Home » Bí ẩn thế giới, Khoa học, Tiêu Điểm » Khoa học phát hiện: Kết cấu đại não và vũ trụ giống nhau đến kinh ngạc

te bao

“Thời báo New York” đã đăng lên 2 bức ảnh, một bức ảnh là tế bào não của chuột (trái), bức ảnh còn lại là vũ trụ (phải). Thời kỳ đầu những tinh hệ trong vũ trụ đều có sự liên hệ tương hỗ, so với sự liên hệ tương hỗ của các nguyên tố thần kinh trong đại não, hầu như không có cách nào phân biệt được sự khác nhau trong 2 bức hình, tế bào đại não và toàn thể vũ trụ đều có một kết cấu giống nhau. (Ảnh từ Internet).

Nếu như có người nói với bạn đại não là một tiểu vũ trụ, vũ trụ là một đại não siêu cấp, bạn có thể lý giải được điều đó không? Bạn có tin không? Ngày 16 tháng 11 năm 2012, Tạp chí “Tự Nhiên” trong chuyên mục ‘Báo cáo kỹ thuật’ đã đăng tải một chương luận văn nghiên cứu, chứng minh rằng sự tăng trưởng của vũ trụ và sự sinh trưởng của tế bào đại não có quá trình và kết cấu hầu như giống hệt như nhau.

Không chỉ có vậy, biên tập viên tạp chí đồng thời là nhà văn Judith Hopper và chồng của cô là Dick Teresi đã cùng nhau viết ra tác phẩm “Vũ trụ 3 pound” (Three Pound Universe), trong đó so sánh bộ não người với một tiểu vũ trụ nặng 3 pound [khoảng 1.36 kg]. Tại trang 33 trong sách, có 2 bức hình, một bức là tầng bì của đại não, một bức là vật chất tối của vũ trụ, hai bức hình này giống nhau đến kinh ngạc; điều đó cho thấy đại não thật sự giống như một vũ trụ thu nhỏ, mà vũ trụ lại là một đại não quy mô lớn.

tang bi dai nao

Tại trang 33 trong sách “Vũ trụ 3 pound”, đăng một bức ảnh về tầng bì của đại não. (Ảnh từ Internet)

vat chat toi vu tru

Dùng kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii thu được hình ảnh vật chất tối của vũ trụ, bức ảnh này được đăng trong “Vũ trụ 3 pound” ở trang 33. (Ảnh từ Internet)

Những nghiên cứu này từ khi được phát hiện đến nay đã không ngừng được báo cáo và quan tâm, đây được dự đoán là một bước đột phá lớn trong lĩnh vực khoa học. Nếu những phát hiện này được chứng thực đầy đủ, nó sẽ hoàn toàn thay đổi nhận thức của mọi người về vũ trụ, cơ thể người, sinh mệnh và các mối quan hệ giữa con người và vũ trụ.

Mạng lưới không đồng nhất nhưng động lực sinh trưởng tương đồng

Báo cáo nghiên cứu của tạp chí “Tự nhiên” cho biết: Một số quy luật cơ bản chưa được biết có thể chi phối nhiều loại hệ thống, to hoặc nhỏ, từ các tín hiệu điện được truyền đi giữa các tế bào não, đến sự mở rộng của mạng lưới xã hội, cũng như sự giãn nở của vũ trụ. Một trong những tác giả của bài báo nghiên cứu, nhà vật lý học Đại học San Diego California – ông Dmitri Krioukov cho biết: “Tại các mạng lưới khác nhau, chẳng hạn như mạng máy tính, mạng xã hội và đại não, động lực sinh trưởng tự nhiên của chúng là như nhau”.

Các nhân viên nghiên cứu đã phát triển một chương trình mô phỏng máy tính, vũ trụ vào thủa sơ khai phân thành các đơn vị nhỏ nhất có thể, trong đó những thành phần định mức của các lạp tử của thời không các nguyên tử. Mô phỏng tất cả các lượng tử (hoặc nút điểm) liên kết với nhau thành một mạng rất lớn, trong đó có cả quan hệ nhân quả của mạng lưới thiên thể.

Thuận theo việc tiến hành mô phỏng, trong lịch sử của vũ trụ gia tăng ngày càng nhiều các thời không đơn nguyên, sự liên hệ [mạng lưới] của các vật chất trong tinh hệ do vậy cũng không ngừng tăng trưởng. Khi các nhân viên nghiên cứu lấy phương thức tăng trưởng của lịch sử vũ trụ và mạng lưới xã hội hoặc đại não để so sánh, họ phát hiện những mạng lưới này đều có phương thức khai triển tương tự với nhau: Họ sẽ điều chỉnh những nút điểm tương tự và mối quan hệ giữa các liên kết nút điểm với nhau.

Nghiên cứu còn phát hiện, các liên kết trong đại não có tính tổ chức rất cao, kết cấu của đại não giống như một mạng lưới dây đan xen trong thành phố, mà các tế bào thần kinh ở khắp mọi nơi.

Dmitri Krioukov cho biết: “Đối với các nhà vật lý, đây là một tín hiệu thời gian, nó có nghĩa là ở trong các hoạt động tự nhiên có một số điều mà nhân loại chưa từng biết”. Có lẽ trong số các mạng khác nhau, có một số quy luật chưa từng được biết tới đang chi phối hoạt động của họ. “Kết quả nghiên cứu đã nhắc nhở chúng ta rằng, có lẽ đã tới lúc bắt đầu cho việc đi kiếm tìm các quy luật này”.

Thuyết ảnh ba chiều và luận chứng về sự bất khả phân tính của vũ trụ

Thế kỷ 17, người phát minh ra vi tích phân, đồng thời là một nhà triết học, toán học, vật lý học nổi tiếng Leibniz (Gottfried Wilhelm Leibniz: 1646 ~ 1716), ông cho rằng, những sự vật “siêu tự nhiên” được dự đoán sẽ được tìm thấy và là thứ tạo ra vật chất trong thế giới này. Leibniz phát hiện ra phép tính vi tích phân đã góp phần giúp các nhà khoa học đưa ra lý thuyết ba chiều vào 200 năm sau. Một giáo sư vật lý lý thuyết, người từng làm việc chung với Einstein tại Đại học London, David Bohm (David Bohm:1917-1992) chính là cha đẻ của lý thuyết ba chiều hiện đại.

Vậy cái gì là thuyết ba chiều? Ví dụ một bức ảnh, trong đó có hình chân dung một người; Nếu chúng ta cắt tấm hình thành hai nửa, từ bất cứ nửa nào chúng ta đều có thể nhìn thấy bức chân dung hoàn chỉnh ban đầu; Nếu sau đó chúng tôi đã xé nó thành nhiều, nhiều mảnh, chúng ta vẫn có thể từ mỗi một mảnh nhỏ để xem bức hình đầy đủ. Một bức ảnh như vậy được gọi là một bức ảnh ba chiều.

Ý tưởng cốt lõi của lý thuyết ba chiều là vũ trụ không thể tách rời, là một chỉnh thể của những bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, bất kỳ một bộ phận nào cũng chứa đựng thông tin của chỉnh thể. Lý thuyết ba chiều dễ dàng giải thích các nguyên lý tác dụng của siêu khoảng cách. David Bohm đã giải thích rằng, các sự vật tồn tại độc lập mà chúng ta có thể thấy trong thực tế nó vốn tồn tại trong một chỉnh thể rất có trình tự và không thể tách rời. Cái tổng thể này cùng với sự phát triển của mỗi cá thể là đồng tồn. Do đó, vũ trụ là giống như một hình ba chiều khổng lồ, các bộ phận trong đó luôn bao hàm cả chỉnh thể, mà chỉnh thể lại bao hàm các cá thể. Mỗi một tế bào trong cơ thể người cũng tiềm ẩn (tín tức của) toàn bộ vũ trụ này.

Một người Hàn Quốc là Trịnh Nhuận trong cuốn sách “Hạt bụi nhỏ trong vũ trụ vô tận” – một cuốn sách về “lý thuyết phân hình vũ trụ” đã viết rằng, Leibniz đã phát biểu một tư tưởng được gọi là lý thuyết đơn tử (Monadology). Nó là một vũ trụ do vô số những đơn tử (monad) cấu thành, trong mỗi một đơn tử có một vũ trụ hoàn chỉnh. Trong một lạp tử nếu như quả thật có chứa một vũ trụ hoàn chỉnh, như thế, cái vũ trụ này cũng sẽ được tạo thành từ vô số các hạt nhỏ hơn, và trong mỗi hạt tử đó sẽ lại có những vũ trụ khác nhỏ hơn nữa.

Một nhà khoa học về thần kinh não tại Đại học Stanford là Karl Pribram khi nghiên cứu về những ký ức tồn trữ trong não, ông đã bị thu hút bởi các mô hình cấu trúc ba chiều. Qua rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những ký ức được tồn trữ không chỉ giới hạn trong một khu vực lưu trữ cụ thể, mà nó được phân tán trong não bộ. Trong một loạt các thí nghiệm mang tính lịch sử vào những năm 1920, nhà khoa học não Karl Lashley thấy rằng cho dù bất kỳ một bộ phận nào trong não chuột bị cắt bỏ, nó đều không ảnh hưởng đến ký ức, vẫn có thể học được các kỹ năng phức tạp như trước khi phẫu thuật.

Sau đó, trong những năm 1960, Pribram tiếp xúc với các khái niệm về nhiếp ảnh ba chiều, và ông tin rằng ký ức không phải được ghi lại trong các tế bào não, hoặc một nhóm các tế bào, mà là các mạch thần kinh ngang dọc trải khắp não bộ, như những tia Laser của hình ảnh được phân bố trên khắp bức ảnh ba chiều.

Học thuyết Phật Đạo, từ trước đã hé lộ những bí ảo của vũ trụ

Chopra Deepak là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 trên thế giới, cũng là một giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Duke, trong tờ báo “The Huffington Post” với bài “Bộ não của bạn cũng là một vũ trụ”, cũng đã sử dụng nghiên cứu này của tạp chí “Tự Nhiên”.

Chopra đề cập đến vũ trụ quan trong tôn giáo cổ xưa Ấn Độ – “bởi vì nó là nhỏ nhất, nên cũng là lớn nhất” (As is the smallest, so is the greatest). Chopra nói rằng, nếu chúng ta thừa nhận mỗi một hệ thống đều do các vòng phản hồi, các động thái cân bằng và tiếp diễn của các tổ chức vận động tự thân, như vậy sự hiểu biết của khoa học hiện đại ngày nay lại chính là sự quay trở lại tìm về những trí huệ từ cổ xưa.

Khi ngày càng nhiều vũ trụ thực sự được phát hiện và chứng thực, mọi người sẽ phát hiện điều mà Đạo gia nói: “Cơ thể con người là một tiểu vũ trụ” và điều trong Phật gia giảng: “trong một hạt cát, có tam thiên đại thiên thế giới” là một khoa học cao hơn. Và điều khiến người ta phải suy nghĩ thêm là, khi chưa có khoa học hiện đại từ hàng ngàn năm trước, những người trong giới tu luyện Phật Đạo làm thế nào để biết về những bí ảo của vũ trụ?

Kỷ Hiểu Minh

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề: , ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc