Home » Cổ truyền, Văn hóa » Từ những bộ lạc nhỏ bé họ đã đánh chiếm Trung Nguyên thế nào? (phần 2) tiến đánh nhà Minh

Tháng 3/1618 Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn 2 vạn quân tiến đánh nhà Minh, ban đầu quân Đại Kim đánh đâu thắng đấy thế mạnh như chẻ tre. Từ tháng 3 đến tháng 7 liên tục chiếm Phủ Thuận, Thanh Hà, Đông Châu…, quân Minh trên dưới đều khiếp sợ. Cuối năm 1618 quân Đại Kim áp sát Sơn Hải Quan.

>> Từ những bộ lạc nhỏ bé họ đã đánh chiếm Trung Nguyên thế nào? (Phần 1) Nỗ Nhĩ Cáp Xích Xây dựng Đại Kim hùng mạnh

Cuộc chiến giữa quân Bát Kỳ và quân Minh. (Ảnh từ wikipedia.org)

Cuộc chiến giữa quân Bát Kỳ và quân Minh. (Ảnh từ wikipedia.org)

Trận đánh nổi tiếng tiêu diệt 14 vạn liên quân Minh – Triều Tiên

Đầu năm 1618 vua Minh Thần Tông sai Dương Cảo cùng 14 vạn quân Minh – Triều Tiên – Diệp Hách chia làm 4 đường triến đánh Đại Kim, riêng Dương Cảo chỉ huy đội trung quân. Nỗ Nhĩ Cáp Xích huy động toàn bộ bát kỳ với 6 vạn quân bình tĩnh sẵn sàng nghênh chiến với quân Minh.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích nhận thấy quân mình ít hơn nên không thẻ chia 4 ngả đối phó với quân Minh, mà tập trung quân với ưu thế kỵ binh thiện chiến đánh từng cánh quân một của nhà Minh.

Đúng như Nỗ Nhĩ Cáp Xích dự đoán, quân Minh hành quân không đồng đều, có cánh tiến nhanh, có cánh tiến chậm, các cánh quân Minh cũng không có liên lạc lẫn nhau, các tướng Minh cũng không phục lẫn nhau và chỉ muốn nhanh chóng lập được công trạng. Điều này thuận lợi để Nỗ Nhĩ Cáp Xích tiêu diệt từng cánh quân một, vì thế ông cho quân dàn trận sẵn ở bờ sông Tát Nhĩ Hử (nay là bờ nam sông Hồn gần đập nước Đại Hỏa Phòng, phía đông Phủ Thuận, Liêu Ninh, Trung Quốc).

Cánh quân của Đỗ Tùng với 3 vạn quân tiến đến trước tiên, tiến nhanh đến sông Tát Nhĩ Hử, nhưng thay vì hạ trại chờ các cánh quân khác đến, Đỗ Tùng ham lập công để giành công trạng, nên quyết định cho quân vượt sông tiến đánh trước.

Thấy quân Minh vướt sông, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lệnh phá đập nước đã chuẩn bị sẵn, một phần quân Minh bị nhấn chìm trong biển nước, nhưng Đỗ Tùng vẫn cùng nhóm quân phía trước tiến lên.

Đỗ Tùng cho phần lớn quân hạ trại ở bờ sông chờ tiếp ứng, đồng thời đích thân dẫn một cánh quân đến trại Giới Phàm trấn giữ hẻm núi Cát Lâm Nhai đề phòng quân Đại Kim tiến đánh.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho 1,5 vạn quân tiến đánh trại Giới Phàm mục đích chỉ để cầm chân quân Minh tại đây, còn lại toàn quân chờ tối đến thì tiến đánh trại của quân Minh ở cạnh sông Tát Nhĩ Hử

Quân Minh đang hạ trại ở bờ sông nghe tin quân Đại Kim đến liền chuẩn bị ứng chiến, nhưng đúng lúc này một trận cuồng phong nổi lên, đất đá bay tứ tung, bầu trời tối đen, nhìn không thấy mặt nhau, quân Minh lúng túng liền đốt đuốc lên.

Thế nhưng nhờ có ánh đuốc nên quân Đại Kim nhìn thấy rõ quân Minh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lệnh cho quân bắn tên như mưa, quân Minh tử trận rất nhiều, hoàn toàn đại bại.

Đỗ Tùng đang bị cầm chân trên hém núi Cát Lâm Nhai, nghe tin đại bản doanh bị thất thủ thì vội đến ứng cứu. Thế nhưng lúc này đại bản doanh đã thất thủ, quân Đại Kim tập trung vây chặt quân của Đỗ Tùng. Bị vây tứ bề, Đỗ Tùng cố đánh giải vây nhưng không thành, cùng 2 phó tướng bị tử trận tại chỗ.

Lúc này một cánh quân Minh khác do Mã Lâm chỉ huy cũng vừa kéo đến, cánh này có 3,5 vạn quân cùng thêm đám tàn quân sót lại của Đỗ Tùng. Mã Lâm hay tin Đỗ Tùng thảm bại đã tử trận nên không dám chủ quan, cho lập 3 quân trại phòng thủ

Nỗ Nhĩ Cáp Xích tận dụng kỵ binh tinh nhuệ tiến đánh thẳng vào trại chính do Mã Lâm chống giữ. Quân Minh dùng hỏa pháo bắn ra, nhưng tốc độ bắn rất chạm so với tốc độ tiến của kỵ binh. Quân Đại Kim ập vào, trại chính của quân Minh tan vỡ.

Mã Lâm thua trận bỏ chạy, hai trại còn lại thấy trại chính tan vỡ thì cũng hoảng sợ mà bỏ chạy ngay khi thấy quân Đại Kim tấn công.

Sau khí tiêu diệt 2 cánh quân nhà Minh, quân Đại Kim nghỉ ngơi chờ cánh quân thứ 3 kéo đến, cánh quân này của Lưu Đĩnh có 4 vạn bao gồm cả quân Triều Tiên, viên tướng này có mối bất hòa với chủ tướng Dương Cảo.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho quân giả làm quân của Đỗ Tùng đến báo tin tức giả cho Lưu Đĩnh, quân của Lưu Đĩnh nghe tin tức giả thì theo đường núi hiểm trở tiến lên và rơi vào trận địa mai phục sẵn, quân Đại Kim xông ra tiêu diệt quân Minh, tướng Lưu Đĩnh cũng chết trong đám loạn quân.

Chỉ có số quân Triều Tiên là kịp chống trả, nhưng cũng không thể đương đầu với kỵ binh Nữ Chân đặc biệt tinh nhuệ, hai phần ba quân Triều Tiên bị tiêu diệt, số còn lại phải đầu hàng.

4 ngày sau chủ tướng Dương Cảo nhận được tin 3 cánh quân đã bị tiêu diệt, trong khi cánh quân còn lại của Lý Như Bách đang tiến đến, Dương Cảo lo lắng đưa lệnh cho quân của Lý Như Bách rút lui ngay.

Thế nhưng lúc này quân của  Lý Như Bách đã tiến quá sâu rồi, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đoán một khi Lý Như Bách biết 3 cánh quân trước đó đã bại trận thì sẽ rút binh, nên ông cho quân theo dõi sát cánh quân này. Đợi lúc quân Lý Như Bách biết tin cả 3 cánh quân trước đã thảm bại, binh lính hoảng sợ vội đổi đội hình rút lui, đúng lúc này quân Đại Kim mới tấn công.

Quân Minh vừa biết cả 3 cánh quân trước đã thảm bại, đang hoảng sợ thì bị tấn công nên mạnh ai nấy chạy, đội hình tan nát, quân Minh giày xéo lên nhau mà chết, Lý Như Bách đành tự vẫn để không bị triều đình kết tội.

Chỉ trong 6 ngày 6 vạn quân Bát Kỳ của người Nữ Chân đã đánh tan 14 vạn liên quân Minh – Triều Tiên – Diệp Hách làm chấn động triều đình nhà Minh. Danh tiếng Nỗ Nhĩ Cáp Xích cùng đội quân Bát Kỳ vang xa.

Bát Kỳ

Quân Bát Kỳ thời vua Càn Long. (Ảnh từ wikipedia.org)

Nhiêu bộ tộc Nữ Chân trước đây thua trận phải theo Nỗ Nhĩ Cáp Xích nhưng họ chưa thực lòng quy thuận, vẫn ngấm ngầm chống đối, thì nay đã hoàn toàn quy thuận.

Làm chủ vùng Đông Bắc và Bắc Trung Quốc

Thừa thắng quân Bát Kỳ tiến thẳng xuống phía nam đến chiếm Khai Nguyên, Thiết Lăng, Liêu Dương, Trung Trấn, Thẩm Dương, khống chế toàn bộ vùng đất phía đông Liên Hà. Năm 1621 Nỗ Nhĩ Cáp Xích dời đô về Liêu Dương nhằm khống chế toàn bộ vùng Liêu Đông, sau đó đánh chiến luôn vùng Liêu Tây.

Kỵ binh Nữ Chân. (Ảnh từ hinhanhlichsu.org)

Kỵ binh Nữ Chân. (Ảnh từ hinhanhlichsu.org)

Lúc này quân Bát Kỳ đã chiếm được một phần lớn phía Đông Bắc và Bắc Trung Quốc, bao gồm cả Triều Tiên và một phần Mông Cổ, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tạm ngưng chinh phạt Nhà Minh nhằm củng cố lực lượng, tổ chức quản lý các vùng đất mới chiếm được, quân số Bát Kỳ đã tăng từ 6 vạn lên 13 vạn.

Năm 1625 Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho đổi tên Thẩm Dương thành Thạnh Kinh và dời kinh đô về đây.

Cuộc chiến thành Ninh Viễn

Lúc này nhà Minh giao cho Viên Sùng Hoán trấn thủ thành Ninh Viễn (nay là Hưng Thành thuộc tỉnh Liêu Ninh) nhằm chặn quân Đại Kim. Lợi dụng quãng thời gian ngừng chiến, Viên Sùng Hoán xây dựng thành Ninh Viễn thành cứ điểm vững chắc ngoài Sơn Hải Quan (một trong những cửa ải chính của Vạn Lý Trường Thành).

son-hai-quan-1

Sơn Hải Quan. (Ảnh từ wikipedia.org)

Viên Sùng Hoán cho xây thành với tường cao 3 trượng 2 tấc, sống tường cao 6 tấc, đế tường rộng 3 trượng, mặt trên tường rộng 2 trượng 4 tấc. Trên mặt thành được trang bị nhiều khẩu đại pháo hiện đại nhất lúc đó được nhà Minh mua từ các thương gia của Bồ Đào Nha và Hà Lan, quân Minh gọi là Hồng Di đại pháo với sức công phá mạnh uy lực rất khủng khiếp vào thời điểm đó.

Hồng Di đại pháo

Hồng Di đại pháo. (Ảnh từ wikipedia.org)

Năm 1626 Nỗ Nhĩ Cáp Xích thống lĩnh 13 vạn quan Bát Kỳ tấn công thành Ninh Viễn mà không biết điều bất ngờ đang chờ đợi Bát Kỳ ở phía trước.

Điều bất ngờ đó là uy lực của Hồng Di đại pháo, sức mạnh khủng khiếp của loại pháo này đã khiến đội kỵ binh nổi tiếng của người Nữ Chân phải chùn chân, bị thiệt hại lớn, Nỗ Nhĩ Cáp Xích buộc phải dừng việc công phá thành.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích chỉ huy quân Đại Kim công đánh Ninh Viễn lần thứ nhất. (Ảnh từ wikipedia.org)

Nỗ Nhĩ Cáp Xích chỉ huy quân Đại Kim công đánh Ninh Viễn lần thứ nhất. (Ảnh từ wikipedia.org)

Nhân cơ hội quân Đại Kim bị thiệt hại do Hồng Di đại pháo, Viên Sùng Hoán tận dụng thời cơ đốc quân ra thành truy kích. Quân Nữ Chân thua to phải rút về Thạnh Kinh.

Nhận thấy thành Ninh Viễn chắc chắn , lại có vũ khí rất mạnh, nếu tấn công thì thiệt hại rất nhiều, Nỗ Nhĩ Cáp Xích liền chuyển hướng chinh phục các bộ lạc Mông Cổ. Đến giữa tháng 7/1626 ông cho quân trở về Thạnh Kinh, thế nhưng trên đường trở về thì bị bệnh nặng và mất ở một thị trấn nhỏ thuộc thành phố Thẩm Dương, thọ 68 tuổi.

(Còn nữa)

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc