Home » Cổ truyền, Văn hóa » Bí ẩn thân thế Tôn Ngộ Không

p5642711a422398783

Thân thế của Tôn Ngộ Không vẫn luôn là một bí ẩn. Một số người nói rằng Tôn Ngộ Không vốn là người Cam Túc, cũng có người nói là người Ấn Độ:

 p5642661a84531335-ss

Tôn Đại Thánh

1. Cao tăng đời Đường “ Thích Ngộ Không” nói

Tôn Ngộ Không trong đền thờ Ấn Độ

Tôn Ngộ Không trong đền thờ Ấn Độ

 

 

Tôn Ngộ Không trong đền thờ Ấn Độ

Tôn Ngộ Không trong đền thờ Ấn Độ

Tên tục gia của Thích Ngộ Không là Xa Phụng Triều, vào năm công nguyên 751 theo Trương Quang Thao xuất xứ tới tây vực, do mắc bệnh ở nước Kiền Đà La nên đã xuất gia, năm 789 công nguyên trở về kinh sư. Thích Ngộ Không so với Huyền Trang là muộn hơn 40 năm, nhưng địa điểm xuất phát cũng bắt đầu từ An Tây, sau khi trở về Tây Vực bắt đầu công tác biên dịch và tham gia vào các hoạt động truyền giáo trong nhiều năm, đồng thời để lại nhiều sự tích và truyền thuyết. Một số học giả tin rằng trong quá trình lâu dài của lịch sử câu chuyện về “thỉnh kinh” đã bị lưu lại và biến đổi nhiều, người dân dần dần đem cái tên Thích Ngộ Không trộn lẫn với cái tên “ Hầu Hành Giả” người luôn ở bên cạnh Đường tăng trong truyền thuyết rồi liên hệ lẫn nhau, dần dần hình thành một hình tượng nghệ thuật “Tôn Ngộ Không”.

2. Viên đá ” Thạch Bàn Đà” nói gì?

Sau khi giáo sư Trương Cẩm Trì khoa Trung Văn thuộc trường Đại học sư phạm Harbin trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về câu chuyện thỉnh kinh được lưu truyền và thay đổi đã đưa đến kết luận rằng, nguyên mẫu thực tế của Tôn Ngộ Không trong “Tam Tạng Pháp Sư Truyện”, khi Huyền Trang đi Tây Phương thỉnh kinh lúc nguy nan đã thu nạp đệ tử người Hồ Thạch Bàn Đà. Lý do là: mối liên quan giữa Tôn Ngộ Không với Đường Tăng và Thạch Bàn Đà, giữa Thạch Bàn Đà đối với Huyền Trang (1) nó tương tự như tác dụng dẫn đường; (2) tác dụng giải quyết nguy nan; (3) như thân phận người đồng hành;(4) tương tự như các mối quan hệ giữa sư phụ và đệ tử; (5) Thạch Bàn Đà chính là Hồ Tăng, Hồ Tăng với Hồ Tôn lại có âm thanh tương tự nhau. Dưới sự hướng dẫn của các tư tưởng tôn giáo, “Đường Tăng thỉnh kinh, Hồ Tăng giúp đỡ” có thể dễ dàng bị truyền thành “Đường Tăng thỉnh kinh, Hồ Tôn giúp đỡ “, từ đó đem đến một bước ngoặt chuyển tiếp trong những câu chuyện về quá trình Huyền Trang thỉnh kinh.

p5642662a792589174-ss 

Tôn Đại Thánh

Tôn Ngộ Không với đại danh lừng lẫy Tề thiên đại thánh “đản sinh” tại một hòn đá tiên nằm trên đỉnh núi của dãy hoa quả sơn thuộc Đông Thăng – Thần Châu – nước Ngạo Lai. Còn về thân thế nguyên gốc của Ngộ Không trong “Tây Du Ký” “có thể kiểm tra rõ ràng .” Nhưng trong báo cáo của phương tiện truyền thông gần đây, các chuyên gia đã thông qua các bức bích họa vẽ “Đường tăng thỉnh kinh đồ” tại hang đá rừng cây du của Cam Túc sau khi tiến hành nghiên cứu đã phát hiện, trong bức bích họa là một người Hồ có quai hàm khỉ môi nhọn luôn theo sát đường tăng chính là nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không. Bài viết cũng đề cập, ông Đoàn Văn Kiệt viện trưởng danh dự Viện nghiên cứu Đôn Hoàng đã từng chỉ ra trong bài viết rằng, người khỉ được tìm thấy trong bức vẽ chính là hình tượng nguyên mẫu của Tôn Ngộ Không, tên là Thạch Bàn Đà, quê hương tại thành phố Tỏa Dương- huyện An Tây – tỉnh Cam Túc hiện nay, vì vậy Tôn Ngộ Không chắc hẳn phải là người Cam Túc.

 

Một phần của bức bích họa trong hang đá “Đường tăng thỉnh kinh đồ” tại rừng cây du tỉnh Cam Túc.

Một phần của bức bích họa trong hang đá “Đường tăng thỉnh kinh đồ” tại rừng cây du tỉnh Cam Túc.

Vì vậy, có thể nói về thân thế thật của Tôn Ngộ Không cho đến nay lại càng khó phân biệt, hình tượng của Tôn Ngộ Không rút cuộc đến từ nơi nào, lẽ nào Tôn Ngộ Không phải chăng thực sự là một người Hồ ở Cam Túc diễn hóa ra?

Nguồn: vietdaikynguyen.com


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc