Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học » Những lời nguyền oái oăm trong lịch sử (Phần 2)

4. Lời nguyền Siêu nhân

Nói đến lời nguyền của Siêu nhân người ta thường nhắc tới những tai ương xảy ra với những người có liên quan đến câu chuyện Siêu nhân trong quãng thời gian gần 100 năm qua.

Henry Cavill từng cân nhắc rất kĩ trước khi đảm nhân vai siêu nhân Clark Kenttrong Man of Steel (2013). Mặc dù bộ phim đoạt doanh thu khủng và được coi là bom tấn của năm 2013, song “vết dớp” mà Superman để lại liệu có ngoại trừ Henry Cavill hay không tới giờ vẫn là một ẩn số.

Có lẽ George ReevesChristopher Reeve – diễn viên trong loạt phim truyền hình và điện ảnh Siêu nhân đầu tiên – là 2 người nổi tiếng nhất trong số những người vướng phải lời nguyền.


Cha đẻ của loạt siêu phẩm Superman được cho là người đã nguyền rủa đứa con tinh thần của mình.

George Reeves tự tử còn Christopher Reeve bị liệt sau khi ngã ngựa. Các nạn nhân khác có Jerry Siegel và họa sĩ Joe Shuster, 2 người đã sáng tạo ra nhân vật nhưng thu được rất ít tiền bởi công ty DC Comics nắm tất cả bản quyền. Một số người nói rằng Jerry và Joe đã áp đặt lời nguyền lên nhân vật viễn tưởng này bởi họ cho rằng mình bị đối xử bất công so với công sức bỏ ra.

Thậm chí có lời đồn rằng John F Kennedy là nạn nhân của lời nguyền vì không lâu trước cái chết của ông, nhân viên của tổng thống đã phê chuẩn cho xuất bản một cậu chuyện Siêu nhân (trong đó người hùng “khoe” tham vọng có được thân hình của tổng thống) vào tháng 4/1964.

Kirk Alyn đã đóng Superman bản truyền hình trong hai năm 1948 – 1949 với kinh phí khá thấp. Tuy nhiên, sau vai diễn Clark Kent, sự nghiệp của Alyn hoàn toàn thất bại. Những năm sau đó, ông đã “xuống hạng” và làm những công việc như lồng tiếng, thuyết minh, quảng cáo thương mại để kiếm sống. Vào năm 1978, trong series phim Superman, ông được tham gia với vai cha của Lois Lane. Trong những năm tháng về sau, Alyn mắc căn bệnh mất trí nhớ tuổi già – Alzheimer. Ông mất vào năm 1999 ở tuổi 88.

Bud Collyer lồng tiếng cho phim hoạt hình Superman đầu tiên 1941-1943. Ông đã chết trong một căn bệnh tuần hoàn ở tuổi 61.

Sự việc chưa dừng lại ở đó khi Lee Quigley – cậu bé đóng vai Kal El khi còn nhỏ trong Superman 1978 đã chết vào năm 1991 vì lạm dụng thuốc ở tuổi 14.

Ngoài ra, còn có hàng loạt các nạn nhân khác tham gia siêu phẩm Superman cũng chịu chung lời nguyền khủng khiếp. Nam diễn viên Marlon Brando, người đóng vai Jor-El trong bộ phim năm 1978, chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống riêng tư của mình. Con trai Christian phạm tội giết người còn con gái Cheyene đã tự tử ở tuổi 25 vào năm 1995 do mất người yêu – chính là nạn nhân của Christian. Ông qua đời vào năm 2004, khoảng bốn tháng trước khi Christopher Reeve qua đời.

Margot Kidder (đóng vai Lois Lane – bạn gái Superman) được cho là bị căng thẳng rối loạn cưỡng lực trước khi trở thành ngôi sao hàng đầu Hollywood. Vào tháng Tư năm 1996, cô bị mất tích trong vài ngày và được tìm thấy bởi cảnh sát trong trạng thái ảo tưởng hoang tưởng.

Diễn viên hài Richard Pryor, trước đó đã từng là một tay nghiện ma túy dẫn đến một vụ tự tử song bất thành. Pryor đóng vai nhân vật phản diện Gus Gorman trong Superman III 1983, nhưng sau đó đứng về phía của Superman ở gần cuối phim và trở thành một anh hùng. Ba năm sau, ông được chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng . Ông qua đời vì ngừng tim năm 2005 ở tuổi 65.

Dana Reeve – vợ của cố diễn viên Christopher Reeve chết vì ung thư phổi vào năm 2006 ở tuổi 44 mặc dù bà chưa từng hút thuốc lá trong suốt cuộc đời mình.

Do khiếp sợ trước lời nguyền này, rất nhiều diễn viên đã từ chối đóng vai Siêu nhân trong những bộ phim phiên bản mới nhất. Paul Walker (nằm trong danh sách 10 diễn viên tồi tệ nhất) là một trong số các diễn viên không hề hấn gì, nhưng Paul đã giết chết nhân vật anh đóng hơn là bị Siêu nhân làm cho điêu đứng.


Tất cả những người có liên quan đến siêu phẩm Superman đều chịu chung lời nguyền khủng khiếp.

5. Hòn đá Björketorp

Đây là một trong số những hòn đá được tìm thấy tại tỉnh Blekinge, Thụy Điển có từ thế kỷ thứ 6 sau công nguyên. Chúng cao đến 4,2m. Một số hòn xếp thành vòng tròn, trong khi những hòn khác đứng một mình. Trên hòn đá Björketorp có khắc dòng chữ:

Ta, chủ nhân của những hòn đá che dấu sức mạnh của chúng tại đây. Anh ta sẽ ngập tràn trong tội lỗi xấu xa, phải chịu cái chết âm thầm nếu là người phá vỡ tấm bia mộ này. Ta tiên đoán được sự hủy diệt”.

Một câu chuyện được người dân địa phương lưu truyền có liên quan tới lời nguyền này đã từng được kiểm chứng và chứng minh là có thật. Cách đây rất lâu rồi, có một người đàn ông muốn dịch chuyển hòn đá để có thêm đất canh tác. Anh ta chất đống củi xung quanh để đun nóng, sau đó dội nước để làm vỡ hòn đá.

Tuy nhiên, không khí lúc đó cực kỳ lặng gió. Anh ta chỉ vừa kịp châm lửa thì một cơn gió đột nhiên xuất hiện chuyển hướng ngọn lửa khiến cho tóc của người đàn ông bốc cháy. Anh ta lăn lộn trên mặt đất để dập tắt lửa, nhưng nó đã lan ra quần áo và người đàn ông tội nghiệp đã chết trong đau đớn tột cùng.


Hòn đá Björketorp.

6. Lời nguyền Bambino

Lời nguyền Bambino ám chỉ đến chuỗi đen đủi mà đội bóng chày Boston Red Sox phải hứng chịu sau khi chuyển nhượng cầu thủ Babe Ruth cho đội New York Yankees vào năm 1920.

Cho đến lúc đó, NY Yankees chưa bao giờ giành được giải World Series, họ hi vọng Ruth sẽ thay đổi vận mệnh cho đội và anh đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Sau khi chuyển nhượng, Boston Red Sox chẳng giành lấy được một danh hiệu World Series nào nữa mãi cho đến năm 2004.

Trong thời gian diễn ra trận đấu phá bỏ lời nguyền, hiện tượng nguyệt thực hoàn toàn xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử World Series. Chiến thắng năm 2004 thậm chí còn kịch tính hơn khi đó là cuộc đối đầu giữa Boston Red Sox với New York Yankees.


Lời nguyền Bambino dành cho đội bóng chày Boston Red Sox.

7. Lời nguyền của Dê Billy

Lời nguyền áp đặt lên đội bóng chày Chicago Cubs xuất hiện vào năm 1945.Billy Sianis, một người nhập cư gốc Hy Lạp có 2 tấm vé 7,2 USD xem trận Game 4 của World Series giữa Chicago Cubs và Detroit Tigers và ông quyết định đem theo chú dê Murphy yêu quý của mình đi theo.

Ông chủ khoác cho Murphy một tấm vải có đề dòng chữ “Chúng tôi có chú dê của Detroit” trên người. Sianis và Murphy được cho phép vào sân vận động Wrigley Field và thậm chí họ đã đi vòng quanh sân trước trận đấu. Tuy vậy, người chỉ chỗ trong sân vận động đã can thiệp và dẫn 2 người đi ra khỏi sân. Sau cuộc tranh cãi nảy lửa, Sianis và chú dê mới được quay trở lại chỗ ngồi. Trước khi trận đấu kết thúc, họ lại bị đuổi ra một lần nữa theo lệnh của ông chủ đội Cubs, Philip Knight Wrigley, do chú dê tỏa ra mùi rất khó chịu.

Bởi vì người của đội Cubs đã xúc phạm chú dê nên chủ của nó tức giận và buông ra một tràng nguyền rủa rằng Cubs sẽ không bao giờ giành chức vô địch hoặc được chơi ở một trận ở giải World Series tại sân Wrigley Field nữa. Kết quả là Cubs thua thảm hại trong trận Game 4, trong khi đó Sianis hả hê viết lên sân Wrigley bằng tiếng Hy Lạp “Giờ thì ai bốc mùi nào?”.

Năm sau, Cubs về thứ 3 tại giải National League và chỉ lẹt đẹt ở giải hạng 2 quốc gia trong 20 năm liên tiếp. Chuỗi đen đủi cuối cùng chấm dứt vào năm 1967, khi Leo Durocher trở thành quản lý của câu lạc bộ.

Lời nguyền của Dê Billy.

8. Lời nguyền của Tutankhamen

Nguyên nhân chính xác của cái chết không rõ, có giả thuyết cho rằng ông bị nhiễm trùng do côn trùng cắn. Người ta nói rằng khi ông qua đời, Cairo bị mất điện trong chốc lát và tất cả những ngọn lửa đang cháy ở đây đều vụt tắt.

Con trai của Carnarvon có ghi chép lại rằng tại biệt thự của ông ở Anh, con chó mà ông Carnarvon yêu quý bỗng nhiên tru lên và lăn ra chết. Còn lạ lùng hơn khi xác ướp của Tutankhamun được mở lớp vải quấn quanh người, người ta phát hiện ra Tutankhamun có một vết thương trên má trái ở vị trí chính xác vết côn trùng cắn Carnarvon dẫn đến cái chết của ông.

Năm 1929, 11 người có liên quan tới ngôi mộ đều đột tử vì những nguyên nhân kỳ lạ. Trong đó có 2 người họ hàng của Carnarvon, thư ký riêng của nhà khảo cổ học Howard Carter là Richard Bethell và cha của Bethell, Huân tước Westbury. Westbury chết do nhảy xuống một tòa nhà. Ông để lại một tờ giấy có ghi “Ta thực sự không thể chịu nổi bất kỳ sự hãi hùng nào nữa và gần như không hiểu được sẽ tạo ra điều tốt đẹp gì ở đây, vì vậy ta tự tạo lối thoát cho mình”.


Lời nguyền của Tutankhamen.

9. Lời nguyền từ chiếc Porsche của James Dean

Vào lúc 5h45 phút chiều ngày 30/9/1955, ngôi sao điện ảnh James Dean bỏ mạng trong một tai nạn ô tô khi chiếc xe Porsche Spyder mới (có biệt danh “Kẻ đáng nguyền rủa”) của anh lao đầu vào một chiếc xe khác. Rolf Wutherich, anh bạn thợ cơ khí của Dean khi đó cũng ngồi cùng ngôi sao trên ghế trước, đã bị văng ra khỏi chiếc xe nhưng may mắn sống sót, còn Dean mắc kẹt ở trong và bị gẫy cổ. Donald Turnupseed, người lái chiếc xe ngược chiều chỉ bị thương nhẹ.

Sau thảm kịch, một người chuyên mông má xe có tên George Barris mua “con xế” rúm ró về với giá 2.500 USD. Khi vừa về đến ga-ra của Barris, chiếc Porsche trượt ra và rơi xuống một thợ cơ khí khiến anh này gẫy cả 2 chân. Trong khi Barris có những linh cảm không hay về chiếc xe khi mới nhìn thấy nó lần đầu tiên, sự nghi ngờ của ông đã được khẳng định trong cuộc đua tại Hội chợ Pomona vào ngày 24/10/1956.

2 bác sĩ Troy McHenry và William Eschrid, đang đua bằng 2 chiếc xe có các bộ phận lấy từ “Kẻ đáng nguyền rủa” đều gặp xúi quẩy: McHenry chết khi chiếc ô tô bị mất kiểm soát và đâm sầm vào một cái cây, ô tô của Eschrid bị lật úp xuống. Eschrid sống sót dù bị thương nặng, cho biết chiếc xe bỗng nhiên hãm lại khi ông đi vào đoạn đường vòng. Sau đó, chiếc ô tô của Eschrid liên tiếp gặp tai nạn cho đến năm 1960 thì nó biến mất.


Lời nguyền từ chiếc Porsche của James Dean.

10. Lời nguyền của viên kim cương Hy Vọng

Có xuất xứ từ năm 1642, đây là viên kim cương nổi tiếng nhờ màu sắc, kích cỡ, độ trong suốt, vẻ đẹp và lịch sử đặc biệt của nó. Hy Vọng có hình trứng, nhiều mặt sáng bóng và màu xanh xẫm rực rỡ, kích cỡ 25,60 x 21,78 x 12 mm và nặng 45,52 cara.

Hy Vọng được dùng làm mặt của chuỗi vòng cổ và người ta gắn thêm16 viên kim cương trắng nhỏ khác bao quanh nó. Màu của Hy Vọng là sự kết hợp của màu xanh da trời do nguyên tố Bo tạo ra, có trong tất cả các viên kim cương màu xanh và màu xám.

Theo một câu chuyện nói về nguồn gốc của Hy Vọng thì một người đàn ông tên Tavernier đã thực hiện một chuyến đi đến Ấn Độ và ăn trộm viên kim cương xanh lớn từ trán của một bức tượng nữ thần Sita của người Hindu. Vì tội lỗi này mà Tavernier đã bị các con chó hoang cắn xé trong chuyến đi đến Nga sau khi ăn trộm viên kim cương.

Vua Louis XVI nằm trong số những người sở hữu nổi tiếng nhất của Hy Vọng – ông bị chặt đầu cùng vợ là nữ hoàng Marie Antoinette. Cuối cùng Hy Vọng được tặng cho Học viện Smithsonian, hiện nó đang nằm tại nơi trưng bày Bộ sưu tập khoáng sản và đá quý ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Mỹ (tại thủ đô Washington).


Lời nguyền của viên kim cương Hy Vọng.

11. Lời nguyền Kennedy

Dù một vài sự việc bất hạnh có thể xảy ra với bất cứ gia đình nào, nhưng một số người cho rằng những tai ương liên tiếp ập đến gia đình Kennedy là do một lời nguyền. Gia đình Kennedy có vài thành viên chết trẻ, nổi tiếng là 2 anh em John F. Kennedy và Robert F. Kennedy bị ám sát khi đang nắm quyền, còn con trai của John F. Kennedy thiệt mạng trong một tai nạn máy bay năm 1999.

Chị gái của John F Kennedy, phải vào viện dưỡng lão vì bị phẫu thuật thùy não nhầm. Joseph Kennedy chết trong thế chiến thứ 2, Edward Kennedy Jr phải cắt cụt chân năm 12 tổi, Michael Kennedy chết trong một tai nạn trượt tuyết.


Lời nguyền Kennedy.

12. Lời nguyền chiếc gương sát nhân

Đối với những ai là fan của truyện kinh dị, câu chuyện về chiếc gương Louis Alvarez 1743 chắc chắn không hề xa lạ.

Năm 1743, nghệ nhân Louis Alvarez người Pháp chế tạo ra một chiếc gương rất đẹp. Nhưng chỉ 2 ngày sau, ông bỗng qua đời vì chứng tràn máu não, đánh dấu sự bắt đầu của lời nguyền sát nhân.

Chiếc gương của Alvarez được đem bán tại tiệm tạp hóa. Và khi ông chủ hàng bột mì Tesemer mua nó về tặng vợ nhân dịp sinh nhật, ông cũng qua đời ngay sau lần soi đầu tiên bởi chứng tràn máu não.

Lời nguyền chiếc gương sát nhân.

Chiếc gương sát nhân thất lạc, trôi qua tay nhiều chủ trong vòng hơn 100 năm. Trong quãng thời gian đó, hơn 20 người khác đã trở thành nạn nhân của chứng tràn máu não chỉ sau khoảng 3 ngày sở hữu gương.

Tin đồn về lời nguyền chiếc gương tử thần bắt đầu lan khắp nước Pháp, nhất là khi một tiến sĩ khoa học tên Smith cũng qua đời sau khi muốn khám phá lời nguyền bí ẩn.

Sự thật chỉ gần như được vén lên với sự vào cuộc của Waine – một tiến sĩ khảo cổ người Mỹ. Bằng nỗ lực của mình, ông được cháu nội của tiến sĩ Smith trao cho chiếc tráp gỗ đựng chiếc gương.

Nhưng thật kỳ lạ, thí nghiệm đo tuổi gương cho thấy, mặt gương đã bị thay mới, chỉ hơn 100 năm tuổi còn mặt gương Louis Alvarez 1743 thật sự đã mất tích.

Waine vô cùng băn khoăn không hiểu tại sao vẫn có người tử nạn vì chiếc gương cho tới khi chứng kiến hai con chuột của ông nuôi cạnh gương đã chết vì tràn máu não lúc ông đi vắng.

Waine lập tức dự đoán hung thủ sát nhân thực ra chính là chiếc khung gỗ của gương. Ông đem một vài mẩu dăm gỗ từ khung đem đi xét nghiệm.

Waine nhận ra, chiếc khung kia làm từ gỗ coura – một loài cây tiết ra chất khí cực độc khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Khi hít phải khí này, mạch máu sẽ tắc nghẽn, nứt vỡ dẫn đến tràn máu não và qua đời.

Waine gần như đã giải được lời nguyền tồn tại gần 300 năm. Thế nhưng khi chuẩn bị công bố kết quả nghiên cứu, chiếc gương lại “không cánh mà bay“. Do không có vật đối chứng nên câu chuyện chiếc gương sát nhân lại bị phủ thêm một tấm màn bí ẩn mới.

13. Lời nguyền bản nhạc Gloomy Sunday

Gloomy Sunday (Ngày chủ nhật u buồn) là một trong những tác phẩm âm nhạc đáng sợ nhất mọi thời đại. Bản nhạc được nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress sáng tác trong một chiều chủ nhật mưa buồn năm 1932 tại Paris.

Tác phẩm diễn tả tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng tới cùng cực của người nghệ sĩ bị cự tuyệt tình yêu.

Lời nguyền bản nhạc Gloomy Sunday.

Sau khi ra đời, bản nhạc rợn người này nhanh chóng gieo rắc thảm họa trên khắp thế giới. Báo chí khắp nơi liên tục thống kê những cái chết bí ẩn xảy ra tại Mỹ, tại châu Âu.

Điểm chung của những cái chết ấy đó là nạn nhân tự sát sau khi nghe Gloomy Sunday hoặc ôm bản nhạc khi qua đời. Đỉnh điểm của sự việc là người yêu cũ của Rezso cũng qua đời vì tác phẩm này.

Năm 1968, Rezso cũng tự kết thúc cuộc đời mình vì quá ám ảnh bởi đứa con tinh thần “sát nhân” do bản thân tạo ra. Để ngăn chặn lời nguyền của bài hát này, cơ quan truyền thông Anh thậm chí còn ban lệnh cấm phát đối với Gloomy Sunday.

Sau này lời nguyền của Gloomy Sunday được nhiều nhà nghiên cứu lý giải như sau: theo họ, vào thời điểm bản nhạc ra đời, cả thế giới đang gánh chịu cuộc đại khủng hoảng 1929 – 1933.

Các nạn nhân đều tự sát sau khi nghe Gloomy Sunday hoặc ôm bản nhạc khi qua đời.

Do đó, bản nhạc buồn đã tác động mạnh đến tâm lý người dân, khiến nhiều người mất phương hướng, trầm cảm và tự tử. Cùng với đó, sự thêu dệt của dư luận cũng góp phần thổi nên lời nguyền đáng sợ của bản nhạc này.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là một giả thuyết mà thôi. Sự thật về bản nhạc đáng sợ này vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá.

Theo khoahoc.tv

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc