báo chí, kinh doanh, quân sự hay cựu cán bộ của chính phủ, và hầu hết đều là đảng viên Đảng Cộng sản. Với tuổi đời khá cao, họ có khả năng xuất hiện và đề cập đến những vấn đề nhạy cảm vốn được coi là cấm kỵ. Trên một góc độ nào đó có thể nói họ phần nào được phép làm điều đó trong khi những người khác khó có được. Tuy vậy, khi được hỏi về vấn đề liệu có diễn ra sự trả đũa về mặt chính trị, ông Gertken cho biết:

“Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, bởi dựa trên cách thức làm việc của các lực lượng an ninh Trung Quốc, họ không dễ dàng bỏ qua cho những cá nhân ủng hộ cải cách chính trị, hoặc chỉ trích Chính phủ công khai mà chúng ta đang thấy hiện giờ.”

Các nhà cải cách đang thắng thế?

Nhiều người cho rằng cùng với việc Lưu Hiểu Ba giành được giải Nobel Hòa Bình, giờ có thêm bức thư này nữa, dường như các nhà cải cách tại Trung Quốc đang được tiếp thêm sức mạnh. Tuy nhiên, ông Gertken lại cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ không dễ dàng thỏa hiệp. Hiện nay, Trung Quốc đang tập trung phát triển nền kinh tế và trong một số phương diện thay đổi cơ cấu kinh tế nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế luôn luôn diễn ra. Mọi yếu tố hiện nay, hay như hầu hết các vấn đề bất ổn xã hội đều được nhìn nhận theo hướng xuất phát từ vấn đề phát triển kinh tế. Chính vì vậy, theo đánh giá của ông Gertken, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục tập trung vào phát triển kinh tế. Còn vấn đề cải cách chính trị trên thực tế đôi khi được đề cập đến với những hứa hẹn với những ngôn từ hoa mỹ, nhằm xoa dịu dân chúng mà thôi, thay vì thực sư tiến hành những thay đổi cụ thể trong hệ thống chính trị.

Tuy vậy, ông Gertken vẫn cho rằng, bức thư của các Đảng viên lão thành sẽ vẫn gây nên một cuộc tranh luận khi cuộc họp Đảng quan trọng sắp sửa diễn ra vào thứ sáu(15/10), nhằm giới thiệu các nhà lãnh đạo mới trong tương lai cũng như việc định hình chính sách trong các năm tiếp theo. Theo ông, bức thư sẽ khiến buổi họp thu hút được sự quan tâm nhiều hơn và hy vọng sẽ đưa ra vấn đề tự do báo chí lên bàn nghị luận.

“Thực tế cho thấy rằng, vấn đề pháp lý hóa tại Trung Quốc đang được tiến hành bằng cách dựa vào Hiến pháp cũng như cố gắng tranh luận dựa trên tính linh động ngày càng cao trong việc hợp pháp hóa. Và đây cũng chính là những gì mà nhóm các Đảng viên lão thành này đang cố gắng tiến hành. Thế nhưng, mặt khác, tôi cũng không ủng hộ hoàn toàn nếu Trung Quốc đột nhiên gỡ bỏ sự kiểm soát đối với các nguồn thông tin. Một trong những yếu tố chủ chốt của chế độ Cộng sản đó là nắm giữ quyền hành và việc kiểm soát thông tin chính là cách để có thể duy trì một đất nước Trung Hoa thống nhất. Nếu không, những khác biệt về vùng miền sẽ ngày càng rõ ràng hơn, áp lực về mặt xã hội ngày càng dâng cao và cuối cùng là rủi ro về một sự bất ổn trong nước.”

Theo bayvut


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc