Home » Cổ truyền, Văn hóa » Các di sản văn hóa bị phá hủy
Thế giới có 1.007 di sản được UNESCO công nhận, trong đó 46 di sản đang trong tình trạng nguy hiểm, cần được gìn giữ và bảo vệ. Trung Đông là một trong những khu vực có di sản văn hóa bị thiệt hại nặng nề nhất bởi chiến tranh. Chỉ riêng ở Iraq và Syrie có 8/10 di sản bị phá hủy, nhất là thành phố cổ Nimrud, Aleppo và Hatra.

Chiến trah phá hủy các di sản văn hóa nhiều nhất, chỉ tính riêng cuộc chiến ở Syrie xảy ra hồi tháng 3- 2011 đã tàn phá 290 di sản văn hóa.

 di san bi huy

Những khu vực di sản, di tích đã bị cướp phá, trộm cắp. Ảnh di sản thế giới

Sau đây là những di sản văn hóa đã bị phá hủy

Thành cổ Nimrud

Thành phố Nimrud (Iraq), tên cũ là Khalka là thủ đô của vương quốc Assyria cổ xưa. Thành phố này được xây dựng vào thế kỷ 13 trước Công nguyên bởi vua Shalmaneser, và trở thành trung tâm văn hóa  khu vực lưỡng hà thời đấy.

Tuy nhiên thành phố này bị tàn phá hoàn toàn vào năm 612 trước Công nguyên trong cuộc chiến Assyria-Babylon.

Ngày nay các nhà khảo cổ học đã tìm được một vài cổ vật giá trị từ nền văn minh này. Năm 1845 nhà khảo cổ người Anh Austen Henry Layard tìm thấy nhiều phù điêu, tượng vàng bạc châu báu. Năm 1950 một nhà khảo cổ học người Anh là Max Mallowan tìm ra một gian điện được cho là nơi ở của cung tần mỹ nữ Assyria năm xưa.

Đến năm 1988, một nhà khảo cổ học người Iraq tên Muzahim Mahmud phát hiện bên dưới gian điện là một phức hợp hầm mộ chứa đầy vàng bạc châu báu. Ông Mahmud còn phát hiện thêm 3 ngôi mộ nữa, bao gồm mộ hoàng hậu của vua Ashurnasirpal II. Mỗi ngôi mộ đều chứa hàng trăm món nữ trang bằng vàng.

Kho báu tìm được này được đặt ở bảo tàng Mossoul  cách thành phố Nimrud 30 km về phía nam

kho bau nimrud 1

Kho báu Nimrud trong lần “ra mắt” công chúng đầu tiên sau khi tìm lại được vào năm 2003. Ảnh baodatviet

kho bau nimrud 2

Những món đồ quý giá của kho báu Nimrud. Ảnh baodatviet

Tuy nhiên Nhà Nước Hồi Giáo IS sau khí chiếm được thành phố đã phá tan bảo tàng Mossoul, sau đó đập phá luôn cả thành phố Nimrud với thành cổ 3.000 năm tuổi, khiến rất nhiều di sản văn hóa có giá trị bị hủy.

thành phố cổ Hatra

Một thành phố khác cũng bị IS phá hủy là thành phố cổ Hatra (nằm ở phía bắc Iraq), đây là thành phố phòng thủ vững chắc của Đế chế Parthia, thành phố này vẫn đứng vững trước cuộc xâm lăng của đế chế La Mã năm 116 đến 198 trước công nguyên nhờ những bức tường cao và dày được củng cố bằng các pháo đài vững chắc. 

Thành cổ Pompeii

Pompeii là thành phố cổ có lịch sử lâu đời, nằm  phía Tây Nam nước Italia, dưới chân núi lửa Vesuvius.

Theo sử sách để lại thành Pompeii được 10 bộ lạc lớn cùng nhau xây dựng, đến năm 79 sau công nguyên, nơi đây thành nơi tập trung của những người giàu có. Tầng lớp thương gia, người giàu đến đây để tìm vui trong tửu sắc.

Pompeii nằm cạnh núi lửa Vesuvius đang hoạt động. Đến đầu Công nguyên, nhà địa lý học nổi tiếng Strabo căn cứ vào đặc trưng mẫu đất Vesuvius xác định rằng núi lửa này đã ngừng hoạt động. Người dân Pompeii lúc đó hoàn toàn tin vào lời suy luận, phán đoán của Strabo nên rất an tâm sinh sống dưới chân núi lửa Vesuvius. Hai bên sườn ngọn núi lửa, người ta trồng những cánh đồng màu xanh ngát, trên bình nguyên đi đâu cũng thấy rừng chanh, quất và các loại cây khác như nho… Họ đâu ngờ “ngọn núi lửa đã chết” kia vẫn đang chuẩn bị gây ra một tai họa lớn mang tính hủy diệt.

Buổi trưa ngày 24 tháng 08 năm 79 SCN, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía Đông miền Nam Italia phun trào, nham thạch phun lên trời, khói đen rợp trời dậy đất, tro bụi cuồn cuộn bao phủ, chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã biến mất không dấu tích…

nui lua pompeii phun

Tranh sơn dầu: Núi lửa Pompeii phun trào. Ảnh minhhue

Chứng tích của giây phút kinh hoàng đó lưu lại đến ngày nay. Năm 1594 một người nông dân xây dựng kênh dẫn nước trên vùng đất thuộc thành cổ Pompeii năm xưa tình cờ phát hiện thấy một mảnh đá cẩm thạch lớn bị vỡ và cả tiền đá. Năm 1689, một người ở ngoại ô Napoli trong khi đào giếng đã nhặt được vài mảnh đá khắc chữ, trong đó có một mảnh khắc tên Pompeii. Căn cứ vào các phát hiện đó có người dự đoán thành phố Pompeii được xây dựng tại khu vực này.

Các nhà khảo cổ học dùng thạch cao đổ vào vỏ cứng từ tro núi lửa, phục hồi lại từng người từng người đang chạy thoát thân một cách sống động bị bao bọc ở bên trong. Hình thể sống động triển hiện khát vọng cầu sinh vào ngày diệt vong tại thời khắc đó.

Trước khi chết người ta dùng đá viết lên tường các chữ như “Cái thành trì có tội ác đáng chết này!” “Tội ác dẫn đến diệt vong!” đây là di ngôn vội vàng để cảnh tỉnh hậu thế. Vậy là tội ác gì mà hủy diệt Pompeii?

Thành Pompeii bấy giờ có 2 vạn nhân khẩu nhưng có đến 25 kỹ viện, toàn bộ xã hội phóng túng tình dục tạo thành tội ác toàn xã hội.

Năm 1819, quốc vương Napoli là Francis lúc cùng vợ tham quan bích họa ở Pompeii, cảm thấy xấu hổ không chấp nhận được, liền đóng cửa triển lãm.

Đến năn 2000 triển lãm Pompeii được mở cửa trở lại, khác với trước đây người ta không còn thấy xấu hổ như trước nữa, cảm thấy bình thường, đó cũng là dấu hiệu cho thấy đạo đức đã tuột dốc xuống không khác gì người ở Pompeii trước đây.

Ngược đãi nô lệ thảm hại vô nhân tính cũng là một tội ác lớn của Pompeii. Những người nô lệ phải làm việc nặng nhọc, họ bị tung vào “đấu trường” để đấu với thú dữ trong sự hưng phấn của đám nhà giàu. Những người giàu thậm chí dùng nô lệ vừa bị giết để nuôi lươn biển, bởi vì như thế mới cho mùi vị tươi ngon…

Người ta còn tìm thấy trên cốc uống bằng bạc có câu “Hãy tận tình hưởng thụ cuộc sống đi, ngày mai khó mà đoán trước”, cho thấy người Pompeii chỉ lo hưởng thụ trước mắt, khiến đạo đứac suy đồi mà không quan tâm đến hậu quả tương lai.

pompeii diet vong

Tranh sơn dầu: Ngày diệt vong của Pompeii. Ảnh minhhue

Tháp lưu ly ở Nam Kinh

Tháp này được coi là “Bảo tháp đại báo ân”, được xây dựng bởi vua Vĩnh Lạc triều nhà Minh, toàn bộ kiến trúc của tháp được làm bằng ngói lưu ly.

thap luu ly

Tháp Lưu Ly ở Nam Kinh, được một họa sỹ xưa vẽ lại trước khi bị phá hủy vào những năm 1850 trong thời Thái Bình Thiên Quốc. Ảnh minhhue

Tòa tháp lưu ly hình bát giác, đường kính 29,5m và tăng lên 79m. Tháp gồm 9 tầng được xây bằng ngói lưu ly lấp lánhcả trong lẫn ngoài, chỉ có cột trụ và mãi tháp làm bằng gỗ.

Lưu ly được chọn để làm nguyên liệu xây dựng chính bởi vì sự rực rỡ và lộng lẫy của nó, có thể triển hiện sự huy hoàng của nó một cách nghệ thuật.

Thời xưa người ta dán giấy lên cửa sổ để ánh sáng chiếu xuyên qua. Một số gia đình giàu có thì dùng vải. Vỏ sò được dùng trên các của sổ của Tháp Lưu Ly Vĩnh Lạc. Đúng vậy, là vỏ sò. Chúng được mài cực mỏng để có thể lọc ánh sáng. Chúng được đặt tên là “gạch sáng” và chúng là vật liệu chiếu sáng tốt nhất trước khi có sự ra đời của kính ở phương Tây. Trong triều đại Minh và Thanh, ngọn tháp 79 mét này được thắp sáng suốt đêm. Ánh sáng huyền ảo xuyên qua vỏ sò, khiến nó lung linh như một cung điện cổ tích. Từ mọi ngõ ngách của Nam Kinh đều có thể nhìn thấy tòa bảo tháp này, và nó có tác dụng trực tiếp giúp nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa Phật giáo.

Thời nhà Thanh Tháp Lưu Ly ở Nam Kinh rất nổi tiếng trong tầng lớp quý tộc ở Châu Âu, nhiều người coi việc chiêm ngưỡng tòa tháp này là ước mơ cả đời của họ.

Tiếc thay thời thời nhà Thanh, cuộc chiến giữa quân triều đình và quân Thái Bình đã phá hủy mất tháp lưu ly.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc