Home » Cổ truyền, Văn hóa » Chuyện về người đã tạo ra nền tảng cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã quy tụ được tất cả các cuộc khởi khác trong nước, đánh bại nhà Hán và lập ra nước Lĩnh Nam. Người tạo ra nền tảng vững chắc cho cuộc khởi nghĩa này là bà Man Thiện.

Bản đồ Lĩnh Nam

Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng cho thấy dãy núi Ngũ Lĩnh vượt rất xa biên giới Việt Nam ngày nay. (Ảnh: Wikipedia)

Theo “Việt Nam danh nhân tự điển của Nguyễn Huyền Anh  thì quê bà Man Thiện ở tổng Cam Giá, trấn Sơn Tây. Bà là cháu ngoại của vua Hùng, có tên thật là Trần Thị Đoan

Thuở còn trẻ đẹp người, đẹp nết, kết duyên với ông Hùng Định là một Lạc Tướng ở Mê Linh. Bà sinh được người con trai đầu lòng nhưng không may mất sớm.

Sau đó Vào ngày 1 tháng 8 năm giáp tuất (tức năm 14 sau công nguyên) bà sinh đôi được hai người con gái đặt tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị

Về tên gọi Trưng Trắc và Trưng Nhị, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần thì ở quê bà lúc đó có nghề nuôi tằm kéo tơ, trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó bà đặt tên con là Trứng Chắc và Trứng nhì, theo phiên âm lúc đó gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Sau khi chồng mất bà nuôi con khôn lớn, mời hai vợ chồng ông Đỗ Năng Tế về nhà dạy dỗ cho hai con cả văn và võ. Sau khi lớn Trưng Trắc kết duyên cùng với Thi Sách.

Bà Man Thiện chính là người tổ chức cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Lực lượng khởi nghĩa càng ngày càng mạnh, sau đó bà mới chuyển quyền lãnh đạo khởi nghĩa cho hai con gái, nhưng vẫn tham gia bàn chuyện cơ mật với các con. Bà chính là người tạo ra nền tảng vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng. Ảnh internet

Năm 40 sau công nguyên Hai Bà Trưng hiệu triệu các cuộc khởi nghĩa khác, rất nhiều cuộc khởi nghĩa của các bộ người Việt hưởng ứng kéo đến hợp nhất với quân của Hai Bà Trưng. Cũng năm đó Hai Bà Trưng cùng các tưỡng lĩnh của mình đánh bại quân Hán, giành lại được Giang Sơn Xã Tắc, Trưng Trắc lên ngôi Vua, phong cho mẹ mình là Man Hoàng Hậu.

Tuy nhiên bà không ở kinh đô cùng các con mà đến làng Nam Nguyễn (nay thuộc Cam Thượng, Ba Vì), chiêu một thêm binh sĩ, lập đồn trấn giữ nơi đây.

Năm 42 sau công nguyên, Mã Viện đem binh sang đánh Lĩnh Nam, trước sức mạnh của quân Hán bà Man Thiện rút quân về An Hát (tức Phúc Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay), chiêu mộ thêm binh sĩ phòng thủ.

Lúc này quân Hán tiến đánh kinh đô Mê Linh, quân Hai Bà Trưng phải rút về căn cứ ở Cấm Khê nhưng bị đuổi theo rất sát. Bà Man Thiện đưa toàn quân đến chặn quân Hán trên sông Hồng để Hai Bà Trưng chạy thoát về căn cứ Cấm Khê.

Một trận giao tranh lớn nổ ra, quân Hán với số lượng đông hơn đã đánh bại quân của bà Man Thiện, tuy nhiên bà vẫn cố đánh đến cùng và bị thương nặng, quyết không để bị bắt bà đã nhảy xuống sông Hồng tự vẫn, Xác bà trôi về bến Cốc làng Nam Nguyễn, người dân nơi đây thương tiếc vớt lên rồi lập miếu thờ.

Mộ bà trên gò đất cao, nơi trước kia là quân doanh của bà, gọi là Mả Dạ, Miếu thờ bà cách đó không xa, gọi là Miếu Mèn.

Trần Hưng

Theo trithucvn.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc