Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Những công trình nghìn tỷ lãng phí và không hiệu quả
Dù Việt Nam còn rất nhiều địa phương nghèo và cần các dự án đầu tư nhằm xóa đói giảm nghèo. Nhưng thực tế rất số tiền đầu tư phần nhiều chảy vào các công trình lãng phí lại không có hiệu quả.

Sau đây là một vài công trình điển hình cho sự lãng phí không có hiệu quả này.

Bảo tàng Hà Nội – 2.300 tỷ đồng

Bảo tàng Hà Nội được khánh thành vào tháng 10/2010, với chi phí xây dựng 2.300 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Dù chi phí xây dựng là rất cao, nhưng đến nay Bảo tàng này rất vắng khách.

bao-tang-ha-noi-1

Bảo tàng Hà Nội đầu tới 2.300 tỉ đồng nhưng rất ít khách tham quan

bao-tang-ha-noi-2

Hiện vật bên trong bảo tàng được đánh giá là trưng bày khá sơ sài. Ảnh 24h

Dù không gian rộng rãi, hàng cây được cho là quý hiếm mọc thẳng tắp, nhưng lác đác chỉ vài người qua lại.

Kiến trúc bên trog bảo tàng rất hiện đại và rộng rãi, nhưng đi mãi mới có thể thấy một khách tham quan. chị Bích Thủy ở Từ Liêm, Hà Nội là một khách tham quan cho khampha biết: “Tôi thấy bảo tàng Hà Nội không thể hiện được nhiều, mới chỉ là nơi lưu giữ hiện vật, nhưng người xem không thể hình dung được các giai đoạn của Hà Nội. Mà thậm chí các hiện vật cũng khá sơ sài, dù bên ngoài rất hoành tráng” . Khi được hỏi vì sao tham quan bảo tàng mà lại đi một mình, chị Thủy cho biết có rủ một vài người thân và bạn bè nhưng không ai chịu đi cùng 

bao-tang-ha-noi-3

Bảo tàng Hà Nội với kiến trúc hiện đai – ảnh kienviet

bao-tang-ha-noi-4

Bên trong rộng rãi với cầu thang xoáy ốc đi lên  – Ảnh panoramio

bao-tang-ha-noi-5

Bảo tàng to lớn, nhưng rất hiếm người đến xem. Ảnh vietnamnet

Dù được khánh thành từ năm 2010 nhưng đến nay sau 5 năm, bảo tàng vẫn được xem là “rỗng ruột” do bảo tàng to lớn đồ sộ nhưng hiện vật lại rất ít.

Một số du khách đến đây vì biết thông tin đây là bảo tàng quy mô được đầu tư chi phí đến 2.300 tỷ. Nhưng sau khi tham quan đã thất vọng vì những thông tin thu được quá ít ỏi và nhàm chán.

Để chữa cháy cho việc này, mới đây ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND Hà Nội đã cho ra văn bản 249/TB-VP, trong đó có phần yêu cầu Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Sở Tài chính hàng năm bố trí ghi kế hoạch vốn để Sở Văn hóa thể thao và du lịch mua sắm, sưu tập bổ sung các hiện vật.

Nhà máy thép hơn 1.700 tỷ đồng bị bỏ hoang

dự án nhà máy liên hợp gang thép Hà Tĩnh từng là niềm tự hào của các quan chức địa phương nơi đây.

nha-may-thep-1

Dự án vốn tổng số vốn đầu tư 1.764 tỷ đồng, diện tích 26 ha tại Kỳ Thịnh (Kỳ Anh). Ảnh vnexpress

nha-may-thep-2

Mục tiêu đặt ra là đến tháng 8/2010, nhà máy sẽ xuất xưởng tấn phôi thép thương phẩm đầu tiên. Tuy nhiên đến năm 2010 dự án bị dừng lại vả bỏ hoang suốt từ đó đến giờ. Ảnh vnexpress

Đến thời điển này đã có 1.000 tỷ đồng đầu tư vào công trình bỏ hoang này, trong đó 750 tỷ vay từ các ngân hàng, nhiều nhất là ngân hàng phát triển 620 tỷ đồng.

Sau 5,6 năm bị bỏ hoang, để công trình phải đội mưa gió ngoài trời, khiến sắt thép đã hoen gỉ hư hỏng cả, khiến 1.000 tỷ đồng đầu tư thành bỏ đi. Hiện đã có kế hoạch đập bỏ công trình này.

Công trình Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam – 3.200 tỷ đồng

Làng Văn hoá du lịch các Dân tộc Việt Nam được xây dựng tại Đồng Mô, Hà Nội với số tiền đầu tư đến 3.200 tỷ đồng, được khai trương vào tháng 10/2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Thế nhưng sau dịp đại lễ này, ngày thường chẳng có khách nào ghé thăm vì không có tổ chức dịch vụ gì cả, một năm chỉ mấy ngày lễ là có khách đến chơi. Công trình suốt ngày phơi mình giữa mưa nắng nên đã xuống cấp rất mau chóng.

Làng Văn hoá dường như giống một khu du lịch dành cho người thích mạo hiểm. (Ảnh: khampha)

Làng Văn hoá dường như giống một khu du lịch dành cho người thích mạo hiểm. (Ảnh: khampha)

Việc sửa chữa nâng cấp phải được thẩm định xem mức độ hư hỏng đến đâu, rồi làm dự toán kinh phí, được duyệt rồi chờ rót kinh phí. Nếu đầu tư phải sữa lớn thì phải đấu thầu theo luật đấu thầu. Thời gian rất lâu, mà nếu để lâu thì hư hỏng xuống cấp càng nặng.

Ban quản lý cũng đã kêu gọi đầu tư để hoàn thiện dự án, nhưng không nhà đầu tư nào tham gia vì qua thẩm định đều thấy không khả thi.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới, thì cuối năm 2014 nợ công của Viêt Nam đã là 110 tỷ đô la, nếu chia cho 90 triệu người dân thì mỗi người đang phải gánh 1.200 đô la.

Để trả nợ cho các khoản vay đến hạn chính phủ đã cho phát hành trái phiếu, vì thế mà nợ chồng thêm nợ, năm sau cao hơn so với năm trước. 

Hiện nay nợ công đang ở mức rất gần với ngưỡng đụng trần 65%GDP, nếu vượt ngưỡng này đồng nghĩa khả năng vỡ nợ là cao, đây cũng là giới hạn mà Quốc hội cho phép.

Dù nợ công đã đến mức đụng trần nhưng việc sử dụng nguồn vốn rất không hiệu quả gây lãng phí, các cơ quan và địa phương thì đua nhau xây dựng.

Các địa phương đua nhau xây trụ sở, trụ sở xây sau nhất định phải to hơn, đẹp hơn, tốn kém hơn trụ sở xây trước, gây lãng phí mà sử dụng lại không hết.

Bình Dương xây dựng khu trung tâm hành chính 1.400 tỷ đồng, Đà Nẵng xây xong khu trung tâm hành chính độ sộ 2.200 tỷ đồng, Đồng Nai xây dựng trung tâm hành chính 2.200 tỷ, nhất định không thua kém Khánh Hòa dự định xây dựng khu trung tâm hành chính 7.000 tỷ đồng.

tru-so-da-nang

Trung tâm hành chính mới của thành phố Ðà Nẵng 2.200 tỷ đồng. Ảnh internet

Tương tự là xây dựng tượng đài Hồ chủ tịch, dự kiễn sẽ xây dựng tất cả 192 tượng đài trong cả nước, hiện nay đã có 134 tượng đài, và đã lên kế hoạch xây tiếp 58 tượng đài còn lại.

Thế nhưng các quan chức địa phương ai cũng muốn tượng đài địa phương mình phải hơn tượng đài địa phương khác, khiến các tượng đài càng xây càng hoành tráng. Đến một tỉnh thuộc dạng nghèo nhất nước như Sơn La cũng quyết xây tượng đài 1.600 tỷ đô la mặc cho người dân đói khổ lại vừa trải qua đợt 2 lũ lớn, và phải nhận hàng nghìn tấn gạo để cứu đói.

Và nếu như vẫn tiếp diễn cuộc đua xây dựng này thì sẽ còn có thêm nhiều công trình hoành tráng hoang phí nằm cạnh cuộc sống thống khổ của người dân.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc