Home » Cổ truyền, Văn hóa » Kỳ lạ bức tượng đá Mỵ Châu không hề có dấu vết đục đẽo của con người

Tại làng Cổ Loa ở Đông Anh, Hà Nội có ngôi Am thờ công chúa Mỵ Châu, trong Am có bức tượng đá kỳ lạ hình dạng người phụ nữ không có đầu đang ngồi xếp bằng, hai tay buông dọc xuống gối. Bức trượng đã tồn tại 2.400 năm và không có dấu vết đục đẽo của con người.

ượng đá Mỵ Châu

Pho tượng đá Mỵ Châu. (Ảnh từ giadinh.net.vn)

Câu chuyện về công chúa Mỵ Châu

Câu chuyện về nàng Mỵ Châu được kể lại từ ngàn xưa, người Việt hầu hết ai cũng biết đến. Sau khi mắc mưu Triệu Đà, thành Cổ Loa thất thủ, An Dương Vương cưỡi ngựa mang theo Mỵ Châu chạy về phương nam.

Trọng Thủy đưa quân đuổi theo, có nhiều toán quân tướng Âu Lạc xông ra cản bước nhằm làm chậm bước tiến của quân Trọng Thủy để vua An Dương Vương rút đi, nhưng sau đó Trọng Thủy vẫn biết vua An Dương Vương chạy về hướng nào để đuổi theo.

Khi Vua chạy đến đèo Mộ Dạ (thuộc Diễn Châu, Nghệ An ngày nay) thì ngựa cùng sức kiệt, liền cầu Kim Quy cứu mình, Kim Quy xuất hiện báo rằng: “Giặc đang ngồi sau lưng nhà Vua đó”, Vua nhìn lại thấy Mỵ CHâu đang rứt long ngỗng chỉ đường thì nghĩ rằng con mình đã phản bội, liền đau đớn mà rút gươm chém Mỵ Châu.

Mỵ Châu rứt lông ngỗng là vì làm theo lời Trọng Thủy dặn lại, thấy mình bị oan liền quỳ xuống chân cha mà nguyện rằng: “Oan cho con lắm. Nếu con là kẻ bất trung có lòng hại cha,  khi chết, thân xác con sẽ biến thành tro bụi. Bằng không hóa thành ngọc, thành đá trôi về hầu cha”.

Mỵ Châu

Vua An Dương Vương cưỡi Mỵ Châu chạy trốn. Ảnh từ kienthuc.net.vn)

Lời nguyện ứng nghiệm, tượng đá “quay về hầu cha”

Sau khi chết máu của Mỵ Châu rơi xuống biển, các loài trai. sò ăn vào biến thành ngọc, còn thân nàng biến thành tượng đá cụt đầu trôi trên biển, vào sông, về đến đất Cổ Loa thì dừng lại. Nhiều người thấy tượng đá đẹp muốn khiêng về nhưng không sao lay chuyển được.

Các bô lão làng Cổ Loa thấy quá lạ liền cho rằng đây là tấm thân của công chúa Mỵ Châu trôi về lại Cổ Loa, nên cho một nhóm thanh niên tắm gội sạch sẽ, làm lễ xin rước tượng thì mới khiêng đi được.

Một chiếc kiệu được đưa tới để rước bức tượng Mỵ Châu về chốn cung điện ngày xưa. Nhưng khi khiêng đến “Ngự triều Di quy” thì dây chão bị đứt, dù thay rất nhiều dây nhưng đều bị đứt, và các thanh niên cũng không cách nào nhấc bức tượng lên được.

Cho rằng tượng Mỵ Châu đã chọn nơi này để ngụ, người dân liền lập Am thờ, tin rằng công chúa Mỵ Châu biến thành đá trôi về hầu cha đúng như lời nguyện trước khi mất.

Am thờ Mỵ Châu bên trái đền “Ngự triều Di quy”. (Ảnh từ giadinh.net.vn)

Am thờ Mỵ Châu bên trái đền “Ngự triều Di quy”. (Ảnh từ giadinh.net.vn)

Theo những người trông coi Am này thì bức tượng đã có từ 2.400 năm trước, tức đúng vào thời vua An Dương Vương. Ban đầu là tượng để “trần”, sau đó người dân cúng tiến áo lụa đính những hạt châu sa lấp lánh để khoác vào cho tượng.

Hiện nay trong Am thờ Mỵ Châu vẫn còn lưu giữ câu đối sau:

Thiên cổ thụ giai khí uất thông, duyên đới tình căn hoàn tẩm miếu

Nhất phiến thạch bình sanh trung tín, tiềm linh hạo sảng bạn vương cung.

Dịch giả Phạm Hoàng Quân đã diễn nghĩa câu đối này như sau:

Cây nghìn năm khí lành phảng phất, rễ tình dây duyên quấn quanh miếu điện

Đá một phiến giữa đời thành thật, thiêng ngầm sáng rõ quyến luyến cung vua

Am Mỵ Châu. (Ảnh từ baoxaydung.com.vn)

Am Mỵ Châu. (Ảnh từ baoxaydung.com.vn)

Các cụ cao niên ở làng Cổ Loa cho rằng tượng đá do ba khối đá ghép lại, phía trong rỗng. Cụ Chu Trinh ở làng Cổ Loa cho báo Gia Đình biết rằng: Thời ông cha cụ còn sống có kể lại, vào thời Bắc thuộc, Mã Viện đã cho quân lính bổ pho tượng ra để moi ngọc trong lòng pho tượng nên tượng mới bị chẻ ra làm ba mảnh.

Nhiều người tin rằng pho tượng đá này là hiện thân của nàng Mỵ Châu bởi không hề có dấu vết sự đục đẽo nào cả, lại giống hệt như dáng người phụ nữ cụt đầu. Hàng ngày vẫn có từng đoàn người đến Am để cúng tế công chúa Mỵ Châu.

Ánh Sáng

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc