Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Những tội danh hoang tưởng trong thời Cách mạng văn hóa

Cách mạng văn hóa với những mà đấu tố tàn độc, cùng những tội danh hoang tưởng khiến ngày nay nếu kể cũng sẽ khiến nhiều người trẻ tuổi không thể tưởng tượng được là có thật.

đấu tố

“Đại hội quần chúng đấu tố” trong thời kỳ diễn ra Đại cách mạng Văn hóa. (Ảnh: Internet)

Trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa, khi vừa bắt đầu phê phán Lưu Thiếu Kỳ thì quy định không được phép nhắc đến 3 chữ “Lưu Thiếu Kỳ”, chỉ có thể dùng “Khrushchev của Trung Quốc” để thay thế. Có một học sinh trung học họ Trần, một hôm viết câu “đả đảo Khrushchev của Trung Quốc” ở phía sau tấm ảnh chân dung Mao Trạch Đông, bị người ta tố cáo trở thành phần từ phản cách mạng. Rốt cuộc là chuyện gì đây? Chính là anh ta đã viết hai chữ “đả đảo” ở ngay phía sau tấm chân dung của Mao Trạch Đông. Trong khoảng thời gian quần chúng chuyên chính, họ Trần đã bị đánh đến thương tích đầy mình, cầu xin thảm thiết rằng: “Hay là thực thi chuyên chính vô sản, cho tôi vào ngục đi”.

Phái tạo phản đã đồng ý với yêu cầu của họ Trần, gửi anh ta đến công an, kiểm sát, tư pháp, dựa theo điều 6 của bộ công an, anh bị phán 8 năm tù giam. Sau khi ngồi tù tròn 8 năm, họ Trần đã được thả về nhà làm nông. Về sau được rửa oan, nhà nước đã phát cho anh 500 đồng gọi là tiền bồi thường. Họ Trần xúc động nước mắt lưng tròng, hai tay cầm lấy số tiền, ra sức hô lớn: “Đảng cộng sản Trung Quốc muôn năm!”. Lúc này Mao Trạch Đông đã chết rồi, nếu không nhất định sẽ còn hô thêm “Mao chủ tịch muôn năm!” nữa.

Ngày hôm đó khi nhận được tiền, họ Trần đã đem số tiền ấy quyên góp cho chi bộ đảng, và viết một lá thư “chân thành khẩn thiết” xin được gia nhập đảng. Không lâu sau, họ Trần đã gia nhập đảng cộng sản, còn đảm nhận chức Bí thư chi bộ đảng. Họ Trần làm bí thứ chưa được mấy năm, thì kiểm tra thấy mắc bệnh ung thư, đã vào giai đoạn cuối, không lâu sau thì mất.

Tại phòng 29 ở trại tạm giam rừng tùng, căn cứ chuyên chính của ĐCS Trung Quốc ở núi Thúy Bình có giam giữ 5 “phần tử phản cách mạng hiện hành”. Một thanh niên họ Mâu trong đó vốn là quân nhân danh dự, luôn sống và làm theo tư tưởng Mao Trạch Đông, đã mua hơn 10 tấm ảnh của Mao chủ tịch, dán ở xung quanh nhà, trong đó có một tấm dán ngay bên ngoài cửa của nhà vệ sinh. Có người tố giác họ Mâu để cho Mao chủ tịch – người lãnh tụ vĩ đại trông coi nhà xí, đấu tố một cách tàn độc.

Còn có một người họ Lạc, cả nhà ngày ngày uống cháo bắp, mỗi khi người nhà bưng lấy cái tô làm “tam kính chúc” trước bàn ăn, anh ta liền trét cháo bắp lên trên miệng tấm ảnh của Mao, nói: “Mặt trời đỏ à mặt trời đỏ, ngài ăn thịt đến ngán rồi, hãy uống một chút nước cháo đạm bạc này đi!”. Thế là bị người ta tố giác, cũng là tội phản cách mạng. Có một lần, tù nhân họ Mâu hỏi tù nhân họ Lạc: “Tôi để cho Mao chủ tịch trông coi nhà xí, ông để cho Mao chủ tịch uống cháo bắp, hai chúng ta tội ác của ai lớn hơn đây?”.

phản cách mạng

Treo ảnh của Mao không đúng “nơi quy định” cũng sẽ trở thành tội phản cách mạng. (Ảnh minh họa)

Còn có một chàng trai, đến công viên hẹn hò với bạn gái, ghế đá của công viên rất bẩn, liền lấy giấy báo lót ngồi, trên tờ báo có in tấm ảnh chân dung Mao Trạch Đông. Vậy là có người đã tố giác đôi nam nữ dám lăng nhục Mao chủ tịch. Chàng trai trẻ và cô bạn gái này mỗi người bị phán 3 năm tù giam.

Hồ Bosten nằm cách 57 km về phía đông bắc Korla, Tân Cương, Trung Quốc, diện tích gần 1.000 km2, mấy chục hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trong đó. Trong thời gian diễn ra Nạn Đói Lớn vào khoảng cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, hàng loạt người quan nội (miền tây Sơn Hải Quan, Trung Quốc) trốn đến Tân Cương để kiếm sống. Rất nhiều người đã lưu lạc đến hồ này, lấy đánh cá, cắt lau sậy, bắt chuột làm kế sinh nhai. Trong thời gian diễn ra Đại cách mạng Văn hóa, lại có rất nhiều người nội địa vì để tránh sự lùng bắt, đã trốn đến hồ Bosten, náu mình ở trên đảo nhỏ của đám bụi lau sậy, sống cuộc sống cách biệt với đời.

Cuối những năm 60 đầu những năm 70 vừa đánh đổ tam phản, những người lãnh đạo cấp cao quyết định chặt đứt “thiên quốc” của những người di cư này. Họ điều động quân đội, binh đoàn và dân binh công xã của các huyện lân cận, lợi dụng khi nước đóng thành băng vào mùa đông, đã tiến hành bao vây, lùng bắt quy mô lớn đối với toàn bộ khu vực của hồ này. Rất nhiều người vô tội đã bị bắt, bị tùy ý gán cho một tội danh rồi giết chết hoặc bỏ tù. Trong số đó có một người tên Từ Trường Sinh, là người ở vùng Trường Thọ, Tứ Xuyên, 25 tuổi, bị người ta tố giác xé bỏ ảnh của Mao Trạch Đông, bị phán tội tử hình, thi hành ngay lập tức.

Theo secretchina, tinhhoa.net

Bài liên quan:

>> Thế nào là “làm chính trị”

>> Vì sao đạo đức người Trung Quốc đã trở nên biến dị


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc