Home » Chia sẻ » Tại sao thời xưa xử trảm phạm nhân vào giờ ngọ tam khắc?

Chúng ta thường thấy trong phim cổ trang Trung Quốc các phạm nhân đều bị xử trảm vào giờ nọ tam khắc. Điều này có đúng không? Và tại sao người xưa lại hành hình phạm nhân vào thời gian này?

Người Trung Quốc cổ đại thưởng xử trảm phạm nhân vào giờ Ngọ ba khắc. (Ảnh minh họa)

Người Trung Quốc cổ đại thưởng xử trảm phạm nhân vào giờ Ngọ ba khắc. (Ảnh minh họa)

Trước tiên hãy nói đến thời và khắc. Đây là 2 đơn vị thời gian của người xưa. Vào cổ đại, một ngày được chia thành 12 thời chân, mỗi thời chân chính là 2 tiếng đồng hồ hiện nay. Công thức chuyển đổi từ thời sang khắc khá phức tạp, bình quân mỗi thời chân chia thành 8 + ⅓ khắc, tức một khắc tương đương 14,4 phút.

Người cổ đại ngoài việc dùng bóng mặt trời để đo thời gian ra, còn sử dụng đồng hồ cát để tính thời gian.

Đồng hồ này được chia thành 12 giờ và được tính như sau: Giờ tý là từ 23h đêm hôm trước đến 1h sáng hôm sau. Giờ sửu là từ 1h đến 3h. Cứ như thế cho đến cuối ngày là giờ hợi từ 21h đến 23h.

Như vậy giờ Ngọ là từ 11h đến 13h. Còn giờ ngọ tam khắc tương đương với 11h44 hiện nay. Vào thời điểm này, mặt trời nằm ở trung tâm của bầu trời, là lúc bóng trên mặt đất ngắn nhất, là thời điểm mà dương khí mạnh nhất.

Người Trung Quốc cổ đại cho rằng giết người là “âm sự”, dù cho người đó có bị trừng phạt đúng tội hay không thì hồn ma của họ có thể sẽ quấy nhiễu đao phủ và những người liên quan đến việc xử tử như phán quan, quan giám trảm, đao phủ. Vì thế hành hình lúc dương khí thịnh nhất thì âm hồn sẽ bị trấn áp, không dám xuất hiện. Đây là nguyên nhân chủ yếu người xưa quyết định hành hình vào “giờ ngọ tam khắc”.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa liên quan đến chính phạm nhân. Giờ ngọ tam khắc cũng là thời điểm tinh lực con người yếu nhất, kiệt sức nhất, dễ rơi vào trạng thái lờ mờ buồn ngủ nhất. Nếu xử tử lúc này, phạm nhân sẽ ít đau đớn hơn rất nhiều.

Hình luật triều Đường, Tống quy định: Mỗi năm từ tiết Lập xuân đến Thu phân, các tháng giêng, tháng 5, tháng 9, các ngày đại tế, trai giới, ngày rơi vào 24 tiết khí, ngày mùng một, rằm, thượng huyền, hạ huyền, những ngày “cấm sát” trong tháng (mùng một, mùng tám, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30) không được thi hành tử hình. Ngoài ra, còn quy định khi gặp thời tiết “mưa chưa tạnh, mặt trời chưa mọc” cũng không được hành hình.

Như vậy, theo quy định này, triều Đường, Tống mỗi năm có chưa đến 80 ngày thi hành án tử hình.

Lê Hiếu dịch từ theo Bayvoice

Tinh tinhhoa.net

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc