Home » Cổ truyền, Tiêu biểu sideshow, Tiêu Điểm, Văn hóa » “72 phép biến hóa của Tôn Ngộ Không”
Có một thứ vẫn hiện hữu trong lòng bạn, thích thú và say mê cho đến tận hôm nay, cảm giác ấy vẫn còn mới tinh khôi, chỉ cần nghĩ đến thôi vẫn cảm thấy hào hứng, mong mọi việc qua đi nhanh để tìm cho mình một góc nhỏ chật hẹp nào đó để đọc và tâm hồn thăng hoa theo những tình tiết ly kỳ của tác phẩm. Là gì vậy? Đó chính là tác phẩm Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân, một tác phẩm kinh điển của Trung Quốc, có nội hàm hết sức sâu sắc.

ton ngo khong

Nói về phần Tôn Ngộ Không. Bạn cho rằng “72 phép biến hóa của Tôn Ngộ Không” là để biến thành 72 đồ vật hay sao? Sai! Vậy 72 phép này rốt cuộc là chỉ cái gì? Chúng ta cùng xem

Ở đây chúng ta thấy 72 phép biến hóa là chỉ 72 phép biến hóa địa sát, cũng chính là: Cách gọi 72 phép biến hóa của Tôn Ngộ Không. Bồ Đề Lão Tổ nói: “Thôi được, con muốn học loại nào? Có loại Thiên Cang Số, có 36 phép biến hóa, có loại Địa Sát Số, có 72 phép biến hóa.” Ngộ Không nói: “Đệ tự nguyện mò mẫm tìm tòi nhiều hơn, xin học Địa Sát biến hóa.” Tổ sư nói: “Nếu đã như vậy, hãy tiến lên đằng trước, ta truyền cho con khẩu quyết,

U thông, khu thần (đuổi thần), đảm sơn (gánh núi), cấm thủy (chịu nước), tá phong(mượn gió), bố vụ (rải mây), kỳ tình (cầu nắng), đảo vũ (cầu mưa), tọa hỏa (đặt nước), nhập thủy, yểm nhật (che mặt trời), ngự phong (chống gió), chử thạch (luộc đá), thổ diệm (khạc lửa), thôn đao (nuốt đao), hồ thiên (hũ đựng trời), thần hành, lữ thủy (đi trên nước), trượng giải (chống sự tan rã), phân thân, ẩn hình, tục đầu (nối thêm đầu), định thân, trảm yêu, thỉnh tiên (mời tiên), truy hồn, nhiếp hồn, chiêu vân (gọi mây), thủ nguyệt (lấy mặt trăng), ban vận (vận chuyển), giá mộng (gán mộng), chi ly (phân chia khoảng cách), ký trượng (gửi gậy), đoạn lưu (cắt đứt dòng chảy), nhương tai (trừ tai họa), giải ách (giải trừ tai ách), chỉ hóa (chỉ điểm hóa giải), thi giải (tách rời thân thể), di ảnh, chiêu lai (mời đến), tích vân (tìm kiếm mây), tụ thú, điều cầm, khí cấm, đại lực, thấu thạch, sinh quang, chương phục, đạo dẫn, phục thực, khai tị (tránh xa), dược nham, manh đầu,đăng sao, hát thủy, ngọa tuyết, bạo nhật, lộng hoàn, phù thủy, y dược, tri thì, thức địa, tịch cốc, yểm đảo.

Mặc dù đã liệt kê ra rồi, nhưng cũng không nhất định là có thể đọc hiểu phải không?

Có một số tên từ ý nghĩa mặt chữ mà tương đối dễ hiểu, ví dụ: tá phong (mượn gió), bố vụ (rải mây mù), kỳ tình (cầu nắng), đảo vũ (cầu mưa), đại ý là chỉ về hô phong hoán vũ. Tọa sơn, nhập thủy, đại khái là nói thủy hỏa bất xâm.

Mà các tên như: thổ diệm(khạc ra lửa), thôn đao (nuốt đao), thần hành (đi lại như thần), lữ thủy (đi trên nước), phân thân, ẩn hình, tục đầu (nối lại đầu), định thân, trảm yêu, thỉnh tiên (mời tiên), truy hồn, nhiếp hồn, ban vận (di chuyển đồ vât), tụ thú, điều cầm (điều động cầm thú), đại lực (lực lớn mạnh), lộng hoàn (làm thuốc), phù thủy (nước bùa phép), tri thời (biết được thời gian), thức địa (nhận biết đất), tịch cốc (nhịn ăn), trong các tiểu thuyết thần thoại và tác phẩm điện ảnh đều có nhắc tới.

Còn có một số tên nữa, là những điển cố mà chúng ta đã nghe qua khi cắp sách tới trường.

Ví như: hồ thiên, truyền thuyết Phí Trường Phòng thời Đông Hán làm quan quản lý chợ, trong chợ có một ông lão bán thuốc, đeo một cái bầu hở đầu, khi tan chợ, ông nhảy vào trong bầu. Trường Phòng ở trên lầu nhìn thấy, biết rằng ông không phải người thường. Nhiều ngày liên tiếp đến yết kiến ông, ông dẫn vào bên trong bầu, chỉ thấy cung điện nguy nga tráng lệ, rượu ngon thức ăn ngon đầy khắp trong đó, hai người cùng nhau ăn uống xong đi ra. Xem thêm trong 《Hậu Hán Thư – Phương thuật truyền hạ – Phí Trường Phòng》.

Thi giải: là là một loại phương thức thăng thiên của Đạo gia. Trong《Hậu Hán Thư》có định nghĩa về thi giải như thế này: “Ngôn tương đăng tiên, giả thác vi thi dĩ giải hóa dã.” Đại ý là, một người tu đạo đên lúc tu thành và sắp rời đi, dùng một đồ vật biến hóa thành thi thể của mình, như thế người nhà sẽ không thấy kỳ lạ, cũng không làm kinh động đến con người thế gian. Theo cách nói của Đạo giáo trong 《Vân Cấp Thiết Thiêm, phương thức của thi giải “có hơn vạn” phương thức, ví như thủy giải, hảo giải, binh giải, trượng giải .v.v.

Ngoài ra, U thông: chỉ khả năng câu thông với thần linh.

Trong《Văn Tuyển – Ban Cố<U ThôngPhú>》Lý Thiện giải thích đầu đề: “Phú vân: nhìn thấy bóng người phảng phất. Sau đó câu thông với thần, cũng gọi là gặp thần.”

Còn những tên khác như manh đầu, đăng sao, hát thủy,.v.v., đọc lên có vẻ dễ, nhưng lại không hiểu. Nếu bạn hiểu được, thì xin hãy để lại lời nhắn chỉ giáo, xin cảm ơn.

Còn một việc rất thú vị nữa, chính là Tôn Ngộ Không chưa từng học “36 phép Thiên Cang”, 36 phép này được Trư Bát Giới học rồi. “36 phép Thiên Cang” là gì vậy?

Oát hoàn tạo hóa (xoay vòng tạo hóa), điên đảo âm dương (đảo lộn âm dương), di tinh hoán đẩu (thay đổi vị trí các sao), hồi thiên phản nhật, hoán vũ hô phong, chấn sơn hàn địa rung chuyển núi và mặt đất, giá vụ đằng vân (cưỡi mây), hoa giang thành lục (biến sông thành đất liền), tống địa kim quang(phóng ánh kim quang ra mặt đất, phiên giang giảo hải (đảo lộn khuấy lộn sông biển), chỉ địa thành cang (chỉ đất biến thành sắt), ngũ hành đại độn (tránh khỏi ngũ hành), lục giáp kỳ môn, nghịch tri vị lai (tính tóa trước được tương lai), tiên sơn di thạch(quất roi vào núi để di chuyển đá), khởi tử hồi sinh, phi thân thác tích (bay di không để lại dấu vết), cửu tức phục khí (điều tức phục hồi nguyên khí), dị xuất nguyên dương, giáng long phục hổ, bổ thiên dục nhật, thôi sơn điền hải (đẩy núi lấp biển), chỉ thạch thành kim (biến đá thành vàng), chính lập vô ảnh (đứng thẳng không để lại ảnh), thai hóa dị hình, đại tiểu như ý (lớn bé đều như ý muốn), hoa khai khoảnh khắc, du thần ngự khí, cach viên động kiến, hồi phong phản hỏa, chưởng ác ngũ lôi (nắm trong tay năm loại sấm), tiềm uyên túc địa, phi sa tẩu thạch, hiệp sơn chiêu hải, tát đậu thành binh (rắc hạt đậu biến thành binh), đinh đầu thất tiến (7 cây tiễn đầu đinh nhọn).”

Không có chút nào dễ hiểu phải không?

Điều này nói ra đây khiến bạn phải nhức đầu khi đọc nó. Cũng không giúp ích gì cho bạn phải không? Chúng tôi chỉ muốn nói rằng, Tu Phật tu Đạo là một việc vô cùng gian khổ và nghiêm túc phi thường. Người tu luyện theo sự chỉ dạy của Sư Phụ (qua những bài học trên) để đạt đến một sinh mệnh Siêu thường. Điều đó là có thực.

Biên Tập: Gia Cát Tạng Tạng

NTDTV, vietdaikynguyen


01 ý kiến dành cho ““72 phép biến hóa của Tôn Ngộ Không””

  1. Long Tran 23/10/2014

    Hay quá à, giờ mới biết .

    Reply

Ý kiến bạn đọc