Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Nên cho trẻ đọc những cuốn sách nào để tránh trượt dốc trong xã hội

Xã hội ngày nay giống như một thùng thuốc nhuộm lớn, nếu không giáo dục trẻ được tốt thì chúng rất dễ bị nhuộm đen và trượt dốc trong xã hội.

Dạy con (ảnh từ epochtimes.com.ua)

Dạy con (ảnh từ epochtimes.com.ua)

Người Việt có câu: Uốn cây từ thuở cây non, dạy con từ thuở con còn thơ ngây”. Vì thế để tránh bị nhuộm đen trong xã hội cần có giáo dục từ thưở nhỏ.

Nhân cách của mỗi người phụ thuộc rất lớn vào việc thời trẻ học và đọc được gì. Ngày nay học sinh đi học chủ yếu để học kiến thức, nhưng không được học tốt cách đối nhân xử thế, lễ nghĩa, cũng nhưng không được học cách đứng vững trước những cám dỗ thói hư tật xấu trong xã hội.

Vì thế việc trẻ đọc được gì là rất quan trọng nhằm hình thành nên nhân cách sau này, nhưng cần chọn loại sách nào cho con để giáo dục chúng được tốt nhất? Đây cũng là chủ đề mà rất nhiều phụ huynh đều quan tâm nhằm dạy lễ nghĩa và nhân cách cho trẻ.

1/ Dạy lễ nghĩa cho trẻ

Con người hiện nay đa số được sống trong vật chất đầy đủ, nhưng lại thiếu đi sự tinh tế trong việc đối nhân xử thế, mà điều này lại có đầy đủ từ lời dạy của những bậc Thánh Nhân cổ xưa, đây có thể được xem là cứu cánh cho cuộc sống bề bộn của con người ngày nay. Là cha mẹ cần cho con trẻ đọc những sách này.

Người xưa rất xem trọng lễ nghĩa, nên viêc giáo dục về phương diện này cũng rất được coi trọng. Cổ nhân có câu “Bất học lễ, vô dĩ lập” nghĩa là một người không học lễ thì không thể tự lập được. Người xưa cũng có câu “tiên học lễ, hậu học văn” tức phải học lễ nghĩa trước rồi mới học kiến thức.

Nếu không học “lễ” thì rất dễ trở nên vụng về. Trước một đám đông, một người có lễ nghĩa thường có cử chỉ và thái độ kính trên nhường dưới, từ cách chào hỏi đến từng cử chỉ nụ cười đều theo đúng “lễ nghĩa” vì thế mà chiếm được cảm tình của nhiều người, đó là nhờ có học hỏi mà thành.

Người nếu không được học “lễ” thì thường ứng xử lúng túng, trong đám đông thường có những hành xử vụng về không theo “lễ nghĩa” vì thế mà khó chiếm được cảm tình của người khác.

Lễ nghi khi đứng:

Gặp mặt chi lễ”: Khi gặp mặt nhau cần vui vẻ nho nhã lễ phép. Người có địa vị thấp hơn hoặc nhỏ tuổi hơn cần có thái độ lễ phép với những người lớn tuổi. 

Thi lễ”: là những giao tiếp thông thường hàng ngày xưa, vói những hướng dẫn hành xửa rất cụ thể, đây đều là những điều mà con người hiện đại đang thiếu.

Hành tẩu chi lễ”: là những cuộc gặp gỡ trên đường đường đi (không chủ động gặp), cổ nhân đều có dạy bảo rất tường tận, những nghi lễ này nhằm thể hiện sự tôn kính, không xem mình là trung tâm và cao hơn người khác.

Lễ Nghi Khi Ngồi

Nhập tọa chi lễ”: Ngồi như thế nào, nên chọn vị trí và hướng ngồi đều có tôn ti trật tự. Nếu bậc con cháu mình ngồi ở vị cao sẽ khiến bậc trưởng bối khó chịu, bản thân người ngồi cũng thấy hối tiếc vì thất lễ.

Minh họa từ wuhansocial.com

Minh họa từ wuhansocial.com

2/ Hình thành nhân cách cho trẻ

Xã hội ngày nay có rất nhiều những cám dỗ cũng như văn hóa nghệ thuật phụ diện đến từ internet, phim ảnh, game v.v… khiến giới trẻ rất dễ sa đọa về nhân cách, những cuốn sách cổ học khi xưa rất cần thiết để giúp trẻ phân biệt được tốt xấu, thiện ác, có được bản lĩnh để rời xa những cám dỗ trong xã hội.

Một học sinh đi học sống phụ thuộc vào gia đình, được cha mẹ và thầy cô dắt tay từng từng bước, khi tốt nghiệp đại học thường nhận được lời chúc mừng từ gia đình và người thân, mong ước một tương lai xán lạn phía trước.

Nhưng rời khỏi mái trường, không còn được cha mẹ cùng thầy cô dẫn dắt nữa, phải tự mình bước đi trong xã hội, rất dẽ bị cuốn trôi theo dòng.

Nơi chân trời xa xôi tưởng như có những đám mây màu hồng, nhưng đằng sau đó tích tụ lại những đám mây đen, những dông tố đang chờ đón đứa trẻ, liệu lúc đó con bạn có được trang bị đầy đủ để vượt qua dông tố ấy không?

Giữa sóng lớn cuộc đời, trong nhiều dòng chảy lớn đan xen với nhau, một giọt nước làm sao biết được hướng đi của dòng chảy lớn? Làm sao biết những dòng chảy này kết cục sẽ đi đến đâu?

Giá trị của mỗi con người trước hết được là chính mình, không chạy theo số đông, đứng trước những cám dỗ của số đông làm sao đứ trẻ có thể vững vàng mà nói một tiếng “không”?

Xã hội như một thùng thuốc nhuộm lớn, một tấm vải trắng tinh thuần khiết đưa vào thùng nhuộm, nó không còn được màu trắng tinh khôi thuần khiết ban đầu, mà trở nên ô uế với đủ các màu sắc khác nhau. Liệu các bậc cha mẹ có yên tâm khi để con cái của mình tiến vào thùng thuốc nhuộm ấy không?

Đối diện với những bất công trong xã hội, những cám dỗ thói hư tật xấu, người tốt có lúc bị vùi dập, người xấu được tuyên dương. Trước những “hư hư thực thực” liệu một đứa trẻ có bị cuốn theo dòng mà bị nhuộm đen đi không?

Đã có biết bao nhiêu người được cả xã hội tung hô, xem như thần tượng mà ngưỡng mộ, nhưng sau đó lại đối mặt với bản án và lao tù, vậy làm sao để nhận định thế nào là một người tốt hay xấu? Làm sao biết việc nào nên làm hay không nên?

Lời dạy của cổ nhân xưa kia chính là cứu cánh, những bài học từ “cổ học tinh hoa” giúp hình thành nhân cách cho trẻ, giúp trẻ hình thành quan niệm có thể phận biệt thế nào là hay xấu, thiện hay ác, việc gì nên làm và không nên làm. Khi bước vao xã hội, dứa trẻ với tư duy ấy có thể vững vàng hơn để nói “không” trước nhưng cám dỗ thói hư tật xấu từ xã hội

Lão Tử giảng rằng:  “người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên” mang ý nghĩa con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên và tạo hóa, tuân theo quy luật của thiên nhiên. Những lời dạy của bậc Thánh Hiền khi xưa đến nay vẫn là kim chỉ nam trong cuộc sống. nó càng có giá trị hơn cho mỗi người khi đứng trước rất nhiều những cám dỗ trong cuộc sống hiện nay.

Người xưa dạy lễ nghĩa, rèn nhân cách thế nào?  

Người xưa có câu “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Việc ăn, ngồi tưởng như rất đơn giản, nhưng cũng cần quan sát giữ ý tứ không ảnh hưởng đến người khác. “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” dạy trẻ có thói quen vệ sinh ngăn nắp.

Các cụ ngày xưa có cấu “Học ăn, học nói, học gói, học mở” những điều này trẻ đều cần phải học nhằm trở thành người hành xử có văn hóa và lễ độ, đó là bước đầu tiên để thu phục lòng người.

Vì “lễ nghĩa” rất dược coi trọng, nên người xưa có rất nhiều lời dạy được đúc kết ra như: “Trên kính, dưới nhường; tôn sư trọng đạo” vì thế mà gia đình xưa kia rất ít mâu thuẫn, con cái đều kính trọng cha mẹ, anh chị nhường nhịn em, em nghe lời anh chị, ít có mâu thuẫn trong gia đình.

Ngoài ra các cụ xưa kia cũng dạy cách ứng xử làm người như: “Lá lành đùm lá rách”; “kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”; “cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”; “không thầy đố mày làm nên”; “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”; “đói cho sạch, rách cho thơm”.

Ngày xưa khi trẻ mới học chữ, cuốn sách đầu tiên được học là “tam tự kinh” với “nhân chi sơ tính bản thiện” mang ý nghĩa mỗi đứa trẻ khi được sinh ra đều có bản tính lương thiện và đáng yêu, khi lớn lên sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường và xã hội, hình thành thói quen và nhân cách sống. Vì thế một đứa trẻ không được dạy dỗ tốt, bản tính lương thiện sẽ bị mất đi, nhất là trong thùng thuộc nhuộm lớn là xã hội ngày nay.

Trong “tam tự kinh” chữ “kinh” mang ý nghĩa bất biến. Người xưa chỉ gọi là “kinh” nếu cuốn sách mang lại giá trị ý nghĩa to lớn, chứa đựng đạo lý bất biến. “Tam Tự kinh” xưa kia dạy cho trẻ lễ nghi cũng như cách đối nhân xử thế, vì thế trẻ em khi xưa đã hiểu được đạo lý làm người và rất ngoan ngoãn lễ phép.

https://www.youtube.com/watch?v=xxr6gR4zkvo

Những lời dạy của cổ nhân đều có trong những cuốn sách về “cổ học tinh hoa” rất phù hợp cho trẻ đọc, giúp hình thành nhân cách sau này.

Tinh hoa di sản của các bậc thành hiền khi xưa vẫn còn nguyên giá trị để con người ngày nay học hỏi, đặc biệt là việc giáo dục đối con con trẻ. Cách học làm làm người của cổ nhân như xưa có thể đức kết ra những điều như sau:

– Đối với cha mẹ: Người xưa quan niệm “bách thiện hiếu vi tiên” tức trong trăm điều thiện thì hiếu là đứng đầu. Sở dĩ cổ nhân xem trọng chữ hiếu bỏi lẽ một người nếu không yêu thương cha mẹ của mình thì không thể yêu thương kẻ khác; không bao dung tha thứ cho cha mẹ mình thì làm sao có thể bao dung người khác. Vì thế muốn biết một người có phải là người tốt không thì trước hết là xem người ấy đối xử với cha mẹ mình như thế nào.

– Đối với bạn bè và xã hội: Người xưa giảng phải thành tín để trở thành một con người đáng tin cậy, như vậy mới thu phục được lòng tin của mọi người; khi làm sai phải biết hối lỗi để lần sau không phạm phải sai lầm; phải có chí hướng vững vàng không lay động được; đồng thời cần có tấm lòng khoan dung để thu phục lòng người.

Ánh Sáng

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc