Home » Cổ truyền, Văn hóa » Tam Tự Kinh – Tập 11 – Hoàng Đế và âm nhạc

Tam tự Kinh là cuốn sách nổi tiếng bậc nhất trong văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Theo thể thơ 3 chữ dễ nhớ mang tính nhân văn rất tốt cho việc bồi bổ tâm hồn con người. Đến nay dù lịch sử thay đổi nhưng cuốn sách này vẫn giữ nguyên giá trị của nó. 

tam tu kinh

 

 

Phiên âm Hán Việt

Viết hỉ nộ, viết ai cụ

Ái ố dục, thất tình cụ

Bào thổ cách, mộc thạch kim

Tư dữ trúc, nãi bát âm

 

Tạm dịch

Nói về vui, về giận, về đau thương, về sợ hãi

Về yêu, ghét và ham muốn, bảy thứ tình đều có trong mỗi người

Bào, thổ, cách, mộc, thạch, kim

Tư và trúc, đó là tám loại dụng cụ âm nhạc

Dịch nghĩa

Vui mừng, tức giận, đau buồn, sợ hãi, yêu thích, ghét và ham muốn là bảy loại tình cảm của con người khi sinh ra đã có.

Người Trung Quốc cổ đại dùng tám loại nguyên liệu gồm quả bầu hồ lô, đất sét, da động vật, gỗ, đá ngọc, kim loại, tơ, ống trúc để làm nhạc cụ và gọi đó là bát âm. Do các nhạc cụ được làm từ các chất liệu khác nhau nên âm thanh phát ra từ các nhạc cụ đó cũng khác nhau và mang nét đặc sắc riêng.

Đàm luận

Người xưa quan niêm rằng một người thông minh là người có thể làm chủ được cảm xúc của bản thân, biết kiềm chế và hành xử đúng mực để tránh phạm sai lầm khi bị các loại cảm xúc chi phối tư tưởng.

Khi có tâm trạng không tốt hay vui vẻ họ thường dùng âm nhạc để giải trí. Nó thể hiện tất cả các cung bậc cảm xúc của con người nên nghe nhạc là người ta cũng hiểu được tâm trạng của người chơi nhạc và người nghe nhạc. 

Các loại nhạc cụ truyền thống Trung Quốc được sáng tạo ra không phải đơn thuần do con người tự tạo ra mà người xưa cho rằng đó là do những vị Thần truyền lại cho con người. Trong quá trình giao lưu và học hỏi giữa các nước trên thế giới, người ta đã phổ biến các loại nhạc cụ này và chúng được con người sử dụng thường xuyên trong các dịp đặt biệt. 

Dần dần theo thời gian, khi con người tự sáng tạo ra các loại nhạc cụ được gọi là hiện đại như máy móc, ống hay thùng hộp… Âm nhạc cũng có nhiều biến đổi. Có người còn thậm chí dùng chất kích thích và đeo mặt nạ quỷ để sáng tác những bản nhạc được giới trẻ ưa chuộng. Sự mới lạ, khác được tuyên dương và truyền thống trở thành cổ hũ, lạc hậu và nhàm chán. Mặt khác, xét ở phương diện cảm xúc con người được phản ánh trong nhạc thì chúng cũng có sự thay đổi. Nhìn chung thì tiêu cực và bi quan, những câu chuyện tình tan nát và đau đớn, sự thô bạo và xấu xí hợm hĩnh thường xuyên bắt gặp trong nền âm nhạc hiện đại. 

Như vậy có thể thấy một điều quá rõ ràng là âm nhạc và tâm hồn của con người có sự liên thông với nhau. Người ta có thể thấy được tình trạng xã hội thông qua âm nhạc và đồng thời khi xã hội thay đổi thì âm nhạc cũng bị thay đổi theo. Và lẽ tất nhiên là càng về sau, càng hiện đại thì mọi thứ càng trở nên tiêu cực, con người xa rời với thiên nhiên và xa rời với đạo nghĩa mà thay vào đó là thỏa mãn dục vọng, ma quái, tục tĩu, đen tối… Chúng ta cần quay lại quá khứ, tìm nguồn gốc của mọi thứ và làm sống lại các giá trị vĩnh cửu, làm chủ cảm xúc và tìm về với thiên nhiên, con người và vũ trụ. 

Câu chuyện “Hoàng Đế và âm nhạc” sẽ đưa bạn quay về với cội nguồn, hiểu được mục đích thật sự của âm nhạc và tác dụng của âm nhạc đối với con người. 

Hoàng Đế và âm nhạc

Đối với người Trung Quốc cổ đại mà nói, âm nhạc là công cụ để liên hệ với Thần. Âm nhạc không chỉ để hưởng thụ và giải trí, mà còn là lễ tiết để điều hòa mối quan hệ giữa trời và đất.

Các nhạc cụ của Trung Quốc được phát minh từ rất sớm, trong cuốn Thi Kinh cũng thường xuyên nhắc tới các loại nhạc cụ. Theo các sách sử ghi chép, Phục Hy là người chế tạo ra đàn sắt, Nữ Oa chế tạo ra tiêu, Linh Luân chế tạo ra chuông, Thần Nông chế tạo ra ngũ huyền cầm.

Hoàng Đế lệnh cho Linh Luân chế định ra nhạc luật, đặt ra 12 luật (12 thang âm). Linh Luân ở trên núi Tây Sơn tìm được loại trúc thô thích hợp để làm nhạc cụ, ông dùng những cây rắn chắc nhất gọt thành sáo trúc. Khi ông thổi cây sáo mình vừa làm, có mấy con chim phượng hoàng đậu xuống quanh những cây ở gần ông, chim trống bắt đầu hót trước, âm đầu tiên của nó giống với âm phát ra từ cây sáo trúc của Linh Luân, sau đó lại hót tiếp 5 âm nữa, Linh Luân nhanh chóng gọt thành cây sáo có thể phát ra 5 âm đó. Phượng hoàng mái hót tiếp 6 âm, Linh Luân lại nhanh chóng gọt ra cây sáo trúc phát ra được 6 âm đó. Linh Luân sắp xếp trình tự của 12 âm đó xong, liền hoàn thành 12 âm luật. Vì để bảo tồn lâu dài 12 âm này, Hoàng Đế đã hạ lệnh đúc ra 12 chuông đồng có thể tái hiện chính xác 12 âm của sáo trúc, sau đó, tất cả các thang âm của các nhạc cụ bắt buộc phải đúng với âm của chuông đồng.

Ngoài việc hạ lệnh cho Linh Luân chế tạo chuông ra, trong cuộc chiến với Xi Vưu, vì để nâng cao sĩ khí chiến đấu của binh sĩ, Hoàng Đế đã làm ra một loại trống trận đặc biệt, và còn đích thân đánh để cổ vũ uy thế của đội quân. Loại trống này được làm từ da được phơi khô của một loại quái thú ở Đông Hải có tên là “Quỳ”, còn dùi trống được làm từ khúc xương to nhất trên người Thần Sấm. Khi Hoàng Đế đánh vào chiếc trống trận đặc biệt này, tiếng trống vọng xa hơn 500 dặm, làm trời đất rung chuyển.

Ngoài ra, khi Hoàng Đế gặp mặt các Quỷ Thần trên núi Thái Sơn, còn sáng tác ra khúc nhạc tên “Thanh Giác”, khúc nhạc này có khí thế hùng hồn, có thể “kinh động trời đất, quỷ thần phải khóc”, đây thực sự là bản nhạc trên Thiên giới, người phàm không thể nghe được. Hơn nữa, sau khi Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu, để chúc mừng thắng lợi, ông đã sáng tác ra bản nhạc có khí thế phi phàm có tên “Cương cổ khúc”.

Phim hoạt hình

https://www.youtube.com/watch?v=99j1o2D7QFQ

Theo chanhkien

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc