Home » Chia sẻ » Người Đan Mạch dạy trẻ em như thế nào?

Nhiều người có thể ngạc nhiên khi xem những đứa trẻ chạy tự do trong bùn, trèo lên cây cao và còn dùng cả dao để chơi, nhưng ở Đan Mạch, không ai cảm thấy lo ngại về chuyện đó. Đó là cách giáo dục của họ. Khá kỳ lạ so với phần lớn những lớp mầm non thông thường. Liệu đây phải chăng là một phần tác động đến cuộc sống của người Đan Mạch, nơi được biết đến là những người sống hạnh phúc nhất thế giới?

Trong khi các nước khác thường cho trẻ em chơi trong nhà để tránh gió lạnh, cấm chúng chơi đùa với những vật dụng nguy hiểm và có xu hướng là ngồi quan sát hoạt động vui chơi của con trẻ… thì ở Đan Mạch người ta làm ngược lại, trẻ em ở tuổi học mẫu giáo được tự do đi ra ngoài trong thời tiết lạnh và ẩm ướt, chúng lăn lộn trên mặt đất, chạy nhảy trong bùn và thậm chí dùng cả dao để chơi. Johan, một trong những người trông trẻ của một trường mẫu giáo ở Đan Mạch được SBS tìm hiểu và phỏng vấn về cách dạy trẻ đặc biệt này. Trước đó, anh từng làm việc ở Úc nhưng bị từ chối. Sau khi làm cho lớp mầm non ở Đan Mạch, Johan đã cho thế giới ấn tượng lớn về cách dạy khác biệt nhưng có tính giáo dục cao. Tất nhiên là nhiều người phải suy nghĩ kỹ và vui vẻ đồng tình với cách làm của anh.

https://www.youtube.com/watch?v=j_2NIhXrjIQ

Trong đoạn clip, một cô bé 4 tuổi được mẹ đưa đi học, thời tiết rất lạnh ( -5 độ C), và lớp học hôm đó diễn ra tại một khu rừng. Các bạn nhỏ được thầy Johan dạy về cuộc sống sinh vật trong rừng. Bọn trẻ giống như những vị khách du lịch khám phá thế giới hoang dã. Còn thầy Johan là người hướng dẫn, giải thích mọi thứ và căn dặn chúng nên và không nên làm gì. Không khí buổi học trông có vẻ rất thú vị, thoải mái và rất đặc biệt.

Chơi đùa ở một đoạn dốc

Nô đùa với các vũng nước

Và nếu nhìn thấy một cậu bé đung đưa trên cây cách mặt đất khoảng 10m thì sao? Bình thường cha mẹ sẽ quát chúng hoặc há hốc mồm vì ngạc nhiên và lo lắng nhưng Johan và cả cha mẹ đều tỏ ra rất bình thản vì họ tin tưởng chúng. Và sự thật là suốt 17 năm, không có tai nạn nào nghiêm trọng vì bất cẩn. Dường như chưa có đứa trẻ nào làm người lớn phải thất vọng khi đặt niềm tin vào chúng.

cậu nhóc trèo lên cây trông thật nguy hiểm nhưng không có ai lo sợ về điều đó

Khi Johan hỏi cậu bé ở tít trên cao: “cháu không sợ sao?” thì cậu nhóc trả lời: “Không ạ. Chỉ một chút thôi. Chỉ là vì mấy cành cây nhỏ.” Johan cho rằng đó là cách mà bọn trẻ học tập, chúng học cách tự bảo vệ mình, một cách để rèn sự cẩn thận.

Điều khác biệt lớn nhất có lẽ là họ cho trẻ nhỏ dùng dao. Bọn trẻ được dạy cách nhìn nhận về dao chỉ như một dụng cụ chứ không phải vũ khí. Nó giống như một khía cạnh văn hóa của người Đan Mạch. Không phải người lớn thiếu tình thương đối với bọn trẻ, mà họ thông qua những cách này để bọn trẻ học cách dùng đồ vật, học cách cẩn thận khi làm bất cứ chuyện gì, phát triển cảm xúc một cách tự nhiên và tự do khám phá.

 

Dạy trẻ biết chơi ở bờ sông như thế nào mới an toàn, khi nào thì không an toàn.

Johan hiểu cái gì nguy hiểm đối với bọn trẻ nên anh cũng có lúc cảnh báo cho chúng biết những rủi ro có thể xảy ra để chúng cẩn thận hơn khi chơi
 
 
 

Bà Jane Williams-Siegfredsen (phải) và Bitten Pedersen (Ảnh: Marianne Borowiec)

Theo bà Jane Williams-Siegfredsen – tác giả cuốn sách Danish forest kindergartens (tạm dịch là lớp mầm non rừng cây Đan Mạch): “Đôi khi, giáo viên mầm non cần phải đứng ở đằng sau và không chạy ra giúp đỡ bọn trẻ. Họ cần phải để chúng tự vượt qua những khó khăn. Chúng sẽ học được nhiều điều hơn từ những vấp ngã.” Bọn trẻ học mọi thứ kể cả học cái lạnh, cái ẩm ướt và sống chung với những điều đó.

Một câu hỏi mang tính tự phát của một cậu bé đã khiến nó trở thành một cuộc bàn luận về môi trường sống, động vật ăn thịt và con mồi, thậm chí là cho cậu bé quan sát một con chuột đang thưởng thức bánh pancake. Khi sự tò mò được thỏa mãn, cậu bé chạy vào vũng nước nhỏ và tiếp tục chơi đùa.

Bọn trẻ không ngần ngại nếu bị ướt (Ảnh: Marianne Borowiec)

 

Điều ấn tượng nhất là Johan không bao giờ bình luận hay phán xét và lên giọng. Anh chia sẻ “Khi tôi bắt đầu công việc này, tôi thật sự không biết có những nơi như thế này nhưng khi thử, tôi thấy mình giống như trẻ con và tôi muốn đưa tuổi thơ của mình trở lại với công việc này.”

Thật đáng tiếc cho những ai không để Johan Laigaard làm việc cho trường mầm non ở Úc.

Dịch từ SBS.com, youtube

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc