Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Những ngôi trường đang oằn mình chờ sập
Trong khi các quan chức địa phương đang loay hoay với việc xây trụ sở mới, hay tượng đài đồ sộ với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng. Thì tại nhiều nơi, nhiều ngôi trường sập sệ cố oằn mình nâng đỡ cho học sinh đến trường, nhưng cũng có thể sập xuống bất cứ lúc nào, đã có những cái chết thương tâm xảy ra.

Tình trạng nhiều trường học xuống cấp gây nguy hiểm đáng báo động tại các địa phương

truong-hoc-cho-sap-1

Một trường học tại Bình Định, trần nhà có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Ảnh vnexpress.net

Trường tiểu học số 2 Phước Lộc – phân hiệu Đại Tín, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (Bình Định), từng xảy ra tai nạn cách đây 2 năm khiến một học sinh lớp 4 (10 tuổi) thiệt mạng.

Học sinh Tống Hữu Kiệt khi cùng 2 bạn học đi qua khu nhà cũ của trường để đi vệ sinh thì bất ngờ bị cột đỡ mái che dãy phòng cũ đổ, đè trúng người, tử vong tại chỗ.

truong-hoc-sap

Cột trụ xây bằng gạch kích thước 25×40, cao 2,5m gãy gây nên cái chết thương tâm cho cháu Kiệt. Ảnh: Minh Thuỳ.- ngoisao.net

Rút kinh nghiệm từ cái chết của cháu Kiệt, nhiều trường ở Bình Định rào chắn kèm biển báo khu vực nguy hiểm, ngăn học sinh lại gần.

truong-hoc-cho-sap-2

Một trường học ở Bình Định gắn biển báo nơi nguy hiểm cấm học sinh vào. Ảnh vnexpress.net

Trường THCS Lăng Cô (cơ sở 1) thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) được xây dựng từ năm 1968, đến năm 2012 trường được nâng cấp với chi phí 140 triệu đồng, nhưng đến nay xuống cấp đến mức không thể dùng dược nữa, chỉ có thể xây mới.

truong-hoc-cho-sap-3

Cột hiên phải dùng cọc gỗ nẹp vào để khỏi bị sập. Ảnh nld.com.vn

Dù trường đang trong tình trạng có thể bị sập bất cứ lúc nào, nhưng 300 học sinh hàng ngày vẫn phải đến trường.

Bà Trần Thị Quý Đông, Hiệu trưởng Trường cho báo Người Lao Động biết: “Mùa nắng chúng tôi phải dùng 5-6 cây quạt, còn mùa mưa thì phải kéo rèm che lạnh cho học sinh. Mùa mưa bão cô trò ngồi trong phòng học mà cứ nơm nớp lo sợ trường sập”

truong-hoc-cho-sap-4

truong-hoc-cho-sap-5

Các cột trụ sắp sập, vì thế tăng sức cho các cột này, các cọc gỗ được dùng để buộc thêm vào, có cột còn được chen thêm gạch đá. Ảnh vnexpress.net

Năm 2013 trường được UBND Tỉnh đưa vào danh sách thanh lý tài sản, tuy nhiên do không đủ trường lớp, và việc học trường ở cơ sở 2 quá xa, nên trường vẫn được tận dụng cho đến nay.

Nhiều phụ huynh vì sợ ngôi trường này mà chuyển con mình sang trường khác, dù phải đi xa hơn rất nhiều. Để con được học nơi khác các phụ huynh phải đưa con đến TP Đà Nẵng, hoặc ngược lên TP Huế, cách nhà đến 40km để học tiếp.

truong-hoc-cho-sap-6

Mái ngói cũ rơi vỡ được tận dụng để lót nền. Ảnh vnexpress.net

UBND huyện Phú Lộc đã lên kế hoạch xây dựng thêm phòng học ở cơ sở 2, để di dời học sinh sang, kinh phí 7 đến 8 tỷ đồng. Thế nhưng hiện nay đang trong giai đoạn làm thủ tục để trình dự án lên UBND Tỉnh, sau đó phải chờ UBND Tỉnh phê duyệt. Trong khi đó với tình hình như hiện nay thì ngôi trường có thể sập xuống bất cứ khi nào đe dọa an toàn của 300 học sinh.

Bên cạnh nguy cơ từ để sập từ các trường học cũ, thì các trường xây mới cũng không phải an toàn. Vào cuối năm 2015 cổng trường Tiểu học xã Thanh Minh (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) vừa mới xây xong thì bất ngờ đổ sập gãy làm 3 khúc đè lên người hai học sinh, khiến một học sinh bị tử vong tại chỗ, một học sinh khác bị thương nặng.

Bố của học sinh bị tử vong nói trên vnexpress rằng:  “Khi đó đèn điện rất sáng, tôi nhìn rõ trụ cổng cao khoảng 2,5m, rộng 40 cm nhưng không có thép bên trong”.

Giá như có thể dành một ít tiền, một số rất nhỏ thôi trong số tiền xây dựng trụ sở hay tượng đài để tu sửa trường học, thì những cái chết thương tâm đã không xảy ra, và học sinh cũng như phụ huynh cũng không phải nơm lớp lo lắng khi phải học trong những ngôi trường đang chờ sập.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc