Home » Thế giới » Hãy chấm dứt việc diệt chủng ở Trung Quốc, nhân dân New York kêu gọi

Biểu tình ôn hòa: Hai người phụ nữ ngồi ở bên ngoài Khách sạn Waldorf-Astoria hôm thứ 3 để phản đối cuộc đàn áp môn tập thiền Pháp Luân Công. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo theo kế hoạch sẽ đến ở tại khách sạn này để tham dự các cuộc họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. (The Epoch Times)

Khi Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc họp ở Thành phố New York trong tuần này, các cư dân New York đã tập hợp lại để kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động. Một số nhóm đang tập trung để chống việc trái đất đang nóng dần lên, những nhóm khác ngăn chặn chính quyền ở Iran, và một nhóm có tên Chấm dứt Diệt chủng đang kêu gọi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo chấm dứt cuộc đàn áp mà chính+ quyền Trung Quốc đang thực hiện đối với các học viên của môn tập thiền Pháp Luân Công.

Ông Ôn Gia Bảo đang ở New York để tham dự cuộc họp của Đại Hội đồng. Ông Ôn sẽ phát biểu tại hội nghị Các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Obama.

“Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý tới cuộc đàn áp nghiêm trọng ở Trung Quốc từ năm 1999 cho đến nay,” dẫn lời của Rong Yi, một trong những người tổ chức cuộc tập hợp diễn ra tại trung tâm Dag Hammarskjold Plaza sáng hôm thứ 3. Cuộc tập hợp bao gồm hàng chục học viên Pháp Luân Công đang tập các bài tập của môn tập này, trong khi một số người khác giương các biểu ngữ, và phát các cuốn sách nhỏ chứa thông tin về cuộc đàn áp cho những người qua đường.

“Chúng tôi kêu gọi ông thủ tướng đưa những người khởi xướng cuộc đàn áp ra công lý… và chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế không chỉ chú ý đến vai trò kinh tế của Trung Quốc mà còn thúc giục chính phủ Trung Quốc và chú ý đến thảm họa nhân quyền này ở Trung Quốc,” Rong Yi nói.

Một số học viên Pháp Luân Công tại cuộc tập hợp đã từng là nạn nhân trực tiếp của cuộc đàn áp và đã cố gắng trốn thoát được khỏi Trung Quốc và được cấp quy chế tị nạn. Bà Trương, một phụ nữ Trung Quốc lớn tuổi là một trong những nạn nhân đó. Bà đã từng làm việc ở Bộ Thương mại của chính quyền Trung Quốc. Vào năm 2001, bà đã bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức trong một năm bốn tháng vì bà tập Pháp Luân Công. Vì bà đã từ chối từ bỏ môn tập nên bà đã bị giam giữ trong trại lao động thêm một năm nữa. Sau đó bà đã cố gắng đi qua được biên giới đến Thái Lan, một mình, nơi bà sống ở đó một năm. Hiện nay bà đã có quy chế tị nạn của Liên Hợp Quốc.

Cũng có các học viên Pháp Luân Công đứng ở trước Khách sạn Waldorf-Astoria Hotel trên đại lộ Park Avenue hôm thứ 3, nơi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo theo kế hoạch sẽ đến đó.

“Chúng tôi chưa bao giờ đòi hỏi điều gì cả, chúng tôi chỉ yêu cầu được tập môn tập thiền của mình một cách hợp pháp, được có tự do, và không bị đàn áp,” Lili Xiao nói.

Khi Xiao nghe kể về cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, cô đã trở nên quan tâm đến việc tìm hiểu lý do tại sao mà những người cộng sản Trung Quốc lại muốn đàn áp môn tập này. Vì thế, cô bắt đầu đọc cuốn sách “Pháp Luân Công”, và sau đó là tập các bài tập động tác. Kết quả là, cô đã khỏi các vấn đề về sức khỏe mà cô đã có trong nhiều năm trước đó.

“Rất nhiều người không biết điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Chúng tôi muốn thế giới biết rằng những con người vô tội đang bị giết hại ở Trung Quốc, và vẫn đang bị,” cô Xiao nói.

Vào tháng 7/1999 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động một chiến dịch bắt bớ, bạo hành, và tuyên truyền với ý định là “diệt tận gốc” môn tập này, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, một tổ chức có trụ sở tại New York chuyên theo dõi nhân quyền ở Trung Quốc. Chiến dịch này kể từ đó đã phát triển lên cả về mức độ bạo lực và quy mô, với hàng triệu người đã bị bắt giam hoặc bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Trung tâm đã xác minh được các chi tiết của hơn 3.000 cái chết và hơn 63.000 trường hợp tra tấn các học viên Pháp Luân Công trong khi bị chính quyền Trung Quốc giam giữ.

Cũng c các cuộc tập hợp khác ở gần đó, nhân dịp cuộc họp của Đại Hội đồng. Một cuộc tập hợp của những người Nepal ở gần đó kêu gọi hãy cứu lấy dãy núi Himalaya khỏi ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu, nói rằng việc tan băng trên dãy núi Himalaya có thể hủy hại toàn bộ hệ sinh thái của khu vực Nam Á. Một cuộc biểu tình nhỏ khác cũng được tổ chức bởi một nhóm đối lập của Iran phản đối Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad.

Gidon Belmaker

(Theo The Epoch Times)

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc