Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học » Có người khổng lồ hay không? (Phần 2)

Phần 2: Những bộ xương hiện giờ ở đâu?

Trái: Một hình ảnh minh họa về người khổng lồ (Shutterstock*) Phải: Một mẩu xương có hình dáng xương cánh tay người, nhưng dài hơn xương thông thường rất nhiều, được Georges Vacher de Lapouge tìm thấy tại Pháp.

Trái: Một hình ảnh minh họa về người khổng lồ (Shutterstock*) Phải: Một mẩu xương có hình dáng xương cánh tay người, nhưng dài hơn xương thông thường rất nhiều, được Georges Vacher de Lapouge tìm thấy tại Pháp.

Nhiều mảnh báo cắt đã được tìm thấy vào thế kỷ 19 và lác đác trong thế kỷ 20, báo cáo phát hiện được những bộ xương đầy đủ hoặc các mảnh hài cốt chỉ ra dấu vết về một chủng tộc khổng lồ có hình hài giống con người.

Ngày 19 tháng 12 năm 1897, New York Times đưa tin về thị trấn Maple Creek (Wisconsin, Mỹ) cho hay: “Đã khai mở một trong 3 đồi đất gần đây được tìm thấy tại thị trấn. Bên trong có một bộ xương đàn ông có kích thước khổng lồ. Hài cốt đo từ đầu đến chân cao hơn 9 feet (2,74m) và ở trong tình trạng bảo toàn khá nguyên vẹn. Hộp sọ to khoảng một nửa giạ (17,6l). Một số cây gậy đồng khá cứng và các di vật khác được đặt cạnh thi hài”.

Ngày 3 tháng 5 năm 1912, New York Times đưa tin về thị trấn Madison (Wisconsin, Mỹ): “Khi mở một gò đất lớn ở nông trại Lake Lawn, 18 bộ xương đã được tìm thấy bởi Phillips Brothers. Các hộp sọ, có lẽ là của nam giới, lớn hơn rất nhiều so với hộp sọ của bất kỳ chủng tộc nào đang sinh sống tại Mỹ”.

Không chỉ riêng tại Wisconsin có nhiều phát hiện về xương khổng lồ. Ohio cũng có nhiều báo cáo tương tự trong cùng thời kỳ. Những hài cốt lớn được phỏng đoán là của người khổng lồ còn được tìm thấy cho đến tận bờ đông Canada. Những thi hài khổng lồ được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới.

Tháng 8 năm 1890, tờ Boston Journal of Chemistry [1] báo cáo về một phát hiện của nhà khảo cổ học Georges Vacher de Lapouge tại nghĩa trang Bronze Age, Castelnau-le-Lez, nước Pháp. Lapouge đã phát hiện ra những mẩu xương cánh tay người lớn bất thường. Bài báo có viết “Nếu chúng ta đối chiếu mẩu xương thời kỳ đồ đá này theo tỷ lệ thông thường giữa các phần trong khung xương, anh ta phải cao từ 10 đến 11 feet (3,05 đến 3,35m). Vẫn còn câu hỏi liệu chiều cao quá khổ này là điều bình thường, hay do một căn bệnh nào đó… Có những luận giải khác nhau về điều này. Một giáo sư tại Đại học Montpellier giữ quan điểm rằng những mẩu xương này là hoàn toàn bình thường, trong khi những người khác tìm chứng cứ cho thấy đây là một căn bệnh”.

3 mảnh xương của “Người khổng lồ vùng Castelnau” được phát hiện bởi Georges Vacher de Lapouge, so sánh với một mẩu xương cánh tay của một người có kích thước bình thường (Nguồn: Wikimedia Commons)

3 mảnh xương của “Người khổng lồ vùng Castelnau” được phát hiện bởi Georges Vacher de Lapouge, so sánh với một mẩu xương cánh tay của một người có kích thước bình thường (Nguồn: Wikimedia Commons)

 

Bài báo cũng cho hay, nông dân địa phương này có truyền thuyết rằng, một người khổng lồ đã từng sinh sống ở thung lũng gần đó. Ít nhất trong trường hợp này truyền thuyết về người khổng lồ đã có mấy phần sự thật.

Trên đây chỉ là một vài trường hợp tiêu biểu. Nếu tất cả những hài cốt này đều đã được tìm thấy, vì sao chúng không được các nhà khoa học hiện đại tìm hiểu và chứng minh liệu chúng có phải là xương của người khổng lồ hay không?

Tác giả cuốn “A Tradition of Giants” (Truyền thuyết về những người khổng lồ) – Douglas Ross Hamilton cho rằng có những nguyên nhân sau khiến những hài cốt này hiện không được nghiên cứu đến.

 1. Xương bị phân rã

 Khi xương tiếp xúc với khí oxy, chúng nhanh chóng biến thành bụi. Một số gần như đã bị phân hủy ngay khi được phát hiện. Hamilton viết: “Nhiều phần còn sót lại từ những bộ xương đã được phát hiện bởi những di dân, các nhà khảo cổ, sưu tầm và các nhân viên bảo tàng thời kỳ đầu đã ở trong tình trạng cũ nát tới mức hầu như không còn gì, chỉ để lại cho chúng ta đôi chút dấu vết mơ hồ”.

2. Luật bảo vệ Mộ người Mỹ bản địa

 Luật Hồi hương và Bảo vệ Mộ người Mỹ bản địa (NAGPRA) đã giúp hoàn mộ một số hài cốt đã bị khai quật và ngăn chặn việc đào bới ở những nơi khác. NAGPRA muốn bảo tồn sự thiêng liêng nơi chốn an nghỉ của những người Mỹ bản địa và tôn trọng tín ngưỡng của bậc tiền nhân vốn không nên bị quấy nhiễu.

3. Chối bỏ?

 Hamilton viết: “Các bảo tàng đã liệt kê các bộ hài cốt lớn vào hướng dẫn tham quan không đáp ứng những yêu cầu về di vật bất thường, nếu có thì cũng với luận điệu chối bỏ… Cứ như thể chúng chưa bao giờ tồn tại vậy”.

Ông tìm hiểu về lịch sử của bảo tàng Smithsonian, đặc biệt lưu tâm đến nhà nhân loại học uy quyền Ales Hrdlicka, người yêu cầu uốn nắn quan điểm về lịch sử của người Mỹ bản địa khi ông phụ trách Bộ môn Nhân loại học Tự nhiên năm 1910.

Một ví dụ, Hrdlicka đã cứng rắn phản đối bất kỳ ý kiến nào cho rằng con người đã đến Bắc Mỹ từ vài nghìn năm trước. Hamilton giải thích: “Nhà địa chất học thuộc trường đại học Harvard, Kirk Bryan (1888-1950) có lần đã khuyên sinh viên của mình rằng dưới ‘triều đại’ Hrdlicka, ‘nếu tìm thấy bằng chứng về cuộc sống của nhân loại trong bối cảnh cổ đại, hãy cất giấu cẩn thận, nhưng đừng quên nó’”.

Ales Hrdlicka (Wikimedia Commons)

Ales Hrdlicka (Wikimedia Commons)

 

Năm 2009, một bài báo trên Associated Press (AP) đã suy xét một số hành vi kỳ lạ của Hrdlicka. Bài báo kể về cuộc cải táng những người Yaqui Indian tại phía bắc Mexico, bị thảm sát năm 1902 bởi binh lính Mexico. “Cứ như nỗi kinh hoàng của cuộc thảm sát vẫn còn chưa đủ, nhà nhân loại học người Mỹ, Ales Hrdlicka, đã tìm được một số cơ thể vẫn còn đang mục rữa, chặt đầu bằng một con dao rựa, nấu lên rồi lóc thịt ra, để phục vụ cho nghiên cứu về ‘các chủng tộc’ Mexico của ông ta”, bài báo cho hay.

Hrdlicka cũng đã vứt xác một em bé, lấy cái địu ở bên dưới và những cái chăn vấy đầy máu đưa về bảo tàng. Trao đổi với AP, người đại diện của bảo tàng cho hay: “Sự nhạy cảm và những giá trị văn hóa trong cộng đồng viện bảo tàng đã thay đổi” từ thời Hrdlicka. Hrdlicka cũng có những đóng góp quan trọng, bao gồm việc phát triển học thuyết rằng người Mỹ bản địa đến từ châu Á, băng qua eo biển Bering.

Nhà khảo cổ học, tiến sỹ Warren King Moorehead – nhân vật cùng thời với Hrdlicka – rất hứng thú về đề tài người khổng lồ. Đương thời, tiến sỹ Moorehead là một học giả rất được trọng vọng, thậm chí đã được Tổng thống Teddy Roosevelt đề nghị đảm đương một địa vị chính trị trong quan hệ với Ấn Độ. Bảo tàng Smithsonian đã mua lại những hài cốt được cho là của người khổng lồ mà Moorehead đang nghiên cứu. Nhưng, Hamilton viết: “Bảo tàng Smithsonian ngày nay không đủ khả năng đánh giá hết chúng cùng nhiều di vật và tạo tác khác”.

Ông viết: “Thay vì truyền bá kiến thức, họ [Smithsonian] nhất quyết không chịu mở hầm ngầm cho các học giả từ các bảo tàng khác, các học viện tại các tiểu bang và địa phương, cũng như bất kỳ nghiên cứu độc lập khác – đặc biệt là nếu những người ấy muốn tìm hiểu những điều bất thường”.

4. Vắt chanh bỏ vỏ

 Khi di dân tới châu Mỹ tăng lên, các đồi đất bị san bằng trong khi những cuộc khai quật khảo cổ kỹ lưỡng cũng trở nên hiếm hoi. Một số hài cốt dường như được trưng bày cho những người hiếu kỳ, sau đó bị vứt bỏ.

Hamilton trích dẫn từ Proceedings of the New York Historical Society (1843): “… Trong lĩnh vực này, rất nhiều vấn đề vẫn còn đang bỏ ngỏ, và hy vọng rằng sẽ có những nỗ lực cứu giúp những di vật này khỏi sự lãng quên, rằng đã có một chủng tộc lớn từng sinh sống tại nhiều khu vực trên đất nước chúng ta, nhưng đã nhanh chóng bị diệt vong. Những di tích ấy ngày càng ít đi; những đồi đất và mặt đất ở phía tây đang bị san phẳng, theo sự phủ rộng của vùng định cư, và chỉ vài năm nữa sẽ phá hủy những ký ức đáng chú ý về một quốc gia hùng cường”.

Chưa rõ khái niệm “chủng tộc lớn” ở đây liên hệ đến những người khổng lồ hay người Mỹ bản địa, tuy nhiên, văn bản trên có thể là lời giải đáp về người khổng lồ nếu như chủng tộc ấy đã từng tồn tại.

Theo TaraMacIsaac trên Twitter, hãy truy cập trang Khoa học Epoch Times Beyond trên Facebook, và đăng ký nhận bản tin Beyond Science để tiếp tục khám phá những lĩnh vực mới của khoa học!

Ghi chú từ người dịch:

[1] Bài báo này đã được số hóa và đưa vào tuyển tập Popular Science News, quyển 24-25, xuất bản năm 2009.

 Nguồn: vietdaikynguyen.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc