Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Cư dân mạng xôn xao bình luận quy định phạt vượt đèn vàng cũng như đèn đỏ

Bắt đầu từ 1/8 theo nghị định 46, người dân dù là vượt đèn đỏ hay đèn vàng thì đều bị xem là vi phạm như nhau, và phải chịu cùng một mức phạt, điều này thu hút nhiều ý kiến của chuyên gia cũng như cư dân mạng.

Mức phạt đối với xe ô tô là từ 1,2 đến 2 triệu đồng, xe máy là 300 đến 400 ngàn đồng.

Theo Luật định

Theo luật giao thông đường bộ năm 2008 được áp dụng đến nay, tại điều 10, mục 3, khoản c có nội dung như sau: “Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường” (tham khảo luât:http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Luat-giao-thong-duong-bo-2008-23-2008-QH12-82203.aspx)

Như vậy theo luật định khi có đèn vàng mà bánh trước của xe đã quá vạch dừng thì xe phải đi tiếp nếu không sẽ phạm luật.

Quy định này không chỉ áp dụng ở Việt Nam mà còn áp dụng ở nhiều nước khác trên thế giới.

Thế nhưng theo Nghị định 46 thì vượt đèn vàng cũng bị phạt như đèn đỏ khiến nhiều người thắc mắc rằng liệu điều này có trái với luật định hay không?

Nhiều ý kiến cho rằng trước đây việc phạt vượt đèn vàng thấp hơn vượt đèn đỏ, nhưng nay nếu quy định phạt đèn vàng cũng như đèn đỏ thì liệu có gì khác nhau giữa hai loại đèn này, phải chăng nên thay bằng một loại đèn là đủ.

Ý kiến chuyên gia

Báo Tuổi Trẻ dẫn ý kiến TS Nguyễn Xuân Thủy, Nguyên giám đốc nhà xuất bản giao thông: Trước đây mức phạt vượt đèn vàng thấp hơn vượt đèn đỏ. Tăng phạt đèn vàng có thể hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông nhưng nói về luật là sai, nói về tâm lý con người là không công bằng khi phủ nhận giai đoạn chuyển biến từ đèn xanh sang đèn đỏ cho người lái xe chuẩn bị.

“Tôi nghĩ nên để mức phạt vượt đèn vàng như cũ, không nên tăng mức phạt. Phạt vượt đèn vàng cũng như phạt vượt đèn đỏ là không đúng với tâm lý con người. Chuyện quy định phạt vượt đèn vàng và đèn đỏ như nhau là không hợp lý và không đúng luật. Nếu quy định như vậy thì đèn vàng không còn tác dụng nữa. Chỉ trừ trường hợp đèn vàng đã sát mình rồi mà vẫn cố nhô lên vượt qua thì lúc đó là phạm luật phạt theo quy định vượt đèn vàng trước đây.”

Nhiều chuyên gia và người dân cho rằng việc phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ là chưa phù hợp. Ảnh baodatviet.vn

Nhiều chuyên gia và người dân cho rằng việc phạt vượt đèn vàng như đèn đỏ là chưa phù hợp. Ảnh baodatviet.vn

Ý kiến cư dân mạng

Một nick name là Coolforte trên diễn đàn otosaigon cho biết: “Quy định kiểu này, nhiều bác tài xe hơi lẫn xe máy bị phạt oan. Trên thực tế, nhiều trụ đèn giao thông không có hiển thị số, làm sao biết khi nào đèn chuyển tín hiệu từ xanh sang vàng”.

Cũng tại diễn đàn otosaigon, nick Adng cho rằng: “Khi lưu thông ở tốc độ 40-50 km/h, xe hơi có hiện tượng chạy quá vạch dừng nếu phanh gấp do tín hiệu đèn chuyển đột ngột. Ngoài ra, một số xe bị lết bánh, đâm mạnh vào đuôi xe trước. Các loại xe máy lớn như SH, phanh đột ngột cũng làm mất tay lái và ngã”.

Mạng xã hội facebook thu hút được nhiều ý kiến các bạn trẻ, T.K cho rằng: “Vậy nên chỉ cần 2 đèn: xanh và đỏ. Cơ quan chức năng nên nghiên cứu kỹ vấn đề, xe chạy 80 km/h thì 1 giây sẽ đi được mấy mét, khi nhìn thấy đèn và phanh mất bao nhiêu giây, khi phanh thì di chuyển bao nhiêu mét xe dừng hẳn… từ đó mới đưa ra được những giải pháp tối ưu cho người điều khiển phương tiện giao thông”

Bạn Hoài Hứa Thị kể lại: “Mình qua vạch rồi đèn vàng mới bật, và mình cũng nói vậy nhưng chú công an vẫn bảo phải dừng trước vạch chứ cãi thế lại bị phạt thêm một lỗi nữa. Bó tay với các chú thi hành Luật”.

Bạn Trần Ngọc Ánh mô tả: “Đèn vàng là để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết là sắp chuyển sang tín hiệu màu đỏ, người tham gia giao thông cần giảm tốc độ để đến kho đến đỏ là có thể dừng được. Nếu đèn vàng phải dừng ngay thì cần gì cái đèn vàng? Giờ người tham gia giao thông cũng hiểu biết luật nên phải đưa ra những quy định mập mờ sẽ nhầm lẫn thì mới phạt được.”

Bạn Mai Anh có bình luận trên Báo Đất Việt rằng: “Phải có đèn vàng nhưng làm sao biết Đèn Xanh sắp “Vàng” mà dừng hỡi các Ngài? Vậy thì Đèn Xanh phài biết “Nháy, Nháy… 3 giây” trước khi chuyển qua đèn Vàng. Không lẽ vừa đi vừa lo, run, đạp phanh cháy đường”.

Anh Nguyễn Tuấn Việt cho rằng: “Bỏ đèn vàng , chỉ còn đèn xanh – đèn đỏ . Đền xanh có số đếm . Khi chuẩn bị bật đèn đỏ , đền xanh nhấp nháy khoảng 10 lần , sau đó đèn đỏ bật lên . Trong thời gian đèn xanh nhấp nháy là khỏng thời gian để người lái xe giảm tốc độ . Trong thời gian đèn xanh nhấp nháy, người lái xe vượt qua vạch vôi vẫn không bị coi là vi phạm giao thông ( vì vẫn là đèn xanh )”.

Trên Báo Tuổi Trẻ cũng nhận được nhiều lời bình luận khác nhau, nick Mizu chia sẻ: “Đang đi trên đường mà gặp đèn vàng hay đèn đỏ 1, 2 giây đầu mà mình dừng lại là y như rằng….. xe phía sau đụng xe mình liền”.

Nick Sóng Gió: “Vậy thì vứt đèn vàng đi, chỉ giữ 2 đèn xanh – đỏ bằng thời gian đếm ngược về 0 thôi. Làm như vậy người tham gia giao thông sẽ biết được thời gian để chuẩn bị”.

Độc giả Việt Hồ cho rằng: “Đèn đỏ để phạt, đèn vàng để làm luật, vậy thôi”.

Bạn Thành Nam: “Nếu xe bạn đi đến cách vạch dừng vài cm thì đèn vàng bật với vận tốc chỉ vài km/h thì có dừng kịp không? Theo luật này một chu kỳ sẽ có vài xe vô tình phạm lỗi, mà csgt chỉ chờ cái vô tình này thôi.”

Nick sualuat: “Vậy thì tất cả đén báo giao thông phải có hiển thị đếm ngược thời gian đèn xanh và bỏ luôn đèn vàng.”

Tại diễn đàn Vitalk, bạn Đào Lý Tưởng cho rằng: “Hầu hết CSGT đang lợi dụng việc cứ xe đi đèn vàng là tuýt lại phạt. Trước đây còn cãi om tỏi, sau 46 này thì quyền hạn hoàn toàn nằm trong tay CSGT. Vấn đề chính là: Nghị định này trái luật”.

“Thực tế thì vẩn có nhiều chốt giao thông đèn đếm ngược không hoạt động”

Trang vnexpress nhận được nhiều ý kiến độc giả, bạn Nguyễn Trinh nói: “bực cái là không có camere hành trình, nhiều chỗ vượt qua vạch dừng đèn vẫn xanh mà sang đến bên mấy chú đứng gốc cây/cột điện thì đèn nó đỏ như son rồi.”

Ánh Sáng

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc