Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Văn hóa » Lời nói ngu ngơ thấu tỏ mệnh trời
Thời nhà Đường ở huyện Văn Hương Quắc Châu có một người tên là Thích Vạn Hồi. Ông tên thật là Trương Thị, từ nhỏ đã rất đần độn ngốc nghếch, không biết nói chuyện, chỉ tự lẩm bẩm, làm cho bố mẹ ông rất đau buồn. Bởi vì Vạn Hồi rất đần nên hay bị những đứa trẻ hàng xóm bắt nạt, nhưng ông không bao giờ đáp trả, chỉ có nói lẩm nhẩm “vạn hồi”. Vì vậy mọi người đều gọi ông là “Vạn Hồi”.
Vạn Hồi

Bởi vì Vạn Hồi rất đần nên hay bị những đứa trẻ hàng xóm bắt nạt, nhưng ông không bao giờ đáp trả, chỉ có nói lẩm nhẩm một câu “vạn hồi”

Vạn Hồi không biết ứng xử, gặp ai cũng không nói gì, đồ đạc thì vứt lung tung, đang đi đột nhiên đứng lại, lúc khóc lúc cười, rất thất thường, lúc nói thì thường chảy nước miếng, vì thế mọi người đều coi ông như người lập dị.

Khi Vạn Hồi 10 tuổi, người anh trai đi lính của Vạn Hồi đã rất lâu rồi không có tin tức gì, khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Thế là họ bèn lên chùa cầu phúc cho con.

Vạn Hồi đột nhiên nói với bố mẹ: “Muốn biết tin tức của anh trai thật dễ, không cần phải lo lắng!”, ngay sau đó cuốn gói cơm thừa lại rồi đi ra khỏi nhà.

Chập tối, Vạn Hồi trở về nhà nói: “Anh trai bình yên”.

Bố mẹ liền hỏi ông làm sao biết được thông tin của anh trai, Vạn Hồi không nói gì. Mọi người không ai tin rằng Vạn Hồi trong một thời gian ngắn có thể đi xa ngàn dặm như vậy. Sau này, anh trai của Vạn Hồi về quê kể rằng, ngày hôm đó gặp Vạn Hồi, Vạn Hồi nói rằng từ nhà đến, đưa bánh ngọt cho anh trai ăn, sau đó liền trở về. Từ đó, cả nhà đều biết Vạn Hồi có bản sự này, vừa mừng vừa sợ, nhìn Vạn Hồi với cặp mắt khác.

Không lâu sau, tiếng tăm của Vạn Hồi lan xa truyền tới tai triều đình. Đường Trung Tông liền triệu kiến Vạn Hồi vào cung, trọng đãi long trọng. Vào khoảng thời gian từ thời cuối Đường Cao Tông đến thời Võ Tắc Thiên, Triều đình thường xuyên triệu Vạn Hồi vào Đạo Trường sống (nơi dành cho các đạo sĩ ở trong trong cung), ban cho Vạn Hồi áo thêu tơ tằm, mọi người ai cũng rất kính phục ông. Thần Long năm thứ 2, Hoàng đế đã đặc ân cho phép Vạn Hồi cạo đầu quy y.

Vạn Hồi khi còn nhỏ, từng nhặt đá và ngói xếp thành bảo tháp trong một ngôi chùa ở quê mình. Sau khi ông vào cung thì bảo tháp phát ra ánh quang, vì vậy mọi người đã xây một cái lều lớn để che mưa cho bảo tháp, dẫu phần đông không hiểu được hàm ý của bảo tháp.

Mỗi khi Vạn Hồi buột miệng nói ra câu nào thì nhất định đều là có nguyên nhân, vì thế Hoàng đế đặt cho ông cái danh là “Pháp Vân Công”. Lúc đầu Vạn Hồi ở trong cung, sau này Thái Bình công chúa đã xây cho ông một ngôi nhà đối diện với nhà của bà ở huyện Hoài Viễn, từ đó người ngoài rất ít khi nhìn thấy ông.

Vào thời Võ Tắc Thiên, ác quan rất được trọng dụng, vì thế quan viên thời này chủ yếu thêu dệt nịnh nọt làm sở trường. Quan viên địa vị hơi cao một chút, hơi có thanh danh một chút, là nơm nớp lo sợ, lo sợ bị ác quan nhòm ngó, mỗi ngày trước khi vào Triều đều lo có chuyện xảy ra.

Địa vị và uy tín của Bác Lăng Thôi Huyền Vĩ đã đạt đến cực điểm trong triều đình, mẹ của ông là Lữ Thị là người từng trải, bà cảm nhận thấy nguy cơ, nên nói với Thôi Huyền Vĩ: “Con hãy mời Vạn Hồi đến nhà, đây là vị tăng điên không thua kém gì Thích Bưu Chí (vị tăng điên nổi tiếng ở Hồ Nam), quan sát cử chỉ của Vạn Hồi có thể đoán được là có họa hay phúc”.

Thôi Huyền Vĩ nghe lời mẹ mời Vạn Hồi về nhà. Sau khi nhìn thấy Vạn Hồi, Lữ Thị khóc lóc sướt mướt hành lễ, xin Vạn Hồi mở lòng từ bi rồi tặng cho ông một đôi đũa vàng. Vạn Hồi cầm lấy đũa, đột nhiên bước nhanh xuống bậc thang, dùng sức ném đôi đũa lên gác trên, rồi phất tay áo rời đi.

Cả nhà Thôi Huyền Vĩ đều rất sợ hãi, cho rằng bố thí Vạn Hồi quá ít nên làm ông tức giận, lo lắng rằng Thôi gia sắp xảy ra đại họa. Vài ngày sau, Thôi gia phái người trèo lên lấy đũa vàng xuống, kết quả phát hiện chỗ đó có một cuốn sách, mở ra xem thì đó là sách dự ngôn, (vào thời đó Triều đình nghiêm cấm tàng trữ sách dự ngôn). Thôi gia liền hủy ngay cuốn sách này.

Vài ngày sau đội điều tra đột ngột ập đến Thôi gia để lục soát kiểm tra, nói có người báo Thôi gia có tàng trữ sách dự ngôn, kết quả không tìm thấy gì, Thôi Huyền Vĩ được minh oan.

Vào thời đó, ác quan thường sai đạo tặc lén lút đột nhập vào nhà người khác đặt đạo cụ hoặc là sách dự ngôn ở một nơi khó phát hiện nào đó, rồi cho người vu cáo để hãm hại chủ nhà. Nếu mà ác quan điều tra thấy “chứng cứ phạm tội” thì sẽ cho tịch thu tài sản và giết cả nhà, không ít người vì vậy mà nhà tan cửa nát. Nếu không có Vạn Hồi ném đũa thì Thôi gia không thể biết được nơi giấu sách dự ngôn giả. Từ đó, mọi người đều tôn xưng Vạn Hồi là “Thánh nhân”.

Những lời tiên đoán của Vạn Hồi cũng vô cùng chuẩn xác. Vào những năm cuối thời Đường Trung Tông, Vạn Hồi từng chửi Vi Hậu rằng: “Chém đứt đầu nhà ngươi!”.

Vi Hậu mặc dù quyền lực ngút trời, nhưng nhìn vóc dáng điên điên khùng khùng của Vạn Hồi, cộng với việc Vạn Hồi từng được Đường Trung Tông coi trọng nên cũng đành nuốt giận. Không lâu sau, Vi Hậu hạ độc Trung Tông để làm phản nhưng thất bại và bị xử tử.

Thôi Nhật Dụng, Vũ Bình Nhất, Tống Chi Vấn, Thẩm Thuyên Kỳ, Sầm Hy, Tiết Tắc từng cùng nhau đến gặp Vạn Hồi, thở dài nghiêm túc nói: “Chúng tôi ai cũng muốn nhờ thánh nhân nói một câu nhận định mệnh lành hay dữ”.

Vạn Hồi sờ vào lưng Thẩm Thuyên Kỳ rồi nói: “Ông đúng là tài tử“.

Thẩm Thuyên Kỳ vô cùng vui mừng nói: “Thánh nhân giảng dạy cho ta, các người không cần tranh giành với ta”.

Vạn Hồi lại nói với Vũ Bình Nhất: “Đặt tên cho ngươi là ‘Phật Đồng’, thì không cần phải lo lắng nữa”.

Vạn Hồi nhìn Sầm Hy, Tiết Tắc với ánh mắt không hữu nghị.

Sầm Hy liền lên ngựa bỏ về nói với Tiết Tắc rằng: “Hòa thượng điên này giống như chồn hoang, lời nói của hắn có gì hay chứ!”.

Vạn Hồi lại nhìn Tống Chi Vấn nói: “Ngươi cũng trốn không thoát”.

Về sau Sầm Hy, Tiết Tắc tham gia làm phản bị xử tử, Tống Chi Vấn bị lưu đày, Vũ Bình Nhất nhờ Vũ Thị có quyền thế ẩn cư tránh họa. Thôi Nhật Dụng, Thẩm Thuyên Kỳ đều sống thọ hưởng phúc.

Vì thế mà mọi người càng kính trọng Vạn Hồi hơn. Con trai thứ 3 của Đường Duệ Tông là Lý Long Cơ vào lúc địa vị thấp kém, đã cùng với đồng môn Trương Vĩ bái kiến Vạn Hồi.

Vạn Hồi gặp, thấy Lý Long Cơ đã rất không khách khí, giơ cây gậy sơn hét to đuổi Lý Long Cơ đi ra ngoài, những người đi cùng đều bị đuổi ra ngoài. Khi Lý Long Cơ đi ra Vạn Hồi lại kéo Lý Long Cơ vào phòng khóa cửa lại, đột nhiên ông như một người bình thường, ông sờ vào lưng Lý Long Cơ rồi nói: “50 năm thiên tử, tự trọng!“. Những người đứng bên ngoài cũng nghe lén được câu chuyện, từ đó khăng khăng một mực đi theo Lý Long Cơ. Mọi người cho rằng 50 năm mà Vạn Hồi nói đến chính là chỉ thời điểm xảy ra cuộc nổi loạn của “An Lộc Sơn”, hay còn gọi là An Sử chi loạn.

Đường Duệ Tông thời Đương Dương Vương, có lần ra ngoài du ngoạn, Vạn Hồi hét to ngay tại phố xá sầm uất: “Thiên tử đã đến!”, “Thánh nhân đã đến!”.

Mọi người ngoài chợ tưởng Vạn Hồi bị điên nói sàm nên cũng không thấy kỳ quái, sau này mỗi khi rảnh rỗi Đường Duệ Tông lại đến chỗ Vạn Hồi. Huệ Trang thái tử là con trai thứ 2 của Đường Duệ Tông, Võ Tắc Thiên từng nhờ Vạn Hồi xem mệnh, Vạn Hồi nói: “Đứa bé này là Tây vực đại thụ tinh, nuôi dưỡng sẽ tốt cho anh em”.

Sau này Lý Long Cơ làm Hoàng đế, An Nhạc công chúa là quý muội của ông dựa thế của Vi Hậu nên khí thế bừng bừng, ai nhìn thấy xe của bà trên đường cũng kinh sợ. Vạn Hồi nhìn thấy xe của An Nhạc công chúa liền nhổ nước miếng nói: “Tanh hôi không thể đến gần”, không lâu sau An Nhạc công chúa gặp họa diệt môn.

Từ đó, Hoàng đế càng cho rằng Vạn Hồi không phải là người bình thường, ông phái hai quan viên đến hầu hạ Vạn Hồi, sau này vẽ hình Vạn Hồi tại Tập Hiền Viện.

Trước lúc lâm chung Vạn Hồi hô to muốn uống nước sông quê hương. Đồ đệ môn nhân hỏi đi đâu lấy nước? Vạn Hồi nói: “Nước sông ở trước đường, sao không lấy?”, mọi người liền đào giếng, quả nhiên nước tuôn ra, Vạn Hồi uống xong rồi viên tịch (nước giếng ở huyện Hoài Viễn nơi Vạn Hồi ở đều vừa mặn vừa đắng, chỉ có nước trong giếng này ngọt).

Lê Hiếu, dịch từ epochtimes.com

Theo tinhhoa

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc