Home » Chia sẻ » Khi thế giới toàn đàn ông

Ông Rob Brooks – Giáo sư chuyên ngành Sinh học Tiến hóa tại Đại học New South Wales (Úc), cho rằng việc lựa chọn giới tính thai nhi có thể dẫn đến một số hệ lụy cho xã hội trong tương lai.

[title]

Sự thiếu hụt phụ nữ ở Châu Á đang ngày càng trở nên trầm trọng. (ABC)

Tại Úc, áp lực đòi hỏi chính quyền cho phép các bậc cha mẹ áp dụng phương pháp thụ thai trong ống nghiệm (IVF) được phép lựa chọn giới tính thai nhi đang ngày một gia tăng.

Điển hình là một cặp vợ chồng ở thành phố Melbourne có ba con trai từng bị mất một cô con gái sau khi sinh đã áp dụng phương pháp chẩn đoán di truyền trước khi cấy bào thai (PGD) để đảm bảo họ sẽ có con gái.

Trước đây, các cơ sở y tế thực hiện phương pháp IVF thường chỉ chẩn đoán di truyền trước khi cấy phôi (PGD) trong trường hợp đứa con tương lai của các cặp vợ chồng thực sự có nguy cơ bị di truyền một số chứng bệnh như chứng loạn dưỡng cơ Duchenne. Phương pháp PGD giúp đảm bảo rằng họ chỉ cấy bào thai thuộc giới tính không bị di truyền căn bệnh này.

Tuy nhiên, cho tới năm 2005, nhiều bệnh viện Úc đã áp dụng phương pháp PGD để giúp những bậc cha mẹ có nhu cầu cân bằng tỉ lệ nam-nữ trong gia đình hoặc chọn giới tính cho trẻ. Hiện nay, việc làm này được coi là bất hợp pháp. Mặc dù vậy, khi các công nghệ lựa chọn giới tính mới như kỹ thuật phân loại tinh trùng ra đời, nhiều cơ sở thực hiện IVF đang vận động hành lang để chính phủ đề ra những quy định pháp lý đối với các phương pháp đó, nhất là đối với các gia đình có tiềm lực tài chính.

Những người theo thuyết tự do cho rằng nếu các bậc cha mẹ không sử dụng ngân sách chính phủ trong việc lựa chọn giới tính thì chính phủ không nên can thiệp vào quyết định của mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, các gia đình có đủ khả năng chi trả chi phí cho công nghệ lựa chọn giới tính thiên về lựa chọn con trai và việc mất cân bằng giới tính có thể dẫn đến một số hệ lụy cho xã hội. Hơn nữa, một số bằng chứng từ sinh học tiến hóa và ‘tấn bi kịch’ xảy ra trên diện rộng ở Châu Á đang được hé lộ là những minh chứng cho thấy Hội đồng Đánh giá Bệnh nhân tiểu bang Victoria, Úc đã đúng khi từ chối yêu cầu được lựa chọn giới tính thai nhi.

Đàn ông nghèo khó tìm vợ

Ở hầu hết mọi xã hội, số phụ nữ kết hôn vào các gia đình giàu có hơn nhiều hơn những người làm dâu tại các gia đình nghèo khó hơn. Do vậy, các cô gái sinh ra trong các gia đình giàu khó tìm chồng hơn anh/em trai của họ tìm vợ (bởi các cô gái có gia đình giàu có sẽ phải cạnh tranh với nhau và với cả những cô gái giàu hơn để kết hôn với số ít các chàng trai giàu có). Trái lại, các chàng trai trong các gia đình nghèo nhất sẽ rất khó có thể kết hôn so với các chị/ em gái của mình bởi có rất ít phụ nữ mong muốn kết hôn với những người đàn ông nghèo khổ.

Vào năm 1973, ông Bob Trivers, một người nghiên cứu thuyết tiến hóa, và sinh viên cao học Dan Willard đã nhận ra rằng theo thuyết tiến hóa, những bậc cha mẹ giàu có cần có nhiều con trai hơn con gái và các ông bố bà mẹ nghèo nên có nhiều con gái hơn.

Môn sinh học ở bậc trung học cho biết một phôi có tỉ lệ phát triển thành bé trai hay bé gái là 50:50. Tuy vậy, không phải tất cả mọi người đều nhận ra rằng trong những gia đình giàu và nghèo, tỉ lệ này thay đổi theo hướng ông Trivers và Willard dự báo. Trên thực tế, các tỉ phú có tỉ lệ trung bình con trai – con gái là 6/4. Những bà mẹ nghèo khổ và ít quyền lực có xu hướng có nhiều con gái hơn con trai.

Mặc dù thiên hướng này khá lạ lùng, tỉ lệ này thường cân bằng bởi số trẻ em trai ở các gia đình giàu có sẽ tương đương với số trẻ em gái ở những gia đình nghèo khó.

Vì vậy, con trai của những gia đình quá nghèo không có điều kiện chọn lựa giới tính cho con mình và trên hết là toàn xã hội sẽ phải ‘trả giá đắt’ cho sự lựa chọn này chứ không phải những người đưa ra quyết định chọn lựa giới tính cho trẻ. Trong khi những cậu con trai của các gia đình giàu có, được học hành tử tế không gặp mấy khó khăn khi tìm bạn đời thì những cậu con trai được sinh ra một cách tự nhiên của các gia đình nghèo sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi trong vấn đề này và sẽ tức giận bởi họ phải gánh chịu cái giá của công nghệ lựa chọn giới tính.

Bài học nhãn tiền từ Châu Á

Một số bằng chứng từ sinh học tiến hóa và ‘tấn bi kịch’ xảy ra trên diện rộng ở Châu Á đang được hé lộ là những minh chứng cho thấy Hội đồng Đánh giá Bệnh nhân tiểu bang Victoria, Úc đã đúng khi từ chối yêu cầu được lựa chọn giới tính cho đứa con tương lai của các bậc cha mẹ.

Tại Trung Quốc và tiểu lục địa Ấn Độ, tư tưởng ‘trọng nam khinh nữ’ đã ăn sâu vào nếp nghĩ cũng như văn hóa của người dân những nước này. Hơn nữa, chi phí cho phương pháp siêu âm chẩn đoán ngày càng thấp hơn và dễ dàng giúp cha mẹ nhận biết giới tính của bào thai. Do vậy, chính phủ Trung Quốc bị ám ảnh với chính sách một con và các bác sĩ thiếu lương tâm ở Ấn Độ đã cho phép nạo phá những thai nhi nữ. Ở vùng lãnh thổ Daman và Diu thuộc Ấn Độ, tỉ lệ bé trai/ bé gái là 141/100.

Thuyết tiến hóa cũng dự báo thảm họa sẽ xảy ra trong thập kỷ tới khi tại Trung Quốc và Ấn Độ, số lượng nam thanh niên ở độ tuổi kết hôn nhiều hơn khoảng 20 – 30% so với nữ thanh niên cùng tuổi. Ở nhiều loài động vật, khi số lượng con đực đông hơn, chúng thường cạnh tranh khốc liệt để ve vãn, giành giật và thậm chí ép buộc số con cái ít ỏi trong mùa giao phối. Hiện tượng này cũng sẽ xảy ra khi nguồn cung nam giới trong ‘thị trường hôn nhân’ vượt quá cầu.

Đặc biệt, đề mất cân bằng giới tính ở Ấn Độ đã trở nên cấp thiết cấp thiết trong giới thượng lưu tại các đô thị vì con trai những người giàu có khả năng kết hôn cao nhưng con gái họ không thể kết hôn với tầng lớp thấp hèn hơn do luật lệ về đẳng cấp. Vì vậy, những cô con gái nhà giàu phải cạnh tranh để tìm được chú rể phù hợp thông qua món quà hồi môn đắt đỏ.

Ngoài ra, trong báo cáo ‘Cảnh báo An ninh Châu Á khi dư thừa nam giới ’, các nhà nghiên cứu chính trị Valerie Hudson và Andrea den Boer cho rằng các tệ nạn như tội phạm, bạo lực, đánh bạc, ma túy, bắt cóc và buôn bán phụ nữ sẽ gia tăng ở những nơi có quá nhiều nam giới.

‘Bare branches’ là cách gọi trong tiếng Trung Quốc chỉ số nam giới dư thừa không thể lập gia đình và sinh con, lang thang như những khách trọ ẩn danh không có mối liên hệ hay ràng buộc với cộng đồng. Những mối quan hệ đó góp phần giúp ngăn chặn các hành vi bạo lực và chống xã hội. Nhiều thế kỷ bé gái bị giết hại đã dẫn đến một vài cuộc xung đột (đáng chú ý nhất là quân phiến loạn Nien) bùng lên do những dân phòng không có vợ. Hàng chục triệu nam giới dư thừa ở Châu Á ngày nay không chỉ đe dọa hòa bình và trật tự trong xã hội mà có thể gây phương hại tới tình trạng ổn định trong khu vực và trên toàn cầu.

Tấn bi kịch này sẽ bung ra trong một vài thập kỷ tới và lúc đó sẽ quá muộn để làm lại từ đầu. Đó chính là lý do tại sao Úc vẫn cần phải ngăn cấm việc lựa chọn giới tính thai nhi.

Mặc dù việc lựa chọn giới tính của khoảng 10 ngàn trẻ em sinh ra từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ở Úc mỗi năm là quá nhỏ so với tấn bi kịch thiếu hụt phụ nữ ở Châu Á, thậm chí nếu mỗi gia đình Úc đều áp dụng phương pháp này để sinh con trai thì số bé trai dư thừa chỉ là 5000 bé mỗi năm nhưng rõ ràng việc dư thừa nam giới vẫn có tác động tiêu cực đối với xã hội Úc. Nguyên nhân là do trong lịch sử nước này đã xảy ra nhiều vụ bạo lực liều lĩnh do nam giới say rượu, bia ở các thị trấn khai thác mỏ gây ra.

Theo bayvut

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc