Home » Thế giới » Gần trăm triệu người Trung Quốc chết đói vì ‘sáng kiến’ của Mao
Nguyên nhân gây ra nạn đói này chủ yếu là do những do những sai lầm trong chiến dịch cải cách “Đại nhảy vọt” và chiến dịch “Diệt chim sẻ” trong nông nghiệp của Mao Trạch Đông.

mh
Nguyên nhân của thảm họa này được cho là do chính sách kinh tế Đại nhảy vọt và Chiến dịch diệt chim sẻ do chính Mao Trạch Đông và các lãnh đạo ĐCSTQ trực tiếp chỉ đạo.

Nạn đói năm 1958 tiết lộ tội ác của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai

Trung Quốc giai đoạn từ năm 1958 đến 1961 từng diễn ra một nạn đói kinh hoàng, cướp đi sinh mạng của gần 100 triệu người, trong khi tổng dân số thời bấy giờ là 667 triệu.

Theo những nguồn tin ước đoán khác nhau từ các nhà nghiên cứu, thì số nạn nhân chết đói từ 20 triệu người cho đến 43 triệu người. Sử gia Frank Dikötter, đã được cho phép đặc biệt tới Trung Quốc để nghiên cứu tài liệu trong văn khố, ông ước đoán số người chết yểu ít nhất là 45 triệu người từ năm 1958 cho tới năm 1962.

Còn nhà báo Trung Quốc Dương Tập Thắng kết luận là khoảng 36 triệu người chết vì chết đói, trong khi khoảng 40 triệu người chết vì sẩy thai, cho nên tổng số dân chúng tử vong trong thời gian nạn đói là 76 triệu người.

mh
Người dân chết đói nằm khắp các ngõ ngách ở vùng quê

Các cụm từ Ba năm khó khăn kinh tếBa năm đắng cay cũng là dùng để chỉ giai đoạn này.

Nhưng thực tế hiện nay không có một tài liệu thống kê chính thức nào nói về số người chết trong nạn đói. Những điều tra của nước ngoài cho thấy rằng, rất nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc lúc bấy giờ không phải là không biết về số lượng người chết đói trong cải cách, mà chính họ đã áp dụng những phương pháp nhằm che giấu sự thật kinh hoàng này.

Đây lỗi lầm của rất nhiều lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ, kỳ thực vào cuối năm 1961 họ đã cử ba người là bộ trưởng bộ lương thực Trần Quốc Đống, bộ trưởng bộ thống kê Cổ Khải Doãn và chủ nhiệm văn phòng lương thực Chu Bá Bình điều tra về tổng thiệt hại trong nạn đói.

Chu Bá Bình vào năm 1980 đã báo cáo tại viện khoa học và xã hội, xác nhận rằng họ có thực hiện cuộc điều tra về số lượng người chết trong nạn đói, số lượng lên tới vài chục triệu người, nhưng sau khi Chu Ân Lai xem xong liền hạ lệnh tiêu hủy hết toàn bồ tài liệu điều tra. Những thông tin về số liệu thống kê của nạn đói bị cấm không được nhắc tới, từ đó cho đến nay sự thật về nạn đói lớn vẫn luôn được giấu kín.

Nguyên nhân gây ra nạn đói này chủ yếu là do những do những sai lầm trong chiến dịch cải cách “Đại nhảy vọt” và chiến dịch “Diệt chim sẻ” trong nông nghiệp của Mao Trạch Đông.

Đại nhảy vọt, nạn đói, Mao Trạch Đông, chết đói,
Người dân luyện thép vô tội vạ, sản phẩm sản xuất ra chỉ là đống sắt phế thải, nhưng vẫn phải làm theo chỉ đạo của Mao Trạch Đông không ngừng luyện.

Theo đó chiến dịch “Đại nhảy vọt” đã ép buộc các nông dân phải bỏ ruộng đất để chuyển qua sản xuất thép, các dự án xây dựng, và các ngành công nghiệp khác, làm cho số lượng lao động trong nông nghiệp bị sụt giảm nghiêm trọng. Vụ mùa bị bỏ hư không người thu hoạch.

Một nguyên nhân nữa là do chiến dịch “Diệt chim sẻ”, theo quyết định của Trung ương Đảng thì tất cả các nông dân tại Trung Quốc nên đập gõ nồi, niêu và rượt đuổi chim sẻ khiến chúng sợ sệt bay đi. Ổ chim sẻ bị phá, trứng bị đập vỡ, các chim con trong tổ bị giết chết.

Trung ương Đảng phân tích rằng chim sẻ ăn lúa nên nếu diệt chim sẻ, mùa vụ năm sau sẽ khá hơn mùa vụ năm trước, nhưng họ đã quên đi một sự thật là chim sẻ ăn châu chấu. Châu chấu tràn ngập vùng miền quê sau đó phá nát mùa màng và kéo theo sau là một nạn đói xảy ra tại Trung Quốc.

Mặc dù các vụ mùa thu hoạch bị giảm sút, nhưng các quan chức địa phương, dưới áp lực của Trung ương và để làm vui lòng Mao Trạch Đông, đã báo cáo rằng vụ mùa thu hoạch cao kỷ lục nhờ các sáng kiến mới của Mao, không những vậy, họ còn tranh với nhau thổi phồng kết quả báo cáo.

Đại nhảy vọt, nạn đói, Mao Trạch Đông, chết đói,
Người dân đói đến mức cái gì cũng ăn.

Các số liệu này được dùng để tính số lượng lúa gạo mà nhà nước sẽ thu của người dân để cung cấp cho thành thị và để xuất khẩu.

Việc khác biệt giữa báo cáo và thực tế khiến cho nhiều nông dân không còn gì để nuôi sống mình và gia đình, từ đó một số nơi, nạn đói bắt đầu.

Tuy nhiên trong năm 1958 – 1960, Trung Quốc vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu lúa gạo đáng kể mặc dù nạn đói đang lan rộng, chỉ vì Mao Trạch Đông muốn giữ thể diện và thuyết phục thế giới bên ngoài về sự thành công những kế hoạch của ông.

Thực tế sau khi nạn đói lan rộng, nhằm giữ thể diện, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách cứu đói nhưng chỉ thực hiện ở những thành phố, còn ở nông thôn thì mặc kệ. Ở các vùng nông thôn, chính quyền cho quân đội bao vây và lệnh binh lính bắn chết bất kì ai chạy khỏi vùng có nạn đói, đây là chính sách “Thí tốt giữ xe” mục đích là giữ hình ảnh của Trung Quốc với quốc tế.

Cho đến ngày nay, lập trường của chính phủ Trung Quốc vẫn là cố gắng che giấu, điều đó được phản ánh qua tên gọi nạn đói trên là “Ba năm thiên tai”, Bắc Kinh biện bạch rằng nạn đói phần lớn là do một loạt các thiên tai.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu bên ngoài Trung Quốc nhìn chung đồng ý rằng các thay đổi về chính sách và các thể chế hàng loạt đi theo cuộc Đại nhảy vọt là nhân tố chính dẫn đến nạn đói lớn.

Kể từ thập niên 1980, đã có sự thừa nhận chính thức lớn hơn của Trung Quốc về tầm quan trọng của các sai lầm chính sách trong việc gây ra tai họa trên, công nhận 35% là do thiên tai và 65% là xuất phát từ sự quản lý sai lầm.

Nạn đói tuy đã trải qua hơn 50 năm, mọi thứ đã chìm vào quên lãng,  nhưng điều đáng nói ở đây chính là tội ác diệt chủng này đáng ra đã không phải diễn ra, nếu như những người như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lại chịu thừa nhận sai lầm và cứu trợ người dân thay vì để bảo vệ địa vị và thể diện mà tùy tiện bỏ mặc hạng chục triệu người dân chết đói.

Ngày nay, Giang Trạch Dân tiếp theo bước của Mao Trạch Đông, từ năm 1999 đã ra lệnh khởi đầu cuộc đàn áp, giết chóc và mổ cướp nội tạng sống gần 100 triều người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc chỉ vì lo sợ số lượng học viên Pháp Luân Công lớn hơn số lượng đảng viên ĐCS sẽ nguy hiểm đến quyền lãnh đạo của Đảng.

Không phải không có căn cứ khi trong tác phẩm “Cửu Bình” đăng trên Thời báo Đại Kỷ Nguyên cho rằng “Giết chóc là một bản chất có tính kế thừa của ĐCSTQ”.

Lê Hiếu/nguồn Secretchina
Theo tinhhoa.net


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc