Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Nhạc vũ trong văn hóa Thần truyền: Sức mạnh vô hình đánh bại ngàn quân

Nhạc ban đầu căn bản không phải dùng để nhân loại giải trí, mà dùng để điều tiết tự nhiên, quy chính trật tự vạn vật trong trời đất, nó phỏng theo trí huệ siêu nhiên của Thần, lấy phép tắc thiên đạo hoàn mỹ làm tiêu chuẩn, có thể vỗ yên vạn vật, khiến tất cả trở về với đại đạo, hài hòa mà trật tự. Do đó, nhạc thời kỳ đầu là công cụ giáo hóa nhân tâm quan trọng nhất của xã hội đương thời.

Ngũ âm của âm nhạc cổ truyền Trung Quốc dựa trên thuyết Ngũ Hành (Ảnh của Đài truyền hình Tân Đường Nhân)

Ngũ âm của âm nhạc cổ truyền Trung Quốc dựa trên thuyết Ngũ Hành (Ảnh của Đài truyền hình Tân Đường Nhân)

Tác dụng giáo hóa nhân tâm của nhạc đã có đủ ngay từ ngày đầu tiên nhạc ra đời, trong quá trình phát triển của lịch sử cũng luôn luôn kéo dài tác dụng này, chỉ là càng về sau này thì biểu hiện ra càng ẩn kín, càng yếu đi, mà tác dụng giải trí của nhạc thì trái lại lại trở thành chủ đạo. Đặc biệt sau thời cận đại, tác dụng giáo hóa này đã bị phá hoại hoàn toàn, dần dần trở thành công cụ bại hoại đạo đức nhân tâm, phóng túng tình dục.

Nhạc thời kỳ đầu ngoài tác dụng giáo hóa nhân tâm, quy chính trật tự vạn vật ra, còn có một tác dụng quan trọng nữa, đó là làm công cụ truyền tin và thực thi chính lệnh.

Có câu nói cổ xưa rằng “Dán cáo thị bốn cổng thành, vẫn có người không biết chữ”, dùng văn tự truyền tin, ban bố chính lệnh, đây là việc sau này khi văn tự phổ cập dân gian. Tuy văn tự có từ thời Hoàng Đế, nhưng không phải mọi người đều có thể tiếp xúc được văn tự, càng không thể mọi người đều biết chữ. Trước thời Xuân Thu, khi bắt đầu xây dựng các trường học dân gian, lúc đó chỉ có con em quý tộc mới được tiếp thu giáo dục, biết chữ, bách tính phổ thông dưới hạng sỹ không thể đọc sách biết chữ. Triều Thương cũng như vậy, đời Thương ngay cả quý tộc bình thường cũng không biết chữ, chỉ có một số quý tộc cao cấp, sử quan, thầy bói mới có thể biết chữ, bách tính phổ thông căn bản không được tiếp xúc với văn tự. Còn trước đó nữa thì người biết chữ càng ít nữa.

Do đó thời đó con đường chủ yếu để truyền tin, ban hành chính lệnh căn bản không dựa vào văn tự. Ví dụ khi vua Thuấn tại vị, đã dùng hình thức đồ họa vẽ năm loại hình pháp lên các đồ dùng hàng ngày để truyền bá pháp luật, đây là một trong những phương thức truyền bá, nhưng cũng không phải hình thức chủ yếu nhất. Thời đó, phương thức chủ yếu nhất truyền bá tin tức, thúc đẩy giáo hóa là nhạc, đây là tác dụng quan trọng của nhạc thời kỳ đầu phát triển.

Nhạc thời kỳ đầu do phỏng theo trí huệ của trời đất Thần linh, nên có thể câu thông Thần. (Ảnh: Sohu)

Nhạc thời kỳ đầu do phỏng theo trí huệ của trời đất Thần linh, nên có thể câu thông Thần. (Ảnh: Sohu)

Trong thời kỳ lịch sử rất lâu dài, quân vương thường phái người đến dân gian thu thập nhạc dân gian, sau này gọi là “Thái Phong”. Như phần “Quốc Phong” trong “Kinh Thi” là thu thập từ dân gian, từ “thái phong” cũng từ đây mà ra, còn có Nhạc phủ đời Hán cũng như vậy. Mục đích quân vương phái người đến dân gian “thái phong”, không phải vì để giải trí, chủ yếu là dùng để hiểu sự thay đổi của phong tục dân gian, lắng nghe tiếng lòng của bách tính, thấu hiểu đời sống của bách tính và nỗi khổ đau của dân gian, để đối chiếu tìm ra các chính sách mình thi hành đúng hay sai. (15)

Nhạc thời kỳ đó, là kênh quan trọng để quân vương ban bố với thiên hạ, thúc đẩy giáo hóa, và để hiểu phong khí xã hội, lắng nghe tiếng nói của người dân. Quân vương đem giáo hóa thiên hại phổ thành nhạc vũ, sau đó thúc đẩy truyền bá ra thiên hạ, bách tính trong thiên hạ trong khi hát múa đã đồng hóa với giáo hóa của quân vương, nhuận vật vô thanh (có lợi cho vạn vật mà không cần nói).

Âm nhạc xuyên suốt từ đầu đến cuối trong nền văn minh nhân loại, có tác dụng vô cùng quan trọng. (Ảnh: Sohu)

Âm nhạc xuyên suốt từ đầu đến cuối trong nền văn minh nhân loại, có tác dụng vô cùng quan trọng. (Ảnh: Sohu)

Trong Binh pháp, Tôn Tử cho rằng: “Không đánh mà khuất phục được quân địch” chính là cảnh giới cao nhất của dụng binh. Tôn Tử muốn nói ở đây là dùng mưu lược để đạt được mục đích không đánh mà thắng. Nếu ngay cả mưu lược cũng không cần sử dụng, chỉ trong khi hát múa là khiến quân tướng địch cởi giáp, các nước man di phương xa thần phục, thì lại là cảnh giới như thế nào?

Vào thời kỳ Ngũ Đế, bộ tộc Tam Miêu thường làm loạn, phá hoại trật tự xã hội, không phục tùng thống trị, đây luôn là vấn đế khiến xã hội đương thời đau đầu. Tam Miêu có nguồn gốc từ bộ lạc Cửu Lê của Si Vưu, Si Vưu bị Hoàng Đế đánh bại chém chết, tàn dư bộ lạc sót lại phát triển thành dân tộc Tam Miêu sau này, phong thái dân này hung hãn, dã man, thiện chiến, thích làm loạn, khó thuần phục.

Trong sách “Thượng Thư” có chép: Thời vua Thuấn, Tam Miêu lại không phục tùng sự thống trị mà lại làm loạn, Thuấn bèn phái Vũ đem quân chinh phạt. Sau khi thảo phạt một tháng, Tam Miêu vẫn không phục, Vũ cũng hết cách chinh phục Tam Miêu. Thế là Vũ bèn nghe theo kiến nghị của Bá Ích, ngừng sử dụng vũ lực, rút quân về triều. Sau khi rút quân trở về, vua Thuấn bèn dốc sức thi hành giáo hóa, sai người cầm lông vũ, mộc, biểu diễn nhạc vũ ở giữa hai bậc thềm phía đông và phía tây hoàng cung, để cho thiên hạ thấy. Giáo hóa rất nhanh chóng thông qua nhạc vũ được truyền bá đi, cũng truyền đến chỗ Tam Miêu. 70 ngày sau, Tam Miêu bị cảm hóa, đến quy thuận, bày tỏ thần phục. 

Không chỉ ca múa có thể khuất phục quân địch, người xưa trong chiến tranh tàn khốc, khi xung phong hãm trận, cũng có thể ca hát mà chiến đấu, điều này đối với ngày nay mà nói, thì thật là lãng mạn biết bao.

Theo sử sách ghi chép: Khi Võ Vương phạt Trụ quyết chiến nơi cánh đồng ở Triều Ca, chỉ dẫn theo 300 cỗ binh xa, 4 vạn 5 nghìn binh sỹ, 3 nghìn quân xung phong, mà quân đội của Trụ Vương là 70 vạn người, số lượng khác nhau một trời một vực.

Đúng lúc 2 bên giao tranh, tiếng trống chấn động trời xanh, quân đội Võ Vương bước chân theo tiết tấu của nhịp trống, vừa ca múa vừa đánh, phía trước hát, phía sau múa, nghênh đón đại quân Trụ Vương, “ca hát át quân Ân”. Trước thế trận như thế này, đại quân triều Thương không biết cảm nghĩ như thế nào, sử sách có chép, họ lâm trận quay ngược mũi giáo, dẫn quân đội đội Võ Vương tiến công Triều Ca, khiến Võ Vương nhỏ yếu đã đánh bại triều Thương hùng mạnh dễ như bẻ cành cây mục, trở thành chúa tể thiên hạ. Sự kiện này đều được ghi chép trong “Hoa Dương Quốc Chí” và “Bạch Hổ Thông”.

Đạo Sinh

Theo minghui.org

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc