Home » Cổ truyền, Văn hóa » Câu chuyện đằng sau tác phẩm “Tây Du Ký”
Một trong những tiết mục đặc biệt hàng năm của chương trình biểu diển Thần Vận là The Monkey King Outwits Pigsy, kể về các nhân vật có những tính cách khác nhau và hình thù kỳ dị tham gia vào cuộc phiêu lưu đến Tây thiên để thỉnh kinh, một tác phẩm văn học cổ điển Trung Hoa. Tiết mục chỉ kéo dài trong vài phút nhưng đã thể hiện được các động tác nhảy múa điêu luyện trên sân khấu, và khái quát được một câu chuyện dài và phức tạp về đức tin, lòng can đảm, và sự ăn năn.


DU KÝ:Vua khỉ, một đạo gia tài ba và Trư Bát Giới háo sắc đã tham gia với một nhà sư Trung Quốc tới Ấn Độ thỉnh kinh và đạt giác ngộ.

(Vivian Song/The Epoch Times)

Tây Du Ký là một trong những tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất của văn học Trung Hoa. Qua đó làm phong phú thêm sự hiểu biết và thưởng thức của chúng ta về nghệ thuật trình diễn, chúng ta được quay về bối cảnh văn hóa và lịch sử của đất nước đầy huyền bí này thông qua “Tây Du Ký”.

Được viết trong bối cảnh thời nhà Minh (thế kỷ 16), Tây Du Ký là một trong bốn bộ tiểu thuyết cổ điển lớn của văn học Trung Quốc, bên cạnh các tác phẩm như Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng.

Từ khi xuất bản đến nay, nó đã và đang là câu chuyện phổ biến nhất được kể lại trong các gia đình Trung Quốc. Nhiều phim truyền hình, kịch, hay nhạc kịch đã được dàn dựng chuyển thể từ bộ tiểu thuyết này. Toàn bộ ngành công nghiệp nghệ thuật lúc bấy giờ cũng được phát triển mạnh nhờ vào nó, không khác nào như một vở diển của Shakespeare. Một số diễn viên ca múa nhạc kịch của Trung Quốc có khi chỉ đóng một vai diễn cho một nhân vật trong suốt sự nghiệp làm nghệ thuật của mình.

Tóm tắt

Bối cảnh vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, Tây Du Ký mô tả cuộc hành trình của nhà sư Trần Huyền Trang còn gọi là Đường Tăng và ba đồ đệ là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, và Sa Ngộ Tịnh trên đường đến Tây Thiên để thỉnh kinh. Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới thể hiện hành động đầy hài hước làm cuốn hút người xem. Trong khi đệ tử thứ ba, một yêu tinh có tên là Sa Ngộ Tịnh, là một nhân vật đáng tin cậy nhưng không nổi bật lắm về tính cách.

Trên cuộc hành trình về Tây Thiên, họ đã gặp không ít rủi ro và khổ nạn nhằm thử thách ý chí kiên cường và lòng quyết tâm. Nhiệm vụ chung của họ là có được bộ Kinh thi mà Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát đã giao phó. Đó cũng là nhiệm vụ cá nhân cho mỗi một nhân vật chính trên con đường đi đến sự giác ngộ của mình.

Trên đường đi, các đệ tử phải đối mặt với những thử thách tác động vào các tâm chấp trước, tâm người thường chưa thể vứt bỏ được. Ví dụ như Tôn Ngộ Không háo thắng và ngang tàn được thử thách bởi những kẻ thù ghê gớm. Trong khi Trư Bát Giới lười biếng và ham sắc luôn phải đối mặt với cám dỗ về ham muốn, sắc dục. Một con đường đầy chông gai và thử thách cả về khía cạnh người thường lẫn khía cạnh siêu thường, không ít lần đe dọa đến tính mạng. Nhưng qua mỗi một khổ nạn như vậy mỗi một nhân vật bỏ lại được đằng sau các tâm người thường mà dần đi gần đến con đường thành thần của mình hơn.

Trong suốt cuộc hành trình, cả 4 người đã trãi qua tổng cộng 9 lần 9 là 81 khổ nạn, trong mỗi khổ nạn là một sự thử thách về ý chí và niềm tin kiên định của mình. Chỉ khi họ thật sự thành công vượt qua tất cả những thử thách mà mỗi người phải vượt qua, họ mới đạt đến đích và đạt đến trạng thái của thần tương ứng với đức hạnh của mình.

Vua Khỉ Tôn Ngộ Không

Là nhân vật được ưa thích nhất trong tiểu thuyết, vua khỉ hay Tôn Ngộ Không, là đệ tử thần thông đệ nhất của Đường Tam Tạng. Rất nghịch ngợm nhưng trung thành, trẻ con nhưng khéo léo, lập kỳ công khắp các trang tiểu thuyết đã cuốn hút người đọc xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.

Tôn Ngộ Không được sinh ra từ một hòn đá, sau đó ông tầm sư học đạo và đạt được 72 phép biến hóa thần thông, đạt được trường sinh bất lão, có thể nhân hình tượng của mình bằng cách thổi vào các sợi lông, đi trên mây (cân đẩu vân) và nhào lộn 34 dặm một lần.

Với những phép thần thông có được, Tôn Ngộ Không luôn cho mình là cao minh hơn cả. Qua những rắc rối mà ông gây ra ở địa giới, để điều khiển và chỉnh lại những hành vi không tốt đó, Ngọc Hoàng đã tuyển ông lên thiên thượng làm công việc chăn ngựa.. Thay vì chấp nhận, Tôn Ngộ Không kiêu căng ngang ngược và tự xưng mình là Tề Thiên Đại Thánh. Sau đó ông đánh cắp quả đào trường thọ và kim đan trường sinh bất tử của Thái Thượng Lão quân, bay về lại vương quốc ở núi Hoa Quả Sơn để lên kế hoạch chống lại Ngọc Hoàng Thượng đế.

Một mình Tôn Ngộ Không kháng cự lại 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương… Cuối cùng, Tôn Ngộ Không cũng bị bắt, sau đó bị nhốt vào lò bát quái của Thái Thượng Lão quân trong suốt 49 ngày ông ta đã không chết mà còn làm cho nó vỡ tung và thoát ra ngoài. Lúc này ông còn mạnh mẽ hơn trước. Không còn cách nào khác Ngọc Hoàng đành cầu cứu Phật Thích Ca Mâu Ni, đã nhốt Tôn Ngộ Không dưới dãy núi Ngũ Hành suốt 500 năm.

Năm trăm năm sau đó, Phật Quán Âm Bồ Tát mong muốn một người nào đó có thể mang kinh Phật từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Phật bà đã đề cử vị sư Trần Huyền Trang dẫn đầu cuộc hành hương và tìm kiếm những người có thể bảo vệ nhà sư trong cuộc hành trình. Tôn Ngộ Không lúc này mới được thả ra và bắt đầu cuộc hành trình sang Tây Thiên thỉnh kinh.

Trư Bát Giới

Giống như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, cũng theo cuộc hành trình đến Ấn Độ để chuộc lỗi lầm của mình. Khi Tôn Ngộ Không và Đường Tăng gặp Trư Bát Giới lần đầu tiên, lúc ấy anh ta đang bắt cóc một phụ nữ trẻ, đồi cha cô ta cho ông cưới vợ. Sau khi đánh nhau với Tô Ngộ Không, Trư Bát Giới quy hàng và cùng tham gia vào cuộc hành hương đến Tây Thiên.

Trư Bát Giới lúc đầu là Thiên Bồng Nguyên Soái ở Thiên đình, trong một cơn say, Bát Giới đã tán tỉnh Hằng Nga và đã bị nàng báo cáo hành vi sai trái lại với Ngọc Hoàng. Sau đó bị đày xuống trần gian với thân hình thô lậu, nữa người nữa heo.

Trư Bát Giới tiêu biểu cho định nghĩa hiện đại của chúng ta về “con heo”- lười biếng, tham ăn và sắc dục. So với Tôn Ngộ Không, Bát Giới có ít phép thần thông hơn, chỉ có 36 phép thần thông, trong khi Tôn Ngộ Không có 72. Vì vậy Trư Bát Giới ghen tị với Tôn Ngộ Không và luôn tìm cách phá rối anh ta.

Mặc dù còn nhiều khuyết điểm và thiếu sót sâu sắc, Trư Bát Giới luôn trung thành với chủ, có năng lực nhất định mà Tôn Ngộ Không không có, chẳng hạn như khả năng chiến đấu dưới nước. Ông được mô tả với một cái cào có chín răng mang đến từ thiên đình, nặng trên 5 tấn.

Vào cuối cuốn tiểu thuyết, sau khi thầy trò Đường Tăng trở về với kinh Phật đã thỉnh được từ Tây thiên, mỗi một đệ tử đạt được sự giác ngộ phù hợp với mình. Đường Tam Tạng và Tôn Ngộ Không cả hai đạt được Quả vị Phật, Sa Tăng trở thành một vị A La Hán. Với Trư Bát Giới, tuy nhiên vẫn chưa thật sự gạt bỏ đươc các dục vọng của mình. Vào cuối cuộc hành trình, ông vẫn được phong là Tịnh đàn sứ giả, với công việc là lau dọn bàn thờ, nơi mà Trư Bát Giới có thể ăn thỏa thích những hoa quả còn sót lại (cũng lại là…ăn!).

theo the epochtimes

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc