Home » Thế giới » Hàn Quốc lên tiếng chỉ trích Nhật Bản về việc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông
Tokyo đã thông qua một bộ sách giáo khoa trung học mới, cập nhật hơn, mà trong đó tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với Dokdo được lặp lại nhiều lần.

Hàn Quốc gay gắt phản đối tuyên bố chủ quyền mới của Nhật Bản.

Theo Yonhap, ngày 15/4, Hàn Quốc lên tiếng chỉ trích Nhật Bản sau khi Tokyo đã đưa ra một báo cáo ngoại giao mới khẳng định chủ quyền với các đảo phía Đông Nam ở đảo Dokdo.

Hàn Quốc gay gắt phản đối tuyên bố chủ quyền mới của Nhật Bản - Ảnh 1

Dokdo bao gồm hai đảo nổi nằm ở trên Biển Đông. Ảnh: Yonhap.

Theo Yonhap, ngày 15/4, Hàn Quốc lên tiếng chỉ trích Nhật Bản sau khi Tokyo đã đưa ra một báo cáo ngoại giao mới khẳng định chủ quyền với các đảo phía Đông Nam ở đảo Dokdo.

Trong Sách xanh báo cáo thường niên của Nhật Bản năm nay gửi đến Nội các chính phủ có tuyên bố rằng Dokdo rõ ràng là lãnh thổ của Nhật Bản xét về khía cạnh lịch sử và theo luật pháp quốc tế.

“Việc chính phủ Nhật Bản lặp đi lặp lại tuyên bố chủ quyền phi lý đối với Dokdo là không thể chấp nhận được, đây là lãnh thổ của chúng tôi về mặt lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế,” Cho June-hyuck, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao của Seoul, cho biết trong một tuyên bố.

“Chúng tôi yêu cầu Nhật Bản rút lại tuyên bố trên.” – Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho hay.

Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản dừng ngay “yêu sách vô ích” của mình và hướng tới một “tương lai mới” cho mối quan hệ song phương bằng cách tôn trọng lịch sử.

Đây là động thái mới nhất trong một loạt các hành động đã và đang hủy hoại mối quan hệ hợp tác song phương của hai bên. Theo đó, việc hai nước đi đến thỏa thuận mang tính bước ngoặt để giải quyết vấn đề về việc phụ nữ Hàn làm nô lệ tình dục thời chiến tranh với Nhật là khó có thể được thực hiện.

Tháng trước, Tokyo đã thông qua một bộ sách giáo khoa trung học mới, cập nhật hơn, mà trong đó tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với Dokdo được lặp lại nhiều lần.

Việc thay đổi này củng cố các tuyên bố của Nhật khi 27 trong 35 sách giáo khoa xã hội mới được phê duyệt- gần 80% tổng số sách giáo khoa- đều buộc tội Hàn Quốc đang “chiếm đóng bất hợp pháp” các đảo của Nhật Bản.

Hàn Quốc cho rằng những tuyên bố như vậy là vô nghĩa bởi Hàn đã giành lại vùng lãnh thổ của mình vào năm 1945, sau 35 năm làm thuộc địa và nước này đã tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bao gồm Dokdo và nhiều đảo khác trên bán đảo Triều Tiên.

Một quan chức giấu tên cho biết, Chung Byung-won, giám đốc Sở phụ trách các vấn đề Đông Bắc Á, đã triệu Hideo Suzuki, một đặc sứ tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul để kháng nghị.

Dokdo bao gồm hai đảo nổi nằm ở Biển Hoa Đông, từ lâu đã là rào cản trong mối quan hệ song phương Nhật-Hàn. Các đảo đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của một đội vũ trang thuộc Seoul đóng quân ở đó kể từ năm 1954.

Nhật Bản lần đầu tiên đề cập đến tuyên bố chủ quyền với Dokdo trong báo cáo ngoại giao vào năm 1963 và kể từ đó đã liên tiếp có những tuyên bố không thường xuyên trừ các báo cáo ban hành năm 1967-1970, 1988-1989, 1993-1996, 1998-1999, 2002 và 2007.

Trong báo cáo năm nay, Nhật Bản vẫn gọi Hàn Quốc là “người láng giềng chia sẻ lợi ích chiến lược quan trọng nhất”, nói rằng Tokyo sẽ cải thiện quan hệ song phương sau khi thỏa thuận về vấn đề nô lệ tình dục. Hiệp ước này sẽ là chìa khóa để mở ra một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ hai nước.

Trong báo cáo năm ngoái, Hàn Quốc chỉ đơn giản được đặt là “người láng giềng quan trọng nhất”, đánh dấu một sự đổi sắc so với báo cáo năm 2014 viết rằng hai nước đều chia sẻ các giá trị cơ bản và lợi ích chung, như nền dân chủ tự do và quyền con người cơ bản.

Đối với Bắc Triều Tiên, báo cáo thường niên mới nhất cho biết Nhật Bản yêu cầu Bình Nhưỡng có những bước đi cụ thể hướng tới việc phi hạt nhân hóa.

Nhật Bản là một trong sáu nước đang lên án chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và tháng trước đã thông qua các biện pháp trừng phạt riêng của mình, tách biệt với lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chống Bình Nhưỡng vì việc thử nghiệm hạt nhân vào tháng 1 và phóng tên lửa tầm xa vào tháng 2 vừa qua.

Báo cáo cũng cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục tìm cách giải quyết các vấn đề của các công dân Nhật bị bắt cóc bởi Bình Nhưỡng trong những năm 1970 và 1980.

Theo nguoiduatin.vn


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc