Home » Tiêu Điểm, Xã hội » Những cánh chim đầu đàn tuyên bố rút khỏi Hội Nhà Văn
Hội nhà văn Việt Nam đang xôn xao về việc 20 nhà văn, nhà thơ đã ký vào lá đơn tuyên bố rút khỏi Hội nhà văn Việt Nam.

Đây đều là những nhà văn, nhà thơ cựu trào và nổi tiếng trong làng văn học như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Tên tuổi của họ đều gắn với những tác phẩm lớn ghi đậm dấu ấn trong lịch sử nền văn học Việt Nam.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân có nhiều bài thơ nổi tiếng, có những bài được phổ nhạc, tên tuổi của ông đã gắn liền với những bài hát như “quê hương là chùm kế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày”. Bài thơ ‘chút tình đầu’ cũng được phổ nhạc thành bài hát “phượng hồng” làm ngẩn ngơ giới sinh viên học sinh trước đây.

https://www.youtube.com/watch?v=yy1atVKhUxg

Ca khúc Phượng Hồng làm ngẩn ngơ cả giới sinh viên, học sinh một thời

Nhà văn Nguyên Ngọc cây cổ thụ của văn học Việt Nam, tác giả của những tác phẩm nổi tiếng kinh điển như đất nước đứng lên, người Ba Na, anh hùng Núp, đường chúng ta đi, rừng xà nu. Trong đó ‘đất nước đứng lên’ và ‘rừng xà nu’ rất hay được ra trong các đề thi tốt nghiệp phổ thông, học sinh đều biết các tác phẩm này.

Những nhà văn nhà thơ khác đều là những người có những tác phẩm ghi dấu ấn trong nền văn học đất nước như nhà thơ Bùi Minh Quốc (bút danh Dương Hương Ly), Ý Nhi …

Sự việc đầu tiên diễn ra khi có một số thành viên không chịu sự tù túng áp đặt từ Hội nhà văn, nên đã đứng ra thành lập ‘Văn đoàn độc lập’ để được quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm.

Trong phiên bỏ phiếu bầu đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc diễn ra ở Sài Gòn ngày 5/5, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị những người tham dự gạch tên chín người tham gia Văn đoàn độc lập là Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Hiền Phương, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, và Phạm Đình Trọng.

Lý do gạch tên những người này của lãnh đạo Hội nhà văn là vì họ đã khước từ sự lãnh đạo của Đảng để tham gia ‘Văn đoàn độc lập’.

Thực tế sau khi được gạch tên, 9 thành viên này đã rất hớn hở báo tin vui cùng gia đình và bạn bè vì đã thoát được khỏi Hội nhà văn.

Sau sự việc này 20 nhà văn, nhà thơ đã ký vào lá đơn xin rút khỏi Hội nhà văn, nội dung lá đơn như sau

TUYÊN BỐ TỪ BỎ HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM

Là những hội viên đã nhiều năm tham gia Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), đã góp sức xây dựng Hội qua thời chiến cũng như thời bình, đã đau xót trước sự xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của Hội trong những năm gần đây và tích cực góp ý với Hội để khắc phục tình trạng ấy;

đến hôm nay, nhận thấy tình trạng trên đã trở nên không thể cứu vãn nếu không có sự thay đổi nhiều điều căn bản trong điều lệ và tổ chức của Hội để Hội thực sự là một tổ chức nghề nghiệp tập hợp những người viết muốn xây dựng một nền văn học Việt Nam đích thực, tự do, nhân bản;

nhận thấy khả năng thay đổi trên không thể xảy ra khi lãnh đạo HNVVN đã tự tiện tước quyền tham gia Đại hội lần IX sắp tới của chúng tôi với lý do chúng tôi là thành viên của một ban vận động thành lập một văn đoàn tương lai – đó là việc làm vi phạm trắng trợn điều lệ hiện hành của HNVVN, tước bỏ một trong những quyền cơ bản của hội viên và công dân, xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người cầm bút;

Chúng tôi tuyên bố từ bỏ HNVVN kể từ ngày hôm nay, 11 tháng 5 năm 2015.

Kèm theo tên các hội viên.

Ông Trần Kỳ Trung, một trong những hội viên rời bỏ Hội nhà văn cho BBC biết:  “Nhà văn muốn có tự do, không muốn phải lệ thuộc. Văn đoàn hay Hội nhà văn mình đều tôn trọng, nhưng tôn trọng nhất là sự tự do.”

Một hội viên rút khỏi Hội nhà văn khác là nhà văn Võ Thị Hảo cho RFA biết: “Thật ra từ lâu tôi đã không sinh hoạt trong Hội Nhà văn Việt Nam rồi, nhiều khi tôi đã muốn xin ra khỏi hội nhà văn nhưng cũng ngại vì không muốn ồn ào, thế nhưng vừa rồi là giọt nước làm tràn cốc nước, tôi thấy mình không thể nào ở lạ cái hội này nữa và tôi từ bỏ, từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam.

Tôi thấy việc mới đây Hội Nhà văn Việt Nam đã từ chối vai trò của các anh chị đó, họ là những nhà văn có nhân cách và có tài, nhưng điều đó tôi không ngạc nhiên bởi vì nó bộc lộ đúng bản chất của Hội Nhà văn Việt Nam không quan tâm đến nhân cách, tài năng của các nhà văn họ chỉ quan tâm làm sao làm vui lòng nhà cầm quyền mà thôi bởi vậy nên họ chối bỏ những hội viên có tài. Hội nhà văn này nó đã đi theo cái quyền lợi của một nhóm người họ muốn có chỗ ngồi trong Hội Nhà văn, họ muốn làm vui lòng nhà cầm quyền để họ được ở lại cho nhiệm kỳ sau.”

Hai nhà thơ được gạch tên trong danh sách đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc đều tỏ ra rất vui mừng, hai ông đã có những chia sẻ với rfa.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân nói: “Khi tôi nhận được tin này tôi vui tới nỗi thông tin nó ngay tại chỗ. Cái niềm vui này thật ra nó không phải là sự thách thức ai cả. Dù gì đi nữa tôi nghĩ Hội nhà văn Việt Nam, Hội nhà văn thành phố ít nhất có một thái độ rõ ràng, không mập mờ như lâu nay có nghĩa rằng đã không lên tiếng về bất cứ trường hợp nào của tôi. Tuy nhiên tôi xin đính chính một điều: nhà văn Hữu Thỉnh chủ tịch hội có nói là lâu nay không đụng đến vì anh thuyết phục được ba người tôi không nhớ ba nhân vật đó là ai nhưng tôi chưa bao giờ được anh thuyết phục, chưa có một cuộc gọi nào mà toàn bộ là do an ninh phụ trách văn hóa họ nhắc nhở. Tôi có trả lời là chuyện rút khỏi Văn đoàn Độc lập hay không là quyền của tôi do đó tôi không đồng ý bất cứ một sự hăm dọa nào.

Hội Nhà văn Việt Nam hoàn toàn không hề có thông tin vế hội viên của mình. Sau khi Văn đoàn Độc lập thành lập chỉ vài tháng sau trên blog Quê Choa khi đó vẫn còn nhà văn Nguyễn Quang Lập chính thức nói rằng anh không tham gia nên chuyện gạch tên anh Nguyễn Quang Lập vì tham gia Văn đoàn Độc lập thì điều đó sai, cho thấy họ không hề có thông tin gì về nhà văn của mình cả.”

Nhà thơ Đỗ Trung Quân. Ảnh internet

Nhà thơ Đỗ Trung Quân. Ảnh internet

Nhà thơ Nguyễn Duy chia sẻ suy nghĩ của ông: “Chuyện đó nó xảy ra tôi nghĩ cũng bình thường thôi bởi vì đối với anh em bọn tôi mình làm cái công việc của mình là viết văn thôi chứ còn thực ra cũng không có quan tâm đến cái chuyện phe này phái nọ. Họ làm việc đó thì cái dở thuộc về họ thôi, nó thiếu sự tôn trọng nghề nghiệp, làm cái kiểu chính trị hóa văn chương như vậy chả ra làm sao cả, rất là tầm thường.

Ở đây nó có những gương mặt rất là lộn xộn. Cái thứ hai là trong cương lĩnh của nó có cái là “đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” nên tôi thấy nó thế nào ấy!”

nhà văn Võ Thị Hảo chia sẻ suy nghĩ của mình với rfa: “Hội Nhà văn Việt Nam thực chất là một hội mang tính chất chính trị hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề tự do sáng tác. Những vấn để như nỗi đau của người dân thì họ luôn né tránh. Những nhà văn bị xúc phạm, bị oan ức như những người trong Nhân văn giai phẩm, những nhà văn bị tịch thu tác phẩm thì họ luôn né tránh không quan tâm đến. Chẳng hạn như nhà văn Bùi Ngọc Tấn ông mất đi mà vẫn chịu hàm oan và ông đã nhiều lần bảo Hội Nhà văn Việt Nam cần phải có một tiếng nói cần phải có cuộc hội thảo nhận định vể cuốn “Chuyện kể năm 2000”, làm rõ những oan ức của ông ấy, bị bắt đi tù như vậy nhưng Hội Nhà văn Việt Nam không làm.

Tôi thấy Hội Nhà văn Việt Nam càng ngày càng tỏ rõ cái tính nô lệ cho độc tài cộng sản mà thôi còn tính chất thuộc nghề nghiệp thì họ không quan tâm tới và vì thế tôi thấy càng ở trong Hội Nhà văn Việt Nam thì cảm thấy mình đã ủng hộ một cái hội như vậy mình cảm thấy không hài lòng với chính mình.”

Dựa trên nguyên tắc thì hoạt động của Hội nhà văn cũng giống như các tổ chức xã hội dân sự khác, nhưng do được nhà nước cấp kinh phí nên được xem như một Hội của nhà nước. Cương lĩnh của Hội nhà văn cũng là ‘đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng’.

Vì thế Hội nhà văn trở thành như một ‘Hội quốc doanh’, bị chính trị hóa. Nên nhiều nhà văn, nhà thơ chân chính lần lượt từ bỏ hội này.

Ngọn Hải Đăng

Chuyên đề:

4 ý kiến dành cho “Những cánh chim đầu đàn tuyên bố rút khỏi Hội Nhà Văn”

  1. chung 22/05/2015

    Trung quân ngày trước có sáng tác được mấy bài chứ bây giờ thấy hâm hâm.ngu ngu kiểu gì đó chắc cho mình chút phiêu cho giống người nổi tiếng giờ có cho mình thơ văn thằng này chắc mình cũng để nhóm bếp thôi………

    Reply
  2. vo van that 23/12/2016

    Hoi nha Van Viet nam hien nay song bang tien ngan sach nha nuoc. Vi the Hoi phai hoat dong theo su chi dao chinh tri cua Ban Tuyen giao TW. Neu nhu anh khong dong y voi cuong linh hoat dong thi ra khoi Hoi. Ong chu tich Huu Thinh chi la bu nhin thoi, khong the lam khac voi Ban Tuyen giao TW duoc, tru khi Hoi tu choi ngan sach nha nuoc va tu lap kinh doanh song bang chinh dong tien minh kiem duoc. The nhung, gioi van nghe si VN tu lau quen song y lai vao bao cap roi, cai “hèn” no an sau vao tu tuong, loi song roi nen kho xoay chuyen lam !

    Reply
  3. ông khúc vịnh 27/10/2018

    tôi nghĩ rằng 200 năm nữa các nhà văn ta chưa chắc có ai đươc giải nô ben vồ văn học các vị hẳn chưa quên vụ nhân văn giai phẩm cách nay hơn nửa thế kỷ

    Reply
  4. Hiền 01/11/2018

    Văn học nghệ thuật cần được sáng tác trong tự do. Miễn không vi phạm pháp luật. Vào hội này hay hội khác không quan trọng. Cái xã hội cần là tác phẩm. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương..v.v đâu có cần trong hội nào. Đậu cần phải đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào mà vẫn có những tác phẩm để đời.

    Reply

Ý kiến bạn đọc