Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Khoảng lặng: Ánh sáng và bóng tối
Bức tranh xã hội Việt Nam được phản ánh qua các kênh truyền thông luôn có hai gam màu ‘sáng’, ‘tối’. Đằng sau 2 gam màu ấy là nhiều điều đọng lại khiến người đọc phải trăn trở suy nghĩ.

khoang lang

1/ Ngày 8/2/2015 khi báo chí bắt đầu đưa tin về vụ việc con ruồi của Tân Hiệp Phát ở Tiền Giang: Anh Võ Văn Minh là chủ cửa hàng bán nước giải khát, khi mở chai nước ngọt number one bán cho khách thì phát hiện, trong chai có ruồi, khi biết chai nước do Công ty Tân Hiệp Phát sản xuất, anh Minh đã yêu cầu Công ty phải trả cho mình 1 tỷ để đổi lấy sự im lặng, nếu không Minh sẽ cung cấp thông tin cho báo chí và in nhiều tờ rơi phát tán về việc này.

Thì cũng trong ngày 8/2/2015 ở nơi xa hơn là thủ đô Hà Nội, chị Nguyễn Thị Bích Hằng là chủ quán phở số số 51 Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã tìm cách trả lại chiếc cặp da chứa 70 triệu đồng của khách hàng để quên.

Cách đây 2 năm chị Hằng cũng đã trả lại khách hàng để quên túi xách đựng 2 iphone và rất nhiều đô la. Với 29 năm bán phở nơi đây chị đã trả lại rất nhiều đồ dùng khách hàng để quên như thế .

2/ Tháng 10/2014 báo chí đưa tin công an TP HCM phát tờ rơi đến từng du khách cảnh báo mức độ nguy hiểm khi du lịch ở TP này, và lưu ý du khách phải tự bảo vệ tài sản của mình, điều này gây ngỡ ngàng cho dư luận cả nước. Tờ rơi có nội dung như sau:

canh bao cong an 2

Tội phạm bạo lực xảy ra thường xuyên tại thành phố Hồ Chí Minh. Hãy giữ túi xách của bạn luôn bên người, không đeo các các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ liễu máy ảnh và điện thoại di động

đừng tin vào đồng hồ trên xe taxi

Đây là hành động móc túi hành khách một cách trắng trợn của những lái xe không trung thực. Hãy lựa chọn các hãng taxi đáng tin cậy như Vinasun và Mailinh”.

Ngoài ra du khách được khuyên rằng hãy mặc cả, điều đó không phải là thô lỗ mà người bán hàng chờ đợi; Cẩn thận kẻo bị đâm xe; Khi đi xích lô nhớ cho tiền TIP; Đi xe ôm một đoạn ngắn trong thành phố mất khoảng 20.000 đồng nhưng nhớ thỏa thuận trước khi đi.

Thì cũng tháng 10/2014 báo chí đưa tin anh Trương Khắc Hạnh, lái xe hãng Vinasun đã trả lại túi xách của khách hàng để quên, tài sản gồm 137 triệu đồng, 2.000 USD cùng chiếc điện thoại iPhone 5.

Cũng trong tháng 10/2014, một lái xe khác của hãng Vinasun là anh Lê Thế Long đã trả lại cho khách hàng số tiền để quên là 70 triệu đồng.

3/ Ngày 20/1/2015 Hiệu trưởng Trường Trung Học Phổ Thông Phạm Ngũ Lão ở Gò Vấp, TPHCM ký quyết định đình chỉ học tập vô thời hạn đối với học sinh Nguyễn Thị Tuyết Linh vì không đi múa, mà lại đi làm việc thiện là tặng quà cho người nghèo ở Tiền Giang.

Có lẽ cô Hiệu trưởng Trường Phạm Ngũ Lão không biết rằng cách đấy hàng ngàn km về phía bắc là xã Nậm Chua, huyện Nậm Pồ, nơi đây có con suối Nậm Pồ cuồn cuộn chảy khiến giáo viên và học sinh nơi đây không thể đến trường được.

Để qua được con suối đưa chữ đến cho các em học sinh thì cả cô giáo và học sinh phải chui vào túi ni lông, để trai bản kéo qua con suối đến trường.

https://www.youtube.com/watch?v=e3R9tK5WHzA

Chiếc túi ni long nhỏ nhắn mong manh chỉ vừa đủ chứa một người và có thể thủng bất cứ lúc nào, khi bị thủng người ngồi trong túi phải bịt lỗ thủng này, và không biết chuyện gì xảy ra nếu người kéo túi tụt tay để rơi túi.

Cô giáo Tòng Thị Minh kể với phóng viên Báo Tuổi Trẻ rằng: Khi nằm trong túi nilon, nó cứ chao đảo, rất sợ hãi, tôi không dám mở mắt, tới giữa dòng, không khí trong túi nilong cạn kiệt tôi phải cố nín thở và cầu mong nhanh chóng qua tới bờ bên kia. Đến bờ các anh bảo đến bờ rồi tôi mới tin mình còn sống”.

Ảnh từ clip Báo Tuổi Trẻ

Và còn bao nhiêu cảnh giáo viên phải vượt qua con suối dữ đưa chữ đến bản làng như thế, sáng 18/3/2014, trao đổi với VietNamNet, GĐ Sở GD-ĐT Điện Biên Lê Văn Quý cho biết: “Trường hợp này là cá biệt, không phải là phổ biến nhưng cũng không phải là hiếm”

Và có lẽ cô Hiệu trưởng Trường Phạm Ngũ Lão cũng không thể biết được người nghèo Tiền Giang, nơi mà em Linh học sinh của cô đi phát quà từ thiện ấy, họ nghèo như thế nào.

Huyện Tân Phú Đông ở Tiền Giang được biết đến với tên gọi cù lao 10 không: Không bến xe, không trụ sở, không chợ huyện, không bệnh viện cấp huyện, không nhà văn hóa, không nước ngọt, không thị trấn, không sân vận động, không cơ sở công nghiệp và không cán bộ cấp huyện là người địa phương.

Các kênh nước nơi đây đỏ quạch vì nhiễm phèn, khiến nước sinh hoạt thiếu thốn đang là nỗi ám ảnh nơi đây.  Cũng có một số nhà máy xử lý nước mặn nhưng nước đỏ quạch, ngày chảy vài tiếng rồi tắt, do chi phí tạo nước sinh hoạt cao, nên giá nước sinh họat nơi đây đến vài chục ngàn một m3.  Muốn có nước người dân phải đi bộ vài chục km để lấy nước ngọt. Đất đai cằn cỗi nơi đây chỉ trồng lúa được một vụ mùa mưa, đến nơi đâu cũng thấy cảnh nghèo xơ xác

ngheo 1

Ảnh: thiennguyen

Đất canh tác của bà con ở xã này hầu như là trồng sả, ớt, bắp và một số cây ăn trái thông thường. Tới mùa thu hoạch cho dù là kết quả tốt nhất cũng không đủ sống bởi sự kém ưu đãi của thiên nhiên nơi đây. Bình quân thu nhập một hộ gia đình nơi đây là 30.000 đồng/ngày phải nuôi 5, 6 miệng ăn với 2,3 người con đi học.

ngheo 2

Ảnh thiennguyen

Nhìn cảnh nghèo nơi đây hẳn cô Hiệu trưởng hiểu được vì sao em Linh học sinh của cô sẵn lòng bỏ buổi múa ở trường để tặng quà cho người nghèo. Và một việc làm như thế đúng ra cần phải khuyến khích và tuyên dương để đánh thức thiện tâm của các học sinh, thì cô lại ký quyết định cho nghỉ học thì có hợp lý không./.

Ngọn Hải Đăng

Theo daikynguyenvn

 


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc