Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu biểu sideshow » Những truyền thuyết và hiện tượng về mặt trăng
Mặt trăng luôn là đề tài khám phá thú vị của con người từ xa xưa đến nay, có nhiều truyền thyết và khám phá về mặt trăng còn lưu truyền.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những truyền thuyết mặt trăng cổ đại và hiện tượng siêu trăng

Những truyền thuyết mặt trăng cổ đại cho đến giờ vẫn còn là bí ẩn, còn hiện tượng siêu trăng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau

Mặt trăng đã là một đối tượng được tôn thờ, tôn kính, và kích thích sự tò mò của các nền văn minh cổ đại từ hàng ngàn năm. Mới đây, chúng ta đã rất ngưỡng mộ khi chứng kiến sự kiện nguyệt thực siêu mặt trăng lần đầu tiên trong hơn ba thập kỷ sáng lấp lánh trên bầu trời đêm.

Siêu mặt trăng xảy ra khi mặt trăng gần nhất với Trái đất trong một quỹ đạo nhất định, khiến cho nó lớn hơn đáng kể và sáng hơn so với bình thường. Trong một đoạn video mới được phát hành, NASA cho nhật thực siêu trăng vừa qua là hiện tượng đầu tiên kể từ năm 1982, và lần cuối cùng sẽ là năm 2033.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các lý thuyết về ngày tận thế

Sự hiếm hoi của sự kiện siêu trăng đã làm gia tăng một số lý thuyết về ngày tận thế, trong số đó cho rằng thế giới sẽ bị tấn công bởi một tiểu hành tinh khổng lồ.

Tác giả Apocalypse Robert Rite đã tuyên bố rằng Israel sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng tồi tệ nhất. “Trong những chuỗi nguyệt thực toàn phần mới nhất, chúng ta đang chứng kiến bốn trong số đó diễn ra ở một thời gian ngắn – còn gọi là một bộ Tứ: Thực tế là 4 mặt trăng máu này xảy ra trong thời gian nghỉ lễ của người Do Thái, báo hiệu một điều gì đó lớn lao sẽ xảy ra với Israel và Trung Đông”, ông nói.

mat-trang-3

Một nhà lý thuyết ngày tận thế khác, mục sư John Hagee bang Texas, tác giả của “4 mặt trăng máu: Có những biến đổi sắp tới” cho biết trong một tuyên bố với tờ The Blaze rằng ” Chúa đang cố gắng để nói với chúng ta điều gì đó”.

Tuy nhiên, NASA đã bác bỏ những tuyên bố rằng siêu trăng sẽ mang theo một cuộc tấn công thiên thạch dẫn đến sự kết thúc của thế giới. “Không có một chút bằng chứng nào về việc một tiểu hành tinh hoặc bất kỳ vật thể vũ trụ khác sẽ tác động đến trái đất thời điểm đó”, Paul Chodas, Giám đốc văn phòng đối tượng gần trái đất của NASA tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion nói với CBS.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Những huyền thoại về mặt trăng

Mặt trăng đã được che dấu bởi những câu truyện thần thoại và truyền thuyết trong hàng ngàn năm nay, và rất nhiều trong số đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, thậm chí các siêu trăng còn nhiều hơn.

Ví dụ, có rất nhiều người tin rằng trăng tròn có thể khiến một người hóa điên, gây ra các thảm họa thiên nhiên và làm tăng tỷ lệ tội phạm. Những niềm tin này có nguồn gốc tôn giáo và mê tín cổ xưa. Trên thực tế, những từ “điên rồ” và “mất trí” xuất phát từ nữ thần mặt trăng La Mã, Luna, người được cho là cưỡi xe ngựa bạc trên bầu trời phủ mây đen hàng đêm.
Các thầy lang và các chuyên gia y tế cổ đại tin vào sự kết nối chặt chẽ giữa một hội chứng tâm thần và mặt trăng. Ví dụ, bác sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates (460 –c. 370 TCN) đã viết rằng “một người bị bắt giữ, sợ hãi và hóa điên trong cái đêm mà ông được nữ thần mặt trăng viếng thăm”. Nhà triết học La Mã và sử học, Pliny the Elder (23-79 SCN), cho rằng mặt trăng có một ảnh hưởng đặc biệt lên não của chúng ta, “làm ẩm” bên trong, có thể gia tăng tình trạng tội phạm và bạo lực.

Ở nước Anh thời trung cổ, những người bị xét xử về tội giết người có thể xin một bản án nhẹ hơn dựa trên các căn cứ về hội chứng tâm thần nếu tội phạm xảy ra trong thời kỳ trăng tròn; Trong khi đó, bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện tâm thần Bethlehem khét tiếng của London, bị xích vào giường như một biện pháp phòng ngừa trong một số thời gian nhất định của mặt trăng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trăng điều khiển khả năng sinh sản

Có lẽ vì các chu kỳ kinh nguyệt và mặt trăng có chiều dài tương tự như nhau nên nhiều nền văn minh cổ tin rằng mặt trăng kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và có thể quyết định thời điểm nào phụ nữ có thể mang thai. Bản chiêm tinh Assyria cổ đại đưa ra lời khuyên về thời điểm phụ nữ dễ thụ thai nhất, theo các giai đoạn khác nhau của mặt trăng, và các vị thần mặt trăng, chẳng hạn như nữ thần Hằng Nga của Trung Quốc, và Quilla của người Inca, được tin là có thể điều khiển khả năng mang thai và sinh sản.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong nền văn hóa cổ xưa, sự tròn dần lên và móp đi của mặt trăng cũng đã khiến cho nó trở thành một biểu tượng của sự sinh ra / sáng tạo và cái chết / hủy diệt. Ví dụ, người dân đảo Polynesia của Thái Bình Dương coi mặt trăng như một biểu tượng của sự sáng tạo, đại diện bởi nữ thần sáng tạo tên là Hina, trong khi đối với những người Aztec Mexico mặt trăng là Mictecacuiatl, một lực lượng tàn ác du hành trong bầu trời đêm để săn bắn các nạn nhân của nó. Những người Maori của New Zealand cũng gọi mặt trăng là “kẻ ăn thị người”. Đối với người Tartar ở Trung Á, mặt trăng được gọi là nữ hoàng của cuộc sống và cái chết, là hai yếu tố đại diện cho cả sự sáng tạo và sự hủy diệt.

Có lẽ huyền thoại vĩ đại nhất liên quan đến trăng tròn là về người sói, một huyền thoại theo truyền thuyết dân gian với khả năng biến đổi hình dạng thành một con chó sói hoặc sinh vật giống như chó sói khi trăng tròn. Nguồn gốc của truyền thuyết người sói có thể xuất phát từ tà giáo của người Đức và thần thoại Proto-Indo-Châu Âu, nơi mà hiện tượng hóa sói (người đàn ông biến thành chó sói) được xây dựng lại như để mô tả sự ra đời của các chiến binh. Nhưng mối liên kết giữa mặt trăng và chó sói không chỉ gắn liền với sự tích hóa sói. Nữ thần mặt trăng của Hy Lạp được cho là đã giúp những con sói ở cùng nhau, trong khi các bộ tộc ở Bắc Mỹ Seneca tin rằng những con sói hay ngước mặt lên mặt trăng rồi cất tiếng “tru” để tồn tại.
Rõ ràng là những quả cầu bạc phát sáng trên bầu trời đêm đã nuôi dưỡng trí tưởng tượng của con người ngay cả khi họ còn đang bước đi trên mặt đất và chỉ có thể ngước mắt nhìn lên vũ trụ.

Biên dịch từ Ancient Origins

Theo minhbao

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc