Home » Sức khỏe » Thuốc mê Trung Quốc cổ xưa

Thời Tam Quốc, có một tích chuyện về Hoa Đà mổ vết thương cho Quan Vũ, nhưng Quan Vũ thản nhiên uống rượu, chơi cờ. Kỳ thật, Hoa Đà có thể đã dụng một loại thuốc đắp gây tê được gọi là phong gia vào tay của ông. Hoa Đà có thể là người đầu tiên phát minh và sử dụng thuốc tê.

Thần Y Hoa Đà (Ảnh của Secretchina)

Quan Vũ là một hình tượng huyền thoại ở Trung Quốc. Ông là một vị tướng của nhà Thục trong thời kỳ Tam Quốc (từ năm 222 tới 265 sau Công Nguyên). Trong một trận chiến ở Phàn thành, một mũi tên tẩm độc đã làm bị thương cánh tay phải của Quan Vũ. Một nhà giải phẫu học nổi tiếng vào lúc đó, Hoa Đà, đã làm một cuộc giải phẫu trên tay phải của ông, và cắt đi phần cơ và xương bị nhiễm độc. Trong suốt quá trình phẫu thuật, Quan Vũ liên tục uống rượu và chơi cờ. Ông nói và cười như thể không có gì xảy ra. Sự điềm tĩnh đã mang đến cho ông sự ngưỡng mộ và kính trọng từ tất cả quân lính và những vị tướng chứng kiến cuộc phẫu thuật. Họ đã ngạc nhiên làm sao Quan Vũ có thể điều khiển bản thân mình tốt như thế khi đối mặt với cơn đau như vậy. Nhưng thực tế là, trước cuộc phẫu thuật, Hoa Đà có thể đã dụng một loại thuốc đắp gây tê được gọi là phong gia vào tay của ông. Hoa Đà có thể là người đầu tiên phát minh và sử dụng thuốc tê.

Trước thời Hoa Đà, để ngăn bệnh nhân quằn quại và dịch chuyển không ngừng trong một cuộc giải phẫu đau đớn, trước cuộc phẫu thuật đại phu (bác sĩ) có thể trói chặt bệnh nhân cả tay lẫn chân. Hoặc các đại phu có thể đánh vào đầu bệnh nhân hoặc lấy một ít máu để làm bệnh nhân bất tỉnh.

Để làm giảm bớt nỗi đau đớn trong quá trình phẫu thuật, Hoa Đà đã cố mọi cách để tìm một loại dược thảo gây tê. Một ngày khi Hoa Đà đang ở trên một đỉnh núi để hái thảo dược, ông bắt gặp một người tiều phu bị thương rất nặng. Người tiều phu chộp lấy một vài lá cây, vò nát chúng và nhét chúng vào vết thương của ông. Sau một lúc, cơn đau biến mất. Hoa Đà sửng sốt trước tác dụng của thần dược, và vội vàng hỏi người tiều phu về tên của loại cây. Những cái lá từ một loài cây được gọi là phong gia. Sau nhiều lần thử và thất bại, Hoa Đà cuối cùng đã tạo ra được một loại thuốc tê nổi tiếng được gọi là “Ma Phí Tán.”

Trong chương 16 của một cuốn tiểu thuyết tiếng Trung nổi tiếng “Tất Cả Là Huynh Đệ” (tên khác của nó là Thuỷ Hử), một quân sư từ Lương Sơn, có tên Ngô Dụng, bỏ một chút chất gây mê vào đồ uống và cướp đoạt thành công tài sản của Dương Chí, người chịu trách nhiệm phân phát của cải. Sau khi Dương Chí và quân lính của ông đã uống rượu, cả 15 người họ không thể làm gì ngoài việc nhìn một cách vô vọng bảy người đàn ông lấy của cải ngay trước mặt. Họ không thể đứng dậy, cử động, hay thậm chí nói một từ. Kỳ thật, Ngô Dụng đã trộn thuốc mê với rượu. Thuốc mê Trung Quốc ông đã dùng được gọi là “mê hán“. “Mê” có nghĩa là bất tỉnh và “hán” có nghĩa là “một người trưởng thành” trong tiếng Trung Quốc, vì thế “mê hán” dược có nghĩa là một loại thuốc làm cho một người trưởng thành phải bất tỉnh. Thành phần chính yếu trong thuốc này là phong gia.

Cuốn Lý Giải về Thực Vật đã trình bày, “Phong gia sống ở vùng thảo nguyên hoang dã tại tỉnh Quảng Tây. Nhưng tên cướp thường lấy thân của nó, vò nát chúng, và bỏ chúng vào đồ ăn để làm cho nạn nhân của chúng bất tỉnh để chúng có thể ăn trộm đồ đạc của họ. Thuốc mê hán hẳn là được làm từ loại thảo dược này.”

Có nhiều loại thảo dược Trung Quốc có thể dùng cho gây tê. Ngoài phong gia, còn có hơn 40 loại cây khác có được sử dụng như là một loại thuốc tê. Chỉ từ thế kỷ trước Tây Y mới bắt đầu dùng chất dimethylether (ê-te bậc nhất) như là chất gây mê trong các cuộc phẫu thuật. Nhưng Trung Y đã phát minh và sử dụng thuốc mê từ thời Hoa Đà, khoảng hai ngàn năm trước đây.

Ghi chú:

[1] Lương Sơn: Căn cứ của một nhóm những tên cướp anh hùng trong truyện cổ [Thuỷ Hử hay Tất cả đều là huynh đệ], được viết bởi Thi Nại Am.

Tác giả: Tian Yi

(Theo Secret China)

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc