Home » Thế giới, Tiêu biểu sideshow » Nguồn tạng để cấy ghép là một điều bí ẩn ở Trung Quốc
Thu hoạch tạng trên quy mô lớn ở Trung Quốc
Mỗi năm có 1,5 triệu người ở Trung Quốc cần ghép tạng, nhưng không có ai muốn hiến tạng. Điều này được thấy trong một nghiên cứu gần đây do tờ Tin tức Dương Tử buổi tối đưa tin. Sau một năm, một chương trình hiến tạng thử nghiệm ở thành phố Nam Kinh đã không có ai tự nguyện tham gia cả.

Một tin ngày 24/2 trên tờ báo này nói rằng Nam Kinh là một trong 10 thành phố được lựa chọn cho chương trình thử nghiệm năm 2010 do dân số 6,3 triệu người đang tăng lên nhanh chóng ở đây. Không chỉ không có ai tham gia năm ngoái, mà trong 20 năm qua chỉ có 3 trường hợp hiến tạng tự nguyện, bài báo nói.

Tờ Tin tức Bắc Kinh buổi tối cũng đưa tin hồi tháng 8 năm 2009 rằng: “Theo các thống kê chưa đầy đủ, kể từ những ca hiến tạng đầu tiên năm 2003, chỉ có 131 trường hợp hiến tạng từ những người bị chết từ năm 2003 cho đến tháng 5/2009.”

Các học viên Pháp luân công thỉnh nguyện cho hòa bình

Một trở ngại lớn

Tờ Tin tức Dương Tử buổi tối đã liệt kê một số ví dụ để cho thấy rằng những trở ngại lớn cho việc hiến tạng là do các phong tục và tâm lý truyền thống Trung Quốc.

Một ví dụ là một nam công nhân di cư bị chết tháng 10 năm ngoái do bị xuất huyết não. Các nội tạng của người đàn ông này ở trong tình trạng tốt, nhưng người này đã không đồng ý hiến tặng, và cũng không liên lạc được với gia đình của người này để xin phép kịp thời.

Các chuyên gia Chữ thập Đỏ ở tỉnh Giang Tô nói với tờ Tin tức Dương Tử buổi tối rằng theo mô hình của Mỹ, khi xin giấy phép lái xe người ta có thể biểu thị sự sẵn lòng hiến tặng thân thể của mình trong trường hợp bị chết bất ngờ. Nhưng phong tục văn hóa lâu đời khiến cho người Trung Quốc không muốn hiến tặng bất cứ phần thân thể nào của họ. Tai nạn giao thông là một điều cấm kỵ đặc biệt: việc hỏi các câu hỏi về cái chết và hiến tạng trước khi lấy giấy phép lái xe bị coi là điều xui xẻo.

Một ví dụ nữa được nêu lên trong bài báo là một người phụ nữ đến từ vùng nông thôn Yangzhou bị ốm và sẵn lòng hiến các tạng của mình. Nhưng bố mẹ cô đã kiên quyết phản đối và đưa thi thể của cô trở về quê.

Nguồn tạng

Theo Chen Shi, giám đốc Hội Ghép tạng thuộc Hiệp hội Y học Trung Quốc, vào khoảng cuối năm 2005 Trung Quốc đã tiến hành hơn 74000 ca ghép thận, hơn 10000 ca ghép gan, và hơn 4000 ca ghép tim.

Nhưng cũng có các con số trôi nổi cao hơn. Zheng Shusen, chủ tịch của Bệnh viện Liên kết số 1 của Trường Y thuộc Trường Đại học Chiết Giang và là thành viên của Viện hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc, nói hồi tháng 9 năm 2008 tại một hội nghị rằng, “Đã có 140000 người nhận ghép gan có thể tiếp tục sống do được ghép gan, tăng 10000 ca mỗi năm.”

Chính quyền Trung Quốc cũng đã kể những câu chuyện khác nhau về nguồn gốc của tạng. 30 năm trước đây các bác sĩ Trung Quốc đã điều trần tại Liên Hợp Quốc rằng chính quyền đã lấy cắp tạng của các tù nhân bị tử hình. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phủ định điều này.

Vào tháng 7 năm 2005, Thứ trưởng Y tế Trung Quốc Huang Jiefu đã thừa nhận lần đầu tiên tại Hội nghị Ghép gan Thế giới rằng hầu hết tạng được ghép ở Trung Quốc đến từ các tù nhân bị tử hình.

Theo tổ chức Ân xá Quốc tế thì có ít nhất 1718 người đã bị tử hình ở Trung Quốc năm 2008, một con số ít hơn nhiều so với số ca ghép tạng.

Còn có những lời giải thích rùng rợn hơn nữa. Vào giữa năm 2006 một cuộc điều tra của cựu nghị sĩ Canada David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas đã kết luận rằng phần lớn các ca ghép tạng ở Trung Quốc là do thu hoạch tạng từ các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công. Nếu đúng như vậy, thì những hành động bị cáo buộc sẽ là “một hình thức tà ác mà chúng ta chưa từng thấy trên hành tinh này,” họ nói.

Trong cuộc điều tra của mình họ lưu ý rằng nguồn tạng cho 41500 ca cấy ghép trong 6 năm từ 2000 đến 2005 là không thể giải thích được theo số liệu của chính quyền, và rằng lời giải thích khả dĩ duy nhất là rằng những tạng đó đã được thu hoạch từ các học viên Pháp Luân Công.

LHQ đã yêu cầu chính quyền Trung Quốc trả lời về những lời cáo buộc này, nhưng đã không có câu trả lời xác thực nào.

Li Ming

The Epoch Times

Chuyên đề: ,

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc