Home » Thế giới » Chiến hạm Trung Quốc – Đài Loan chạm trán nảy lửa
Hai khu trục hạm của Trung Quốc và Đài Loan vừa có màn chạm trán nảy lửa tại Trường Sa khi cả hai tàu đều trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Chiến hạm Trung Quốc – Đài Loan chạm trán nảy lửa

Hôm 20/7, tờ United Evening News xuất bản bằng tiếng Hoa ở Đài Loan cho biết một tàu Hải quân Đài Loan chở sinh viên và giảng viên đại học đã xanh mặt khi gặp một tàu quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông cách đây hơn tuần. Trong ảnh: Tàu Liễu Châu của TQ (trái) và tàu Thừa Đức của Đài Loan (phải)

Tàu của Đài Loan có tên Thừa Đức là tàu khu trục nhỏ thuộc lớp Lafayette còn tàu Trung Quốc sau đó đã được xác định là tàu khu trục gắn tên lửa dẫn đường Liễu Châu Type 054A. (Trong ảnh: Khu trục hạm lớp Lafayette)
Tàu của Đài Loan có tên Thừa Đức là tàu khu trục nhỏ thuộc lớp Lafayette còn tàu Trung Quốc sau đó đã được xác định là tàu khu trục gắn tên lửa dẫn đường Liễu Châu Type 054A. (Trong ảnh: Khu trục hạm lớp Lafayette)

Khu trục hạm Thừa Đức thậm chí phải phát cảnh báo và chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu tức là súng tháo bạt, đạn lên nòng. Tình hình căng thẳng cũng được cung cấp cho Cơ quan Quốc phòng tại Đài Bắc. Khu trục hạm Liễu Châu đã bỏ đi sau khi nhận được tín hiệu cảnh báo. (Trong ảnh: Khu trục hạm lớp Lafayette)
Khu trục hạm Thừa Đức thậm chí phải phát cảnh báo và chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu tức là súng tháo bạt, đạn lên nòng. Tình hình căng thẳng cũng được cung cấp cho Cơ quan Quốc phòng tại Đài Bắc. Khu trục hạm Liễu Châu đã bỏ đi sau khi nhận được tín hiệu cảnh báo. (Trong ảnh: Khu trục hạm lớp Lafayette)

Chiến hạm lớp La Fayette của Đài Loan có chiều dài 125 m, có lượng choán nước 3.600 tấn và có thể đạt tốc độ tối đa 46 km/h. Tàu có thủy thủ đoàn đầy đủ 141 người và có khả năng hoạt động độc lập trên biển 50 ngày.
Chiến hạm lớp La Fayette của Đài Loan có chiều dài 125 m, có lượng choán nước 3.600 tấn và có thể đạt tốc độ tối đa 46 km/h. Tàu có thủy thủ đoàn đầy đủ 141 người và có khả năng hoạt động độc lập trên biển 50 ngày.

Nguyên bản, các khinh hạm La Fayette được trang bị một pháo hạm 100 mm, 2 pháo 20 mm, 8 tên lửa diệt hạm Hsiung Feng 2 và một hệ thống phòng không Chaparral với 4 tên lửa tầm nhiệt Sidewinder có tầm bắn 10 km.
Nguyên bản, các khinh hạm La Fayette được trang bị một pháo hạm 100 mm, 2 pháo 20 mm, 8 tên lửa diệt hạm Hsiung Feng 2 và một hệ thống phòng không Chaparral với 4 tên lửa tầm nhiệt Sidewinder có tầm bắn 10 km.

Tuy nhiên để có thể đối phó được với những chiến hạm cỡ lớn của Trung Quốc, Đài Loan đã trang bị cho các tàu lớp La Fayette những vũ khí hạng nặng. Theo đó, tên lửa diệt hạm siêu thanh Hsiung Feng 3 sẽ thay thế cho người anh em Hsiung Feng 2. Hsiung Feng 3 dài 6,1 m, nặng 1,5 tấn và có đầu đạn nặng 181 kg.
Tuy nhiên để có thể đối phó được với những chiến hạm cỡ lớn của Trung Quốc, Đài Loan đã trang bị cho các tàu lớp La Fayette những vũ khí hạng nặng. Theo đó, tên lửa diệt hạm siêu thanh Hsiung Feng 3 sẽ thay thế cho người anh em Hsiung Feng 2. Hsiung Feng 3 dài 6,1 m, nặng 1,5 tấn và có đầu đạn nặng 181 kg.

Hsiung Feng 3 có tầm bắn tối đa 300 km và có thể đạt tốc độ tối đa 2.300 km/h. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường GPS và dẫn đường quán tính (INS) để tiếp cận mục tiêu và các bộ cảm biến để khóa và tấn công mục tiêu. Trong khi đó, Hsiung Feng 2 có kích thước nhỏ hơn, hệ thống điện tử lạc hậu hơn và tầm bắn chỉ đạt 160 km.
Hsiung Feng 3 có tầm bắn tối đa 300 km và có thể đạt tốc độ tối đa 2.300 km/h. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường GPS và dẫn đường quán tính (INS) để tiếp cận mục tiêu và các bộ cảm biến để khóa và tấn công mục tiêu. Trong khi đó, Hsiung Feng 2 có kích thước nhỏ hơn, hệ thống điện tử lạc hậu hơn và tầm bắn chỉ đạt 160 km.

Ngoài tên lửa diệt hạm Hsiung Feng 3, tàu lớp La Fayette được trang bị các tên lửa không mới Sky Sword II. Đây cũng là các tên lửa do Đài Loan tự sản xuất. Sky Sword II là loại tên lửa 203 mm, nặng 190 kg và có tầm bắn 100 km với hệ thống dẫn đường bằng radar. Loại tên lửa này được Đài Loan tự phát triển và đưa vào trang bị từ năm 1999 sau khi Mỹ từ chối cung cấp cho Đài Loan loại tên lửa AMRAAM.
Ngoài tên lửa diệt hạm Hsiung Feng 3, tàu lớp La Fayette được trang bị các tên lửa không mới Sky Sword II. Đây cũng là các tên lửa do Đài Loan tự sản xuất. Sky Sword II là loại tên lửa 203 mm, nặng 190 kg và có tầm bắn 100 km với hệ thống dẫn đường bằng radar. Loại tên lửa này được Đài Loan tự phát triển và đưa vào trang bị từ năm 1999 sau khi Mỹ từ chối cung cấp cho Đài Loan loại tên lửa AMRAAM.

Trong khi đó khu trục hạm Liễu Châu Type 054A được coi là chiến hạm mạnh nhất của Trung Quốc. Liễu Châu có lượng giãn nước 4053 tấn, chiều dài 134 m, rộng 15,2m, mớn nước 5m, thủy thủ đoàn 190 người. Tàu có thể đạt tốc độ 27 hải lý/h, hành trình liên tục 3.800 hải lý với tốc độ 18 hải lý/h, hoạt động liên tục trên biển 15 ngày.
Trong khi đó khu trục hạm Liễu Châu Type 054A được coi là chiến hạm mạnh nhất của Trung Quốc. Liễu Châu có lượng giãn nước 4053 tấn, chiều dài 134 m, rộng 15,2m, mớn nước 5m, thủy thủ đoàn 190 người. Tàu có thể đạt tốc độ 27 hải lý/h, hành trình liên tục 3.800 hải lý với tốc độ 18 hải lý/h, hoạt động liên tục trên biển 15 ngày.

Vũ khí diệt hạm chủ lực của tàu Liễu Châu là tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh C-803 (8 quả) với cụm 4 ống phóng bố trí chéo nhau giữa thân tàu. Đạn tên lửa C-803 dài 6-7m, trọng lượng phóng 850-1.200kg, đường kính thân 0,63m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 165kg.
Vũ khí diệt hạm chủ lực của tàu Liễu Châu là tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh C-803 (8 quả) với cụm 4 ống phóng bố trí chéo nhau giữa thân tàu. Đạn tên lửa C-803 dài 6-7m, trọng lượng phóng 850-1.200kg, đường kính thân 0,63m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 165kg.

Tên lửa C-803 lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (đưa tên lửa rời bệ phóng) và một động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu lỏng cho phép quả đạn đạt vận tốc tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh, trần bay 10-50m ở giai đoạn bay tiếp cận mục tiêu và khi cách mục tiêu 20km thì hạ xuống 5m.
Tên lửa C-803 lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (đưa tên lửa rời bệ phóng) và một động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu lỏng cho phép quả đạn đạt vận tốc tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh, trần bay 10-50m ở giai đoạn bay tiếp cận mục tiêu và khi cách mục tiêu 20km thì hạ xuống 5m.
Khu trục hạm Liễu Châu trang bị hệ thống HQ-16 do Trung Quốc sản xuất có tầm bắn tới 50km. Hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa đối không đặt ngay sau tháp pháo.
Khu trục hạm Liễu Châu trang bị hệ thống HQ-16 do Trung Quốc sản xuất có tầm bắn tới 50km. Hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa đối không đặt ngay sau tháp pháo.
Ngoài hệ thống tên lửa, khu trục hạm Liễu Châu còn trang bị 4 tổ hợp pháo phòng không tự động Type 730 tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm cực gần. Tổ hợp Type 730 trang bị pháo 7 nòng cỡ 30mm cho phép đạt tốc độ bắn 4.600-5.800 phát/phút, tầm bắn 3.000m.
Ngoài hệ thống tên lửa, khu trục hạm Liễu Châu còn trang bị 4 tổ hợp pháo phòng không tự động Type 730 tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm cực gần. Tổ hợp Type 730 trang bị pháo 7 nòng cỡ 30mm cho phép đạt tốc độ bắn 4.600-5.800 phát/phút, tầm bắn 3.000m.
Để tiêu diệt các mục tiêu dưới mặt nước, khu trục hạm Liễu Châu trang bị 2 cụm máy phóng rocket săn ngầm Type 87 cỡ 240mm (tầm bắn 1.200m) và 2 cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm Yu-7 (tầm bắn hơn 7km, xuyên sâu xuống mặt nước 400m). Ngoài ra, Liễu Châu còn được trang bị thêm trực thăng săn ngầm Z-9C đậu ở đuôi tàu.
Để tiêu diệt các mục tiêu dưới mặt nước, khu trục hạm Liễu Châu trang bị 2 cụm máy phóng rocket săn ngầm Type 87 cỡ 240mm (tầm bắn 1.200m) và 2 cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm Yu-7 (tầm bắn hơn 7km, xuyên sâu xuống mặt nước 400m). Ngoài ra, Liễu Châu còn được trang bị thêm trực thăng săn ngầm Z-9C đậu ở đuôi tàu.
 Theo tin datviet
Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc