Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Israel liệu có gây hấn với Palestine? Big Media đưa tin liệu có đúng sự thật

Thực tế, Israel chưa bao giờ khởi xướng một cuộc chiến nào. Lý do duy nhất quốc gia non trẻ này phải tham chiến là để bảo vệ chính mình trước sự bao vây của các quốc gia và các nhóm vũ trang Hồi giáo thù địch luôn muốn tiêu diệt họ. Lịch sử đã chứng minh như vậy!

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Trung Đông yên bình và giờ ngược lại nơi này đã trở nên hỗn loạn dưới thời Joe Biden. Liệu Israel có phải là lực lượng “áp bức” nhắm vào thường dân Palestine “vô tội” và sát hại trẻ em như các tờ báo cánh tả vẫn thường gieo vào đầu công chúng? (Ảnh tổng hợp)

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Trung Đông yên bình và giờ ngược lại nơi này đã trở nên hỗn loạn dưới thời Joe Biden. Liệu Israel có phải là lực lượng “áp bức” nhắm vào thường dân Palestine “vô tội” và sát hại trẻ em như các tờ báo cánh tả vẫn thường gieo vào đầu công chúng? (Ảnh tổng hợp)

Hamas – tổ chức vũ trang của người Palestine mà thực chất là tổ chức khủng bố ở Dải Gaza – đã không bỏ qua cơ hội củng cố sức ảnh hưởng của mình. Trong các tuyên bố ngày 10/5, tổ chức này cam kết đứng về phía người dân Palestine bị “lấy đất”, và thề sẽ biến một số thành phố của Israel thành “địa ngục”, bao gồm cả thủ đô Tel Aviv.

Nhưng sự thật có phải vậy?

Hàng trăm người biểu tình Palestine đã bạo loạn và tấn công cảnh sát Israel bằng gạch đá tại Núi Đền – một địa danh linh thiêng của người Do Thái – khiến cảnh sát Israel phải tự vệ, dẫn đến nhiều người Hồi giáo bị thương, bao gồm một số sĩ quan cảnh sát Israel. (1)

Đây được cho là các chiến thuật “khiêu khích” kinh điển thường được những người Hồi giáo cực đoan Palestine áp dụng, và đã đạt hiệu quả trong những ngày vừa qua. Đầu tiên, họ dàn dựng các cuộc xung đột trên Núi Đền để khiến lực lượng an ninh Israel trông giống như những kẻ gây hấn, và các vụ bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel đã được Hamas thực hiện tốt như những gì họ muốn thế giới tin đó là các cuộc tấn công chính đáng.

Hamas đã bắn hơn 3.000 quả rocket vào lãnh thổ Israel, bao gồm cả thủ đô Tel Aviv. Đây được cho là lần tấn công bằng tên lửa nhiều nhất, dữ dội nhất vào Israel kể từ năm 2019, khi hơn 600 tên lửa đã đổ bộ xuống lãnh thổ Israel.

Bạn hãy trầm tĩnh quan sát sau những gì truyền thông quốc tế – trong đó Big Media đang thao túng đưa tin – và hãy hình dung thế này:

Bạn sẽ bảo vệ những người thân yêu của mình như thế nào trước hàng trăm quả tên lửa của Hamas dội xuống thành phố bạn và gia đình cư trú? Hãy nhớ rằng việc nhắm bắn tên lửa của Hamas vào Tel Aviv cũng giống như việc ai đó bắn tên lửa vào thủ đô Washington hay London. Đó là một cuộc tấn công vào dân thường trong một khu vực đô thị lớn:

Mặc dù người Israel đã sống dưới hiểm họa diệt chủng kể từ sau Thế chiến Thứ hai, khiến họ trở thành những con người cực kỳ kiên cường trước giông tố, nhưng khi những đứa trẻ của bạn gặp rủi ro, SỢ HÃI là điều không thể tránh khỏi:

Bản đồ này cho bạn cảm nhận rõ mức độ phạm vi rộng lớn của cuộc tấn công bằng tên lửa của tổ chức khủng bố Hamas. Một lần nữa để hình dung bối cảnh thực tế, bạn hãy nghĩ rằng ĐCSTQ ra lệnh cho quân đội Trung Quốc dội tên lửa vào toàn bộ vùng biển phía Đông của Mỹ:

Không chỉ bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel, Hamas còn kích động các cuộc nổi loạn trong lòng quốc gia này. Tổ chức Hamas biết chắc việc đối đầu hay giành lợi thế ở cấp độ quân sự trước Israel là điều bất khả thi,  nhưng tổ chức được nhà nước Hồi giáo Iran hậu thuẫn này chắc chắn đã thành công trong việc kích động những người Israel gốc Ả Rập, Do Thái bạo loạn ở nhiều nơi trên khắp đất nước Israel.

Bạn cũng cần biết một điều, việc mặc định Israel là người Do Thái và người Palestine là người Ả rập hoàn toàn là chiêu bài của Big Media nhằm định hướng dư luận trong vấn đề Trung Đông: Kiểu như Israel là “kẻ bắt nạt”, “gây hấn”, “đàn áp”, “chiếm đất”, xua đuổi người Palestine. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

Về cơ bản, chúng ta không thể phân biệt được đâu là người Israel Ả Rập, người Israel Do Thái, người Israel Thiên Chúa giáo…, bởi trong quá trình lưu lạc khắp thế giới trong suốt nhiều thiên niên kỷ, người Do Thái đã lai tạp, cải đạo dẫn đến việc hình thành nhà nước  Israel (1948) tựu chung đủ sắc dân sống hòa bình với nhau, cùng dựng xây một nhà nước non trẻ hùng mạnh như hiện nay. Chưa kể rất nhiều người Ả rập, Bắc Phi, châu Á, châu Âu… đã chọn Israel làm nơi lập nghiệp, khiến quốc gia này – cũng tương tự như Mỹ – trở thành một trong số những trung tâm di dân và đa sắc tộc lớn nhất thế giới.

Việc Hamas giương đông kích tây, gây mâu thuẫn hằn thù về niềm tin tôn giáo tại các thành phố lớn tại Israel, đặc biệt là Lod –  thành phố lớn nhất của Israel và là nơi có sân bay quốc tế nằm ngay rìa thủ đô Tel Aviv, đã gây tổn hại nghiêm trọng cộng đồng người Do Thái và người Ả Rập vốn vẫn luôn chung sống hòa bình tại đây. (2)

Một lần nữa, theo một ý nghĩa tương tự, bạn hãy hình dung việc nhóm vũ trang Palestine đang làm, không khác gì việc kích động những người di cư hợp pháp ở New York nổi loạn bao vây Sân bay Quốc tế John F. Kennedy tại thành phố đông dân nhất nước Mỹ này.  

 

Nếu tất cả những điều trên vẫn chưa đủ, các thế lực nước ngoài núp dưới tổ chức khủng bố Hamas lại “bắt” Israel tiếp tục cùng lúc phải đối phó với tổ chức khủng bố Hezbollah, khi quân đội Israel cho biết vào cuối ngày thứ Sáu (14/5), ba quả rocket đã được bắn từ miền nam Syria vào cao nguyên Golan do Israel kiểm soát.

Liệu có phải Israel ức hiếp người Palestine?

Với những gì mà hầu hết các báo cánh tả đưa tin về Israel, có một làn sương mù dày đặc ngày càng gia tăng về sự dối trá xung quanh cuộc xung đột này. 

Suốt bao năm qua, có một điều dường như “mặc định”,  rằng nếu đó là tháng Ramadan –  tháng ăn chay và cầu nguyện linh thiêng của người Hồi giáo – thì sẽ có xung đột bạo lực giữa người Hồi giáo và Do Thái. Kể từ khi bắt đầu tháng Ramadan, người Palestine và lực lượng an ninh Israel liên tục đụng độ xung quanh cổng Damascus – một trong những cổng chính của thành cổ Jerusalem, nơi có đền thờ linh thiêng Al-Aqsa của người Hồi giáo và Núi Đền linh thiêng của người Do Thái.

Dân biểu Rashida Tlaib, một trong tứ quái chống Trump kịch liệt tại Hạ viện Mỹ, ngoài việc chỉ đích danh Israel là kẻ xâm lược, còn tuyên bố rằng cô đã đến đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa linh thiêng từ khi còn nhỏ. Việc Rashida Tlaib ví von ngôi đền Hồi giáo này cũng linh thiêng như Núi Đền của người Do Thái chính là một sự vô tình thừa nhận rằng, đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa được xây dựng trên mảnh đất mà người Do Thái bị “đánh cắp”.

Thực tế Núi Đền ở Jerusalem đã trở thành thánh địa của người Do Thái kể từ thời Vua David. Theo Kinh thánh, Vua David đã chinh phục thành phố từ người Jebusite, và thiết lập thủ đô của vương quốc Israel vào khoảng 3.000 năm trước. Con trai ông, vua Solomon đã xây dựng Đền thờ đầu tiên: Đó chính là Núi Đền.

Vào năm 70 SCN, người La Mã đã phá hủy Núi Đền và cai trị Jerusalem. Sau khi nhà tiên tri Muhammad qua đời, người Hồi giáo đã giành được quyền kiểm soát Núi Đền, cải tạo những địa điểm linh thiêng nhất của người Do Thái bằng cách xây dựng đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa vào năm 705 SCN.

Người Do Thái chỉ còn được cầu nguyện ở bên ngoài, tại chân bức tường còn sót lại ở phía Tây mà ngày nay gọi là “Bức tường Than khóc”. Và đây được coi là một địa điểm thiêng liêng đối với người Do Thái trong suốt gần 2.000 năm kể từ đó. Người Thiên chúa giáo thì cầu nguyện ở gần đó, tại Nhà thờ Mộ thánh.

Trải qua nhiều biến cố, người Do Thái tiếp tục sống ở Jerusalem và thờ phượng tại Núi Đền như họ đã từng thờ phượng khoảng 1.000 năm trước Công nguyên. 

Năm 1948, Jordan chiếm được Đông Jerusalem và đuổi người Do Thái đã từng sống ở đó hàng trăm năm, phá hủy, mạo phạm 58 giáo đường Do Thái, đập phá nghĩa trang cổ của người Do Thái trên Núi Ôliu, và biến Bức tường phía Tây thành một khu ổ chuột, đồng thời cấm người Do Thái được tiếp cận với địa điểm linh thiêng nhất này của họ.

Vào năm 1967, Israel cuối cùng đã giành lại được quyền tiếp cận những khu vực này của Jerusalem. Khác với người Hồi giáo, Israel đã không phá hủy đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa được xây dựng ngay trên mảnh đất linh thiêng của họ. Thay vào đó, chính phủ Israel đã giữ nguyên hiện trạng tôn giáo và chuyển giao quyền kiểm soát đền thờ Hồi giáo này cho một tổ chức tín thác Hồi giáo độc lập với chính phủ Israel. Các giới chức tôn giáo được người Hồi giáo Jordan chỉ định trông nom ngôi đền này, và cảnh sát Israel sẽ duy trì an ninh trật tự.

Bất chấp điều đó, người Hồi giáo vẫn luôn tìm mọi cách để “hất” người Do Thái ra khỏi Jerusalem, không chấp nhận sự hiện diện của nhà nước Israel cũng như bất cứ ai “phi Hồi giáo” tới sinh sống tại khu vực này, dù lịch sử cho thấy rõ ràng đây là mảnh đất mà cả người Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo đã sinh sống từ lâu trước cả người Hồi giáo.

Sau Cuộc chiến 6 ngày vào năm 1967, người Hồi giáo từ các vùng lãnh thổ của Palestine – dưới sự “lãnh đạo” của các tổ chức khủng bố –  đã liên tục khiêu khích gây hấn, tấn công cảnh sát Israel ở Jerusalem, kể cả ở khu vực Núi Đền – địa điểm linh thiêng nhất của người Do Thái. Tất cả những điều trên đã dẫn đến các cuộc xung đột liên miên hiện nay.

Lý do bề ngoài cho cuộc xung đột ngày 11/5 vừa qua liên quan đến việc Israel di dời người Palestine cư trú bất hợp pháp ra khỏi Sheikh Jarrah – một khu dân cư Ả Rập sinh sống trên mảnh đất mà người Do Thái đã mua hợp pháp vào năm 1875.

Nhưng cách mà Big Media – đại diện cho tư tưởng khuynh tả – đã truyền tin ra toàn thế giới hoàn toàn theo cách thức thiên lệch, như kiểu Israel là quốc gia “ức hiếp” những thường dân “vô tội” Palestine, sát hại trẻ em Hồi giáo… trong khi sự thật không phải như vậy mà ngược lại. Người Palestine – nói chính xác hơn là những kẻ Hồi giáo cực đoan ở Gaza luôn khiêu khích, gây hấn và tấn công Israel trước. Vụ xung đột vừa qua là một ví dụ mới nhất.

Tuy nhiên, lý do thực sự không quan trọng. Mà đơn giản đó là tháng Ramadan của người Hồi giáo. Đây là lý do “hợp lý” nhất để những kẻ Hồi giáo cực đoan “hợp thức hóa” tấn công Israel, và tranh thủ “lòng thương” của cộng đồng thế giới với sự “hà hơi tiếp sức” của các thế lực ngầm, đơn cử là Big Media và Big Tech.

Palestine: Dối trá và Xảo quyệt

Các cuộc giao tranh trong những ngày qua đã leo thang ở khu vực đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa. Người Palestine tuyên bố rằng cảnh sát Israel đã tấn công họ, nhưng rất nhiều hình ảnh bằng chứng cho thấy người Palestine đã “chuẩn bị” cho cuộc khiêu khích này từ lâu.

Đó là những đống đá khổng lồ mà người Ả Rập đã chất đống trong đền thờ của họ dùng để tấn công cảnh sát Israel, bất chấp lực lượng an ninh của Israel không bao giờ sử dụng đạn thật nhằm vào người biểu tình.

Những đống đá đã được người Palestina chất đống trong đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa để tấn công cảnh sát Israel. (Ảnh chụp qua Facebook)

Những đống đá đã được người Palestina chất đống trong đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa để tấn công cảnh sát Israel. (Ảnh chụp qua Facebook)

Tổ chức khủng bố Hamas của Palestine đã lợi dụng sự hỗn loạn này để tiến hành nhiều đợt tấn công tên lửa vào miền nam và miền trung Israel, bắn rocket về phía các thành phố Ashkelon, Ashdod, Beersheba, Yavne và nhiều cộng đồng xung quanh. (5)

Và như thường lệ, trẻ em Palestine đã phải chết vì chính những kẻ khủng bố của họ khi phóng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), khoảng 1.750 quả rocket và đạn cối đã được các nhóm khủng bố ở Gaza bắn về phía Israel kể từ khi giao tranh nổ ra vào tối thứ Hai (10/5), bao gồm 190 quả đạn được phóng từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối hôm thứ Năm (13/5). Khoảng 300 quả trong tổng số quả đạn được bắn đã rơi vào vùng đất của người Palestine, và ít nhất một trường hợp đã giết chết một số trẻ em Israel khi tên lửa bắn trúng một trường học.  (7)

Và liệu các đòn “trả đũa” của Israel trước sự tấn công tên lửa của Hamas có phải cố ý nhắm vào trẻ em Palestine, kể cả trong chiến dịch gần đây nhất của họ ở Gaza? Đương nhiên, một số nhân vật nổi tiếng theo cánh tả chắc chắn muốn bạn nghĩ như vậy.

Tác giả cuốn Migritude” bán chạy nhất là Shailja Patel đã đăng dòng tweet: “Tôi đang đề cập đến việc Israel giam giữ hơn một triệu trẻ em Palestine trong trại tập trung lớn nhất thế giới, Gaza,  liên tục đầu độc và thử vũ khí trên thân xác trẻ em”.

Trong khi đó dân biểu Rashida Tlaib (đảng Dân chủ, bang Detroit) đã gây chú ý khi tweet rằng các lực lượng Israel đã  “không kích khiến trẻ em Palestine bị thiệt mạng”.

Việc tuyên bố hoặc ngụ ý rằng người Israel cố ý nhắm mục tiêu vào trẻ em Palestine thực chất không phải là sự thể hiện quan tâm đến trẻ em, mà rõ ràng cho thấy tư tưởng chủ nghĩa bài Do Thái.

Thứ nhất, việc cố tình đổ lỗi “một mình” cho Israel gây ra các vụ thương vong trẻ em tại Gaza cho thấy phía Palestine “giấu đầu hở đuôi”, khi hẳn nhiên họ cũng cố ý “nhắm mắt làm ngơ” để mặc dân thường của họ chết thảm.

Thứ hai, tổ chức Hamas gây quỹ, vũ trang và ra lệnh cho thanh thiếu niên Palestine tiến hành các hoạt động khủng bố. Đây là chiêu thức “kinh điển” của Phong trào vũ trang Palestine. Năm 2018, bà Nikki Haley khi ấy là Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc dưới thời Tổng thống Trump đã cáo buộc  Hamas cùng phong trào Palestine đã “sử dụng trẻ em làm bia đỡ đạn” ở dải Gaza. (7)

Hamas cũng sử dụng trẻ em Palestine để ngăn chặn nguy cơ trả đũa của Israel, bằng cách phóng tên lửa vào Israel từ nhà dân và trường học. Mục đích là khiến Israel phải chùn bước không dám khai hỏa. Tàn bạo hơn, Hamas còn buộc chính người dân của mình phải ở lại các khu vực mà quân đội Israel đã cảnh báo một cuộc tấn công sắp xảy ra.

Đối với chính quyền Palestine, mọi thứ không thể “tử tế” hơn đối với đồng bào của họ khi chính quyền này đã hỗ trợ tiền lương hàng tháng cho các gia đình của những kẻ khủng bố bị Israel hạ sát hoặc bỏ tù, và khuyến khích trẻ em Palestine trở thành “những người tử vì đạo”.

Ngay cả Hạ viện Mỹ cũng thừa nhận những chiến thuật tàn bạo này của chính quyền Palestine, đã phải thông qua đạo luật trừng phạt Hamas vào năm 2018, vì “vi phạm luật xung đột vũ trang quốc tế được áp dụng phổ biến bằng cách cố ý sử dụng dân thường và tài sản dân sự để bảo vệ các mục tiêu quân sự khỏi bị tấn công hợp pháp”. (8)

Ngoài ra, việc cố tình nêu đích danh trẻ em Palestine bị giết một cách có chọn lọc, trong khi phớt lờ những trẻ em ở các khu vực xung đột khác trên thế giới cho thấy những người cánh tả đang thực sự cố gán tội phạm chiến tranh cho Israel.

Minh chứng rõ ràng nhất là báo cáo thường niên của Liên Hợp Quốc về Trẻ em trong xung đột vũ trang năm 2018 – ghi nhận năm 2017 là năm tồi tệ nhất – cho thấy Afghanistan có 3.062 trẻ tử vong, Syria (1.854), Yemen (khoảng 1.700). Trong khi đó, báo cáo tương tự cho thấy Israel phải “chịu trách nhiệm” trước cái chết của 56 trẻ em Palestine, trong đó 51/56 trẻ em đã bị thiệt mạng ở Gaza trong một cuộc biểu tình bạo lực mà Hamas đã buộc các bé phải nghỉ học để tham gia. Báo cáo của Tổ chức Save the Children cũng cho dữ liệu tương tự như vậy. (9) & (10)

Báo cáo năm 2020 của Liên Hợp Quốc vẫn ghi nhận tử lệ trẻ em tử vong và thương vong cao nhất là tại Afghanistan, Mali, Myanmar, Iraq và Philippines. (11)

Vậy tại sao những người theo cánh tả lại nêu đích danh Israel? Thực tế trái lại, Hamas mới phạm các tội ác chiến tranh: Hamas đã cố tình đóng quân và đặt khí tài quân sự của mình trong vùng dân sự, giấu vũ khí trong các trường học và bệnh viện, và đặt bệ phóng tên lửa kế bên các tòa nhà chung cư, sau đó ép buộc những người dân thường phải ở lại khu vực mà họ biết sẽ bị tấn công. Hamas cũng ra lệnh cho người dân của mình phải báo cáo dối trá rằng, những người bị thiệt mạng đều là dân thường, mặc dù đó là các chiến binh khủng bố.

Không chỉ thế, những kẻ Hồi giáo cực đoan người Palestine còn dàn dựng một cách tinh vi các nạn nhân “chết giả”, các vụ xe cứu thương bị đập tan tành… Một dân biểu chống Trump, bài Do Thái khác tại Hạ viện Mỹ là Ilhan Omar dường như đã thay mặt người Ả Rập tweet lên án các cuộc không kích của Israel giết hại dân thường ở Gaza là hành động khủng bố. Người Palestine xứng đáng được bảo vệ”, nhưng chính bà dân biểu này bị hớ khi cộng đồng mạng đã vạch mặt chiêu trò “giả chết” của người Palestine.

Joe Biden ở đâu khi Hamas tấn công Israel?

Trong vài ngày đầu tiên sau khi Hamas dội hàng nghìn quả tên lửa vào Israel – tất cả đều nhằm vào dân thường – Tổng thống Joe Biden hoàn toàn giữ im lặng. Chỉ đến ngày 12/5, sau 3 ngày xung đột, Joe Biden mới tuyên bố “hy vọng điều này sẽ sớm kết thúc nhưng Israel có quyền tự vệ khi hàng nghìn tên lửa bay vào lãnh thổ của mình”.

Tuyên bố này cho thấy nỗ lực của Tổng thống Joe Biden, nhưng liệu có đúng Joe Biden thực sự đứng về phe Chính nghĩa? Nhóm tứ quái cuồng chống Trump ở Quốc hội Mỹ đã không từ bỏ cơ hội để công kích Israel. 

Dân biểu Ilhan Omar gọi Thủ tướng Benjamin Netanyahu là “một nhà chủ nghĩa dân tộc cực hữu”. Dân biểu Rashida Tlaib lặp đi lặp lại câu chuyện nhàm chán rằng Israel là quốc gia duy nhất ở Trung Đông không phải là Hồi giáo, có một “chính phủ phân biệt chủng tộc”. Còn dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez (AOC) nói rằng quyền tự vệ của Israel phải nhường chỗ cho “quyền sống sót” của người Palestine.

Dưới sự “cuồng nộ” của nhóm nghị sĩ cực tả bài Do Thái như trên, tất cả dường như cho thấy một Joe Biden dũng cảm đã đứng lên chống lại tư tưởng cực tả trong đảng Dân chủ của ông. Tuy nhiên, lời nói không đi đôi với việc làm. Bất chấp việc tuyên bố  Israel có quyền tự vệ trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Hamas, Joe Biden lại có quyết định tréo ngoe.

Khi Hamas đang dội tên lửa vào dân thường Israel, Joe Biden thông báo rằng chính quyền của ông có kế hoạch viện trợ hàng triệu đô la cho người Palestine ở Bờ Tây và Gaza. (10)

Hơn nữa, cùng thời điểm Joe Biden tuyên bố tài trợ cho người Palestine, chính quyền Mỹ lại từ chối cam kết cung cấp các thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho hệ thống Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel.

Hệ thống này chính là thứ vũ khí hiệu quả bắn hạ tên lửa đang bay của tổ chức khủng bố Hamas, và là “tấm khiên” che chắn duy nhất khiến hàng nghìn người Israel vô tội không bị sát hại bởi đạn cối của Hamas.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt  đã đánh chặn và làm nổ tung hầu hết các tên lửa trên không trung, tuy nhiên một số tên lửa của nhóm khủng bố Hamas đã vượt qua được hệ thống, bắn trúng một trường học.

Lời nói và việc làm của chính quyền Joe Biden là hoàn toàn mâu thuẫn. Trong khi tin rằng Israel có quyền tự vệ, nhưng hành động của chính quyền Joe Biden cho thấy lại đang ngả về những phần tử Hồi giáo đang tìm cách tiêu diệt thường dân Israel. 

Trong khi chính quyền Palestine và tổ chức khủng bố Hamas sẵn sàng “nướng dân” của mình cho kẻ thù của họ thì ở chiều ngược lại, quân đội Israel lại được cho là đội quân mẫu mực và đạo đức nhất khi họ đã làm những việc chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới để giảm thiểu thương vong cho dân thường, được đề cập tới trong Kỳ 2 tiếp theo.

Trong chảo lửa xung đột dữ dằn này, bạn đừng quên rằng nguồn gốc bạo lực đang diễn ra trong tuần qua thực chất không phải ở Israel hay Gaza, mà là ở phía đông Iran – Quốc gia Hồi giáo độc tài và là cái nôi nuôi dưỡng các tổ chức khủng bố trên thế giới. Và Barack Obama, Joe Biden là những cái tên cần lưu ý trong cuộc xung đột này. 

Xuân Trường

Theo ntdvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc