Home » Kinh doanh » Biển Đông nhộn nhịp dàn khoan
Giàn khoan của Diamond Offshore Drilling (Mỹ) dự kiến sẽ chuyển đến Việt Nam vào tháng 11 tới với trị giá hợp đồng 340.000 USD.

Diamond Offshore Drilling (có trụ sở tại Houston, Texas, Mỹ) ngày 15/6 cho hay họ sẽ chuyển dàn khoan nước sâu Ocean Monarch từ Vịnh Mexico để phục vụ cho hoạt động thăm dò của BP ở ngoài khơi Việt Nam.

Giàn khoan Ocean Monarch dự kiến sẽ được chuyển đến Việt Nam vào tháng 11 này với hợp đồng trị giá khoảng 340.000 USD.


Giàn khoan Marine Oil 981 của Trung Quốc, trị giá khoảng 6 tỉ Nhân dân tệ, sẽ được đưa vào Biển Đông (IE)

Đây sẽ là giàn khoan thứ 3 rời vịnh Mexico kể từ sau thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico hồi tháng 4/2010, buộc ngưng hoạt động khai thác ở ngoài khơi bờ biển Mỹ.

Diamond cho biết hiện tại giàn khoan này vẫn đang phải hoàn thiện hợp đồng với Tập đoàn Dầu khí Marathon đến khoảng giữa tháng 8 tới. Giàn khoan này có khả năng khoan sâu đến hơn 3.000m.

Trong khi đó, hãng thông tấn Trung Quốc (THX) ngày 24/5 đưa tin, dàn khoan Marine Oil 981 đang trong quá trình thử nghiệm trên biển trước khi được triển khai vào tháng 7. Mặc dù thông tin không đề cập địa điểm cụ thể nơi Marine Oil 981 sẽ tiến hành khoan, nhưng nhiều người tin rằng đó sẽ là Trường Sa – quần đảo đã được Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Số tiền đầu tư để xây dựng giàn khoan Marine Oil 981 vào khoảng 6 tỉ Nhân dân tệ (923 triệu USD). Nhà thầu là Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc (CSSC) đã mất hơn 3 năm để hoàn thành. Được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, CNOOC 981 có thể chịu được những rung chấn do bão lớn gây ra.

Trong bản tin của mình, THX trích lời Chủ tịch CNOOC rằng, Marine Oil 981 “là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc” và rằng, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của Biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí vào tháng 7.

Marine Oil 981 thậm chí được mệnh danh là “tàu sân bay” bởi kích cỡ và thiết kế chuyên dụng nhằm đối phó với những cơn sóng mạnh của Biển Đông.

Trong một diễn biến có liên quan, Philippines cho biết sẽ ký hợp đồng khai thác tại 2 lô dầu trên Biển Đông với các công ty nước ngoài vào cuối tháng này.

Hai lô dầu này nằm trong số 15 lô ở vùng lãnh hải mà Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền, và gần nơi các tàu Trung Quốc quấy rối tàu thăm dò của Tập đoàn Năng lượng Forum Energy Plc (FEP) – đối tác của Philippines hồi tháng 3.

Phần lớn khu vực này do Tập đoàn khai khoáng Philex, có trụ sở tại Manila, sở hữu và FEP có kế hoạch khoan dầu ở đây.

Ngày 16/5, người phát ngôn Tổng thống Philippines cho biết, khu vực mà Philippines dự kiến khai thác là “phần rất quan trọng” trong kế hoạch cắt giảm nhập khẩu dầu của nước này.

Ngày 14/5, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đòan dầu khí Việt Nam cho biết: “Bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia là rất quan trọng, song theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ thì Tập đoàn cũng phải xây dựng được sự ổn định, một môi trường hòa bình với các nước trong khu vực.

theo bee

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc