Home » Chia sẻ » Điều gì giúp nghiên cứu khoa học Đông Á vươn lên mạnh mẽ
Theo kết quả thống kê của Bộ KH&CN, vào năm 2014, cả nước có 164.744 người tham gia hoạt động nghiên cứu phát triển trong đó là nghiên cứu chuyên nghiệp tại các Viện, trung tâm nghiên cứu là 37.480 người .

>> Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam kém xa ngay cả so với các nước láng giềng trong khu vực

Số Tiến sĩ cả nước hiện nay khoảng 12.300 người. Ảnh viettq

Số Tiến sĩ cả nước hiện nay khoảng 12.300 người. Ảnh viettq

Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam kém xa ngay cả so với các nước láng giềng trong khu vực

Số lượng người nghiên cứu nhiều nhưng các công trình hầu như không được ứng dụng gây lãng phí. Tin Đa Chiều đã có bài viết phân tích thực trạng yếu kém của nghiên cứu khoa học tại Việt Nam qua bài viết “Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam kém xa ngay cả so với các nước láng giềng trong khu vực

Trong khi nghiên cứu khoa học Việt Nam không có bước đột phá thì nhiều nước Đông Á lại có những bước tiến vượt bậc, khiến bản đồ nghiên cứu khoa học công nghệ trên thế giới thay đổi hoàn toàn

Ấn tượng nhất là nước láng giềng Trung Quốc, Số liệu thống kê của SCImago tiến hành xếp hạng cho 147 nước cho thấy Trung Quốc đã vươn lên hàng thứ hai trên thế giới về số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế và chỉ xếp sau Mỹ, vượt qua nhiều nước từng được xếp hạng cao như Đức, Nhật, Anh, Pháp, Canada.

Theo số liệu thống kê của Viện Thông tin Khoa học ISI thì năm 1996 số liệu các ấn phẩm khoa học của Trung Quốc là 27.549 (hạng 9 trên thế giới), nhưng đến năm 2011 số ấn phẩm của Trung Quốc đã là 373.756 bài đứng hàng thứ 2 thế giới. Tuy thế các chuyên gia đều khẳng định rằng, thành quả trên của Trung Quốc có được là do sao chép của nước khác, rồi phát triển tiếp lên.

Các nước khác ở Đông Á đều vươn lên mạnh mẽ như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia. Đặc biệt Hàn Quốc và Đài Loan, Nhật Bản đã lọt vào TOP 15 quốc gia có số ấn phẩm cao nhất thế giới.

Vậy vì sao mà các nước lại có kết quả vượt bậc về nghiên cứu khoa học đến vậy, và Việt Nam có thể học hỏi được điều gì từ các quốc gia này

Đầu tư thỏa đáng cho nghiên cứu khoa học

Những nước có bước tiến vượt bậc về nghiên cứu khoa học đều coi trọng giáo dục và khoa học công nghệ. Để có được kết quả như hôm nay các nước Đông Á đã đầu tư nguồn tiền cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Đồng thời cũng đầu tư nguồn tiền lớn nhằm tăng các công trình công bố quốc tế.

Hàn Quốc đầu tư lớn cho chương trình trọng điểm “Brain Korea”, Đài Loan đầu tư xây dựng được các trường đại học và trung tâm nghiên cứu đẳng cấp quốc tế

Key-Laboratories

Một Key Laboratories ở phía nam Trung Quốc

Quốc tế hóa

Các nước đều có chương trình giao lưu,  hợp tác với các trung tâm nghiên cứu lớn trên thế giới. Đầu tư tài chính để mời những giáo sư đầu ngành về giảng dạy hay cùng hợp tác nghiên cứu, thu hút được các trí thức được đào tạo ở phương tây về phục vụ trong nước.

Hàn Quốc còn thuê các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu đến làm việc và cùng nghiên cứu và giảng dạy, điều này đã biến các trường đại học Hàn Quốc thành trung tâm nghiên cứu đẳng cấp thế giới.

Tính đến năm 2009 Hàn Quốc đã mới hàng trăm giáo sư về nước làm việc, trong có có 9 giáo sư từng đoạt giải Nobel, đồng thời khuyến khích các nhà khoa học và sinh viên trong nước ra nước ngoài học tập

Chức danh khoa học dựa vào công trình nghiên cứu

Ở Đông Á các chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư, giảng viên được công nhận chủ yếu dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học được quốc tế công nhận.

Nghiên cứu sinh tiến sĩ yêu cầu phải có bài đăng trên các tạp chí quốc tế rồi mới được bảo vệ luận án, các học viên cao học cũng được khuyến khích công bố trên các tạp chí và các hội nghị khoa học quốc tế trước khi bảo vệ luận văn.

Hàng năm, các nước tiến hành tiến hành xếp hạng các trường ĐH theo tiêu chuẩn quốc tế như ARWU, ở đó số lượng công bố khoa học quốc tế là một trong những tiêu chí quan trọng của bảng xếp hạng.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc