Home » Thế giới » Hỗn loạn nghị viên ở Hồng Kông

Nghị Viện Hồng Kông vẫn tiếp tục hỗn loạn khi hai phe ủng hộ và phản đối Trung Quốc đối đầu nhau.

>> Hồng Kông: Các nghị sĩ đồng loạt phản đối Trung Quốc

Hai nghị sỹ trẻ tiến vào chỗ ngồi của họ trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nơi họ tạm bị cấm tham gia. (Ảnh: SCMP)

Hai nghị sỹ trẻ tiến vào chỗ ngồi của họ trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, nơi họ tạm bị cấm tham gia. (Ảnh: SCMP)

Hồng Kông: Hỗn loạn nổ ra khi các nhà hoạt động dân chủ xông vào Nghị viện

Sau buổi tuyên thệ hỗn loạn hôm 12/10, Hội động Lập pháp Hồng Kông tiếp tục rối ren khi hai phe ủng hộ và chống đối Trung Quốc đối đầu căng thẳng.

Hội đồng lập pháp Hồng Kông tiếp tục náo loạn vào thứ 4, ngày 26/10, khi hai nghị sỹ ủng hộ độc lập tiến vào phòng họp để thách thức lệnh tạm cấm họ tham gia hoạt động lập pháp. Hai nghị sỹ trẻ, Yau Wai-ching và Baggio Leung, cùng dòng người đổ vào phòng nghị viện khiến phiên họp phải bị hoãn lại.

Nghị sỹ trẻ Leung nói trong nước mắt: “Nếu chúng tôi thất bại trong cuộc chiến này…chế độ dân chủ của chúng ta cũng thất bại. Chúng tôi không có đường lùi”. Các nhà hoạt động dân chủ cùng che chắn cho Yau và Leung đi vào hội trường của nghị viện. Họ kêu to lên: “Các nghị sỹ hợp pháp phải được tuyên thệ”.

Trong lúc đó, hàng ngàn người ủng hộ Bắc Kinh tập trung bên ngoài Hội đồng để chỉ trích những nghị sỹ ủng hộ độc lập, theo SCMP (Hồng Kông).

Trước đó, ngày 25/10, Chủ tịch của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, Andrew Leung, đã trì hoãn lần tuyên thệ lại của hai nghị sỹ trẻ Yau Wai-ching, 25 tuổi, và Baggio Leung, 30 tuổi, và tạm thời cấm họ tham gia các cuộc họp của nghị viện. Sự việc xảy ra sau khi các nghị sỹ trẻ tuyên thệ không đúng thủ tục, và dùng những lời lẽ chống lại Bắc Kinh. Ngay sau đó, các phe phái trung thành với Trung Quốc ở Hồng Kông đã gây rất nhiều sức ép lên Cơ quan lập pháp để cấm các nghị sỹ trẻ tuổi tiếp tục hoạt động.

Hai nghị sỹ khẳng định họ có quyền vào phòng họp để tuyên thệ lại. Còn Hội đồng tuyên bố rằng các thành viên không thể tham gia họp hoặc bỏ phiếu trước khi họ tuyên thệ.

Ông Andrew Leung nói rằng ông sẽ hoãn lễ tuyên thệ cho đến khi có thẩm định tư pháp về trường hợp đặc biệt này. Trong khi đó, cuối tuần trước Tòa án Tối cao đã cho phép việc thẩm định tư pháp. Chính quyền Hồng Kông đang tìm cách để loại bỏ 2 nghị sỹ này khỏi Hội đồng lập pháp.

Phong trào mới ở Hồng Kông chống lại Trung Quốc

Từng là một chủ đề cấm kị, nhưng vấn đề độc lập đã nóng lên kể từ khi những phong trào phản đối, ủng hộ dân chủ bùng nổ vào cuối năm 2014, còn gọi là “phong trào ô”. Sáu nhà hoạt động trẻ tuổi ủng hộ dân chủ đã trúng cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông từ tháng 9.

Tại lễ tuyên thệ vào ngày 12/10, hai trong số các nghị sỹ mới được bầu, Yau Wai-ching và Baggio Leung của đảng Youngspiration, đã từ chối tuyên bố trung thành với Trung Quốc. Họ đã đeo băng rôn trên người với dòng chữ: “Hông Kông không phải là Trung Quốc”.

Trong 2 tuần kể từ buổi lễ tuyên thệ náo loạn đó, một loạt tranh luận xảy ra ở Hồng Kông về việc 2 nghị sỹ trẻ đó có được phép tiếp tục ở lại nghị viện không, theo The Guardian (Anh).

Đến ngày 18/10, Trưởng đặc khu Hồng Kông, Leung Chun-ying đã tiến hành thủ tục pháp lý để ngăn cản 2 nghị sỹ này được tuyên thệ và tiếp tục hoạt động. Trong lúc chờ đợi phán quyết về việc này, phong trào ủng hộ Bắc Kinh thể hiện uy thế bằng buổi biểu tình 10.000 người vào sáng thứ 4 vừa qua. Họ mang theo các biểu ngữ: “Nói không với độc lập Hồng Kông”, “Đuổi cổ những nghị sỹ ủng hộ đập lập” và “Hồng Kông thuộc về Trung Quốc”.

Một người biểu tình nói với kênh truyền hình iCable News: “Là người Trung Quốc, chúng tôi có bổn phận phải nói ra điều này”

Hòn đảo Hồng Kông từng là thuộc địa của Anh và được trả lại Trung Quốc vào năm 1997 dưới nguyên tắc: “một nước, hai chế độ”, cho phép nhiều quyền tự do khác với Đại lục. Những tuần gần đây, hòn đảo này dường như bị lâm vào tình cảnh hỗn loạn chính trị khi xuất hiện một thế hệ các nhà hoạt động trẻ tuổi ủng hộ dân chủ, đối đầu với Bắc Kinh.

Với những căng thẳng gia tăng, các chuyên gia lo ngại hòn đảo này có thể bên bờ vực của biến động chính trị. Nhà khoa học chính trị Sonny Shiu-Hing Lo nói: “Tôi e rằng tình hình chính trị và xã hội tại Hồng Kông đang đi vào một giai đoạn rất hỗn loại và có khả năng không ổn định”.

DL.

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc